Chợ báo Sài Gòn trước và sau 1975

Chợ báo Sài Gòn trước và sau 1975

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Chợ bắt đầu họp từ 5h sáng, bán mua với khoảng 30 nhãn báo ngày, trên 50 báo tuần, tạp chí chuyên ngành đủ loại.

Khái niệm chợ được giải nghĩa đơn giản, là nơi tụ hội có kẻ bán người mua, thì báo chí cũng có chợ theo cái nghĩa đơn giản này. Báo chí cũng đã từng có chợ đầu mối, sinh cùng thời và tương tự như các chợ đầu mối Cầu Muối hay chợ đầu mối Bình Tây.

Kinh doanh - Chợ báo Sài Gòn trước và sau 1975

Đường phố Sài Gòn thập niên 60 của thế kỷ trước

Chợ đầu mối báo Sài Gòn trước năm 1975, ban đầu hình thành bên lề đường con phố ngắn Phan Văn Hùm (nay là Nguyễn Thị Nghĩa). Chợ đấu lưng với ga xe lửa cũ (nay là Công viên 23- 9). Chợ bắt đầu họp từ 5 giờ sáng, bán mua với khoảng 30 nhãn báo ngày, trên 50 báo tuần, tạp chí chuyên ngành đủ loại. Ngoại trừ 5-10 nhãn báo không nhập thị, vì họ chỉ in vài chục tờ để nạp bản cho cơ quan thông tin lấy giấy phép mua “bông” giấy báo giá chính thức, đem bán lại cho các nhãn báo có số lượng phát hành lớn, hưởng chênh lệch. Số phát hành lớn thì cũng chỉ đến 200.000 bản là tối đa, còn còn bình thường thì là 10.000 đến 30.000 tờ.

Thời xưa, các phát hành viên của mỗi báo sau giờ phát hành là 5 giờ sáng, (sau đó có thời 2 giờ chiều), họ chở báo bằng xe chuyên dùng đến chợ. Các tổng đại lý nhận rồi phân phối cho các đại lý bán lẻ theo số lượng đã đăng ký trước. Các đại lý dùng xe đạp hay xe gắn máy thồ báo về sạp trong thành phố. Bên cạnh còn có đại lý các tỉnh nhận báo gửi theo xe đò hay gửi máy bay. Tất cả đều diễn ra dưới hình thức ký gửi.

Báo bán được tới đâu thanh toán tới đó với nội thành, còn báo tỉnh thì mua đứt bán đoạn. Báo nội thành ế được trả lại cho chủ báo, nên mới có chuyện, gọi là “báo nhúng mực”. Báo trả trước khi nhập kho đều nhúng mực một đầu, để tránh tình trạng, báo ế được tuồng trở ra, để trả lại lần nữa ăn gian tiền đã bán. Bán “bông” giấy và “báo nhúng mực” và “đọc báo cọp”- tức đứng tại sạp coi hay mướn về nhà coi xong trả lại - là 3 tệ nạn trong chợ báo cũ.

Đến thập niên 60 thì chợ báo được dịch qua góc đường Phạm Hồng Thái, rộng hơn và bề thế hơn. Đó cũng là thời điểm sản phẩm báo chí được nâng cấp, có nhiều thông tin kinh tế xã hội, nhiều truyện chưởng- đặc biệt là của Kim Dung cùng nhiều tiểu thuyết kỳ tình hấp dẫn. Vì thế đã có một số báo được nội thành mua đứt bán đoạn.Thời gian đó người phát báo được gọi chính danh là “nhân viên phát hành báo” mà trước kia họ chỉ được gọi “người đếm báo”.

Vào thời kỳ sau năm 1975, nhất là sau thời kỳ đổi mới, hình thức báo chí ấn loát đẹp. Báo tới tay độc giả qua hệ thống phát hành, như dịch vụ phát hành của bưu điện, Công ty cổ phần Fabaco, Công ty Thiên Phát. Tại TP.Hồ Chí Minh có khoảng 10 đầu mối tư nhân, chuyên lo phát hành cho một số nhãn báo, thường là báo bán chạy, theo kinh tế thị trường.

Do cùng một lúc có hai hệ thống phát hành, một của các đơn vị kinh doanh lớn, một của tư nhân, nên chợ báo diễn ra khác nhau. Các đơn vị lớn thì tập trung lượng báo về đơn vị rồi phân phối, phần lớn là đi các đại lý ở xa. Nhóm tư nhân thì họ cơ động chực chờ tại các tòa soạn, đóng tiền trước, lấy báo rồi điều về một số tuyến điểm. Đây cũng tạm gọi như chợ đầu mối vùng. Ví như điểm Lý Chính Thắng dành cho tiểu vùng quận 3-Phú Nhuận-Gò Vấp, tuyến Bà Hạt dành cho tiểu vùng quận 10, 11, Tân Bình hay điểm Nguyễn thị Minh Khai dành cho tiểu vùng quận 1, 4, Bình Thạnh… Các đại lý bán lẻ tụ hội tại điểm để sẵn tiền nạp, nhận báo và tháo chạy nhanh. Bên cạnh phát hành qua 2 hệ thống tiểu và đại qui mô này, các báo còn có cách bán báo hộ tư nhân thông qua bưu điện cho khách đặt mua dài hạn.

Để có một vài so sánh về chợ báo Sài Gòn trước và sau thời 1975, thì báo chí cũ tuy đa số là báo tư nhân, nhưng lại do quốc doanh làm tổng đại lý phát hành –dưới sự kiểm soát của Tổng nha Cảnh sát. Cảnh sát lo phát hành báo là còn để theo dõi, khống chế những báo thân Cộng hay các phe đảng chống đối. Trong khi báo chí cách mạng hiện nay, trên nguyên tắc hầu hết là báo công, nhưng lại do tư nhân phát hành rất mạnh, rất hiệu quả kinh tế, vì những đơn vị công chuyên trách phát hành có nhiều vướng mắc thủ tục không nhanh nhạy bằng tư nhân. Một so sánh đảo chiều đáng mừng hơn là chợ báo Sài Gòn cũ bán ở thành phố là 85%, chỉ có 15% về đến nông thôn, nay thì tỷ lệ là 50/50.

Vũ Xuân An


Cùng chuyên mục

OCB báo lãi trước thuế 1.214 tỷ đồng quý I/2024, nợ xấu lên mức 2,87%

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Tổng nợ xấu của OCB tại thời điểm cuối tháng 3/2024 là 4.340 tỷ đồng, tăng 11,16% so với tổng nợ xấu 3.904 tỷ đồng hồi cuối năm 2023.

Công ty cổ phần Sông Ba “khai tử” dự án thủy điện Krông H’Năng 2

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:06
Sau 15 năm được cấp Giấy phép chứng nhận đầu tư, dự án này vẫn chưa thể thực hiện nên doanh nghiệp quyết định "khai tử".

15 ngân hàng tăng lãi suất trong tháng 4: Lãi suất huy động đang tăng trở lại

Chủ nhật, 28/04/2024 | 21:38
Lần đầu tiên trong 1 năm, lãi suất huy động ngân hàng đã quay đầu tăng tại nhiều nhà băng. Có tới 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4.

Hyundai, Kia bắt tay với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc phát triển công nghệ xe tự lái

Chủ nhật, 28/04/2024 | 21:12
Thông qua sự hợp tác chiến lược với Baidu, Hyundai và Kia muốn thiết lập hệ sinh thái cho ô tô được kết nối tại thị trường Trung Quốc.

Gửi 42.600 tỷ đồng ở ngân hàng, PV Gas mang về 436 tỷ đồng tiền lãi

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:39
Hơn 46% tài sản của PV Gas nằm ở khoản tiền, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn với 42.613 tỷ đồng. Đây cũng là quý ghi nhận lượng tiền nắm giữ cao kỷ lục của DN.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.