Cảnh báo 5 nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Cảnh báo 5 nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Thứ 3, 09/10/2018 | 11:07
0
Bố mẹ nào cũng có niềm kiêu hãnh, và tự hào về con cái nên khi biết con chậm phát triển trí tuệ là một cú sốc rất lớn đối với họ. Buồn phiền và cảm thấy tự ti khi con mình chậm phát triển so với những đứa trẻ khác. Nguyên nhân là do đâu?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là như thế nào?

Chậm phát triển trí tuệ hay con gọi là thiểu năng trí tuệ, đặc trưng bởi trí thông minh dưới mức bình thường (IQ<75). Trẻ có một số giới hạn về chức năng não bộ và thiếu những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như giao tiếp, tư duy logic, hành xử xã hội…

Sức khỏe - Cảnh báo 5 nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển có 4 mức độ:

  • Chậm phát triển mức độ nhẹ:

Chiếm khoảng 80% trong số các trẻ chậm phát triển được phát hiện.

IQ 50 – 75, có thể đi học bình thường, nhưng cần kèm cặp và rèn luyện nhiều.

Trẻ hạn chế về kỹ năng viết và đọc, không thể tự đưa ra quyết định.

Mất tương đối thời gian để học các kỹ năng bình thường như giao tiếp ứng xử, nhưng nếu phương pháp dạy đúng cách, trẻ sẽ có những tiến bộ đáng kể và có thể tự chăm sóc cũng như sống tự lập khi trưởng thành.

  • Chậm phát triển mức độ trung bình:

IQ 35 – 55, trẻ khá chậm, tuy nhiên trẻ cũng có thể thực hiện một số công việc đơn giản nếu như được hướng dẫn.

Khả năng đọc và viết thì cần phải can thiệp nhiều hơn so với trẻ ở mức độ nhẹ.

Gặp khó khăn khi phải tự chăm sóc, hay tự lập một mình.

  • Chậm phát triển mức độ nặng:

Tỷ lệ trẻ ở mức độ này tương đối nhỏ (3 – 5%). Tuy nhiên không phải là không đáng lo ngại. IQ 20 – 40.

Trẻ có thể học một số kỹ năng cơ bản về hành vi cũng như khả năng ứng xử, nhưng cần sự nỗ lực và kiên trì rất nhiều từ các bậc phụ huynh. Bởi lúc này trẻ có mức độ nhận thức rất chậm, cần phải tác động và lặp đi lặp lại rất nhiều lần trẻ mới có thể thực hiện được.

Không thể sống tự lập, cần có sự giám sát.

  • Chậm phát triển đặc biệt (rất nặng):

IQ <25, chiếm 1 – 2%. Trẻ có thể giao tiếp nhưng rất khó để hiểu ra vấn để trẻ định nói, cần có sự hỗ trợ, chăm sóc của người khác.

sao trẻ chậm phát triển trí tuệ?

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm phát triển ở trẻ vẫn chưa được công bố chính thức. Theo một số nghiên cứu khoa học, các yếu tố dưới đây được coi là đóng vai trò cộng hưởng dẫn tới tình trạng này ở trẻ.

Yếu tố di truyền

Khoảng 25 – 30 % các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ chậm phát triển là do yếu tố di truyền. Trẻ nào có bố mẹ có những bất thường về não bộ hay hệ thần kinh nguy cơ cao hơn các trẻ khác.

Những bất thường về rối loạn chuyển hóa mà bố mẹ gặp phải có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Vấn đề bệnh lý hay thói quen tiêu cực của người mẹ trong quá trình mang thai

3 tháng đầu trong thời kỳ thai sản đặc biệt quan trọng, bởi đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ trong bào thai của mẹ. Với những bà mẹ có tiền sử dụng ma túy hay nghiện rượu bia, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Sức khỏe - Cảnh báo 5 nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ (Hình 2).

Mẹ sử dụng rượu bia trong quá trình mang thai

Khi mang thai, sức đề kháng của người mẹ tương đối yếu, dễ dàng mắc phải các bệnh virus (rubella), nhiễm ký sinh trùng (giun móc) dẫn tới những ảnh hưởng đáng kể tới thai nhi.

Các hậu quả của bệnh cao huyết áp có thể làm rối loạn lưu lượng máu và dinh dưỡng nuôi thai, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.

Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ nên thai nhi có thể gây những dị tật bẩm sinh về chức năng não bộ và hệ thần kinh.

Bệnh tật và những chấn thương

Trẻ em là đối tượng tương đối nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại lai. Trong các mức tháng hay tuổi nhất định trẻ cần được tiêm chủng và phòng ngừa các bệnh do virus gây ra như sởi, thủy đậu, quai bị, viêm não… Nếu không được phòng ngừa đúng cách và chữa trị đúng đắn thì trẻ có thể dẫn tới tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Ba mẹ cần chú ý về thời điểm tiêm phòng cho trẻ để giảm thiểu nguy cơ trẻ chậm phát triển xuống mức thấp nhất có thể.

Bại não hay chấn thương sọ não (do tai nạn), bệnh Down cũng có thể khiến não bị tổn thương.

Môi trường

Môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng là yếu tố nguy cơ chậm phát triển ở trẻ.

Môi trường tâm lý: Trẻ sống trong tình trạng thiếu thốn tình thương, thường xuyên bị bạo hành.

Sức khỏe - Cảnh báo 5 nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ (Hình 3).

Bạo hành trẻ em khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chế độ dinh dưỡng

Sự phát triển của não bộ liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Khi nhu cầu về những chất cần thiết cho những hoạt động bình thường của não bộ không được đáp ứng một cách đầy đủ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí tuệ của trẻ.

Khi nào trẻ được coi là chậm phát triển trí tuệ?

Trẻ được coi là chậm phát triển trí tuệ khi có những dấu hiệu hay biểu hiện sau đây:

  • Chậm vận động: Lẫy, bò, ngồi, đi…
  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Nói ít, nói chậm, nói khó khăn…
  • Chậm chạp, kém linh hoạt, tư duy không logic.
  • Học tập khó khăn.

Đừng buồn phiền hay cảm thấy tự ti khi con chậm phát triển trí tuệ

Không có mong muốn gì hơn, sinh con ra chỉ mong con lớn lên và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Nếu không may con chậm phát triển trí tuệ cũng đừng buồn phiền hay cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Ba mẹ hãy:

  • Gần gũi và chơi với trẻ nhiều hơn, từ những trò chơi đơn giản nhất.
  • Chia nhỏ công việc thành những mẩu nhỏ để trẻ có thể tiếp thu và hoàn thiện.
  • Lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ tập thành thói quen.
  • Kể chuyện cho con nghe hàng ngày.
  • Không được đặt quá nhiều áp lực cho con.
Sức khỏe - Cảnh báo 5 nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ (Hình 4).

Can thiệp và điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là một hành trình dài. Trong đó vai trò của ba mẹ và gia định luôn luôn đặt lên ở vị trí hàng đầu bởi không có ai thương con, xót con, mong muốn cho con tương lai tốt nhất bằng bố mẹ. Kiên trì và nỗ lực có thể làm nên những điều tưởng chừng như không thể. Đã có những ông bố, bà mẹ làm được thì tại sao mình lại không. Hãy tham khảo kinh nghiệm của họ để trang bị cho mình những thông tin cần thiết khi bắt đầu hành trình nhé bố mẹ.

Nếu còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc trong quá trình tìm hiểu, các mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được hỗ trợ các mẹ nhé.

Thông tin hữu ích:

Não bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ở trẻ nhỏ vậy nên việc bổ sung sản phẩm bổ não hỗ trợ phát triển trí tuệ là điều cần thiết cho trẻ đặc biệt cần thiết với các trẻ rối loạn phát triển trí tuệ. Hiện nay, Vương Não Khang là sản phẩm đã được Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và ghi nhận kết quả hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực:

► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu

► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.

► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.

► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ

Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 (959) – 2015.

Kim Thoa

Trẻ chậm nói có kém thông minh không? – Giải đáp bất ngờ

Thứ 4, 03/10/2018 | 11:32
Theo thống kê, trẻ chậm biết nói là tình trạng cực kỳ phổ biến. Cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ bị chậm nói, và trong hầu hết các trường hợp – đây không phải là dấu hiệu cho thấy trẻ kém thông minh.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tự kỷ ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý

Thứ 7, 01/04/2017 | 10:01
Bệnh tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, tăng khả năng tái hòa nhập cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.

Mức độ nguy hiểm của huyết áp cao và giải pháp ổn định từ Định Áp Vương

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:00
Huyết áp cao là một tình trạng nguy hiểm, được mệnh danh là "kẻ sát nhân thầm lặng" bởi nó âm thầm tấn công các cơ quan và dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng.

Đồng Nai: Chuyển đổi số ngành y để phục vụ người dân tốt hơn

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:01
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân.

Tp.HCM: Nhiều phòng khám bị xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:31
Nhiều phòng khám tại Tp.HCM bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động khám chữa bệnh.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Nhiều phòng khám bị xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:31
Nhiều phòng khám tại Tp.HCM bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động khám chữa bệnh.

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Đồng Nai: Chuyển đổi số ngành y để phục vụ người dân tốt hơn

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:01
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.