BOT “chặn ngõ, bó chân”, có hay không lợi ích nhóm?

BOT “chặn ngõ, bó chân”, có hay không lợi ích nhóm?

Dương Thị Thu
Thứ 3, 31/10/2017 | 17:17
0
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé nêu lên trước Quốc hội về việc cử tri và nhân dân bức xúc khi nhiều tuyến đường vừa đi vào khai thác chưa đầy năm đã xuất hiện ổ voi, ổ trâu, các dự án BOT “chặn ngõ, bó chân”.

Tiếp tục phiên làm việc chiều nay 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước…

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre) đã có tranh luận về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ mà nhiều ĐBQH đã đề cập trước đó.

“Cần có sự chia sẻ với Chính phủ. Vấn đề kinh tế-xã hội liên quan đến trách nhiệm của cả cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Cơ quan hành pháp có trách nhiệm trực tiếp tạo ra xung lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng các cơ quan khác không thể đứng ngoài cuộc”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.

Xã hội - BOT “chặn ngõ, bó chân”, có hay không lợi ích nhóm?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. (Ảnh: Quochoi.vn).

 “Tôi đơn cử, Quốc hội, ĐBQH có vai trò, trách nhiệm gì trong các vụ việc mà dư luận bức xúc như vụ xẻ thịt Sơn Trà, phá rừng Phú Yên… hay là việc tăng nhanh chóng số lượng phân bón từ 7.000 loại lên 14.000 loại từ kỳ họp thứ 2 cho đến nay. Qua 2 kỳ họp, số lượng phân bón tăng gấp đôi, vậy người dân lại rơi vào ma trận phân bón.

Tiếp xúc cử tri, người dân vô cùng bức xúc về phân bón giả, kém chất lượng. Người dân làm sao phân biệt được 14.000 loại phân bón. Chúng ta có trách nhiệm gì chưa? Cơ quan dân cử đã làm tốt vai trò giám sát, thực hiện chính sách pháp luật của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương để xảy ra nhiều vụ việc phức tạp về kinh tế-xã hội hay chưa? Giá trị của việc giám sát như thế nào”, vị ĐBQH đoàn Bến Tre đặt vấn đề.

“Có một số việc tôi cảm giác như chìm xuồng, ví dụ như vụ phân bón giả ở công ty Thuận Phong (Đồng Nai), chúng ta cứ lờ lững mãi mà không thấy các đoàn ĐBQH lên tiếng; hay các vụ xâm hại tình dục như cháu bé 1 tuổi ở Thủ Đức, TP.HCM…”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Xã hội - BOT “chặn ngõ, bó chân”, có hay không lợi ích nhóm? (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé. (Ảnh: Quochoi.vn).

 ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang) cho biết, cử tri vùng đồng bằng sông Cửu Long vui mừng vì đã không còn cảnh “qua sông phải lụy con đò” như trước đây. Tuy nhiên, trong điều kiện liên kết phát triển vùng như hiện nay, hạ tầng giao thông tại khu vực còn nhiều khó khăn.

“Việc quan tâm, đầu tư hạ tầng giao thông còn rất hạn chế. Ví dụ: Tuyến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đã được Chính phủ khóa trước khởi công nhưng đến nay vẫn im hơi lặng tiếng; cầu Vàm Cống (bắc qua sông Hậu nối tỉnh Đồng Tháp với TP.Cần Thơ) sắp đưa vào sử dụng và kết nối với Quốc lộ 80 mới, nhưng Quốc lộ này vẫn chưa xây dựng; đường Hồ Chí Minh qua đồng bằng sông Cửu Long hiện còn một đoạn là huyện Gò Quao đến Bình Thuận chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư trong khi cả đoạn đã hoàn thành… Một loạt dự án đầu tư theo kiểu đứt đoạn như vậy thử hỏi có lãng phí không?”, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé trăn trở.

Bà cũng nêu thực trạng: “Chất lượng đầu tư một số dự án quá kém, như Quốc lộ 61 qua Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang đã xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đoạn qua Kiên Giang đưa vào khai thác chưa đầy năm đã nhiều ổ voi, ổ trâu…

Người dân muốn đi ra ngoài vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có con đường độc đạo là Quốc lộ 1A, nhưng các dự án BOT lại chặn ngõ, bó chân.

Tôi không phê bình hình thức đầu tư BOT vì điều kiện kinh tế còn khó khăn, xã hội hóa là cần thiết, nhưng với cách làm chưa thuận lòng dân. Không thể nào chỉ đầu tư sửa chữa chắp vá đôi chút lại lắp trạm, hoặc qua phà Vàm Cống (nằm trên Quốc lộ 80, nối liền 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang), người dân trên tuyến Quốc lộ 80 chỉ tham gia vào đoạn đường BOT vài trăm mét mà phải đóng mấy chục ngàn đồng mới xuống phà. Người dân đặt câu hỏi có hay không lợi ích nhóm?”.

17 dự án BOT chậm tiến độ, dư nợ hơn 8.000 tỷ đồng

Thứ 5, 26/10/2017 | 15:53
Theo báo cáo của UBTV Quốc hội, tính đến nay, có 17 dự án bị chậm tiến độ với tổng số tiền cam kết cấp tín dụng là hơn 18.260 tỷ đồng, dư nợ đến 31/12/2016 là 8.603 tỷ đồng.

Kiến nghị giảm phí hơn 62 năm tại 22 dự án BOT

Thứ 2, 23/10/2017 | 15:15
Sau thời gian kiểm toán 22 dự án BOT, Kiểm toán Nhà nước khẳng định phải giảm thời gian thu phí hơn 62 năm tại 22 dự án giao thông, tương ứng giảm doanh thu hơn 22.000 tỷ đồng.

Vạch "lợi ích nhóm" phát sinh khi chỉ định thầu dự án BT, BOT

Chủ nhật, 22/10/2017 | 08:00
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi các cơ quan ban, ngành Trung ương về kiến nghị cơ chế thực hiện phương thức xã hội hóa đầu tư theo hình thức BT, PPP và BOT.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.