Chuyện có thế mà mãi không làm

Chuyện có thế mà mãi không làm

Hoài Nam
Thứ 5, 25/01/2024 | 14:07
5
Những chuyện theo kiểu “có thế thôi mà người ta nhất định không làm” thật ra nhiều lắm, không thể nói hết trong một bài báo nhỏ.

Tôi từng có một bài viết đăng trên tạp chí điện tử nguoiduatin.vn năm 2023, về việc kiểm duyệt nghệ thuật ở nước ta, trong đó nói nhiều chuyện, nhưng có một chuyện mà tôi để, bây giờ mới nói. Để, không phải là vì tâm lý muốn “đầu cơ”, muốn “găm hàng”, mà vì thấy mãi vẫn thế, chuyện đơn giản có thế mà người ta cứ mặc đấy, nhất định không làm.

Ấy là chuyện cách đây dăm bẩy năm, nếu có người còn nhớ, đã khiến một ông Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, phải bay chức. Thoạt tiên thì không có gì to tát: một đơn vị sản xuất băng đĩa hay tổ chức biểu diễn ca múa nhạc gì đó gửi đơn đến Cục để xin được cấp giấy phép, theo đúng quy định.

Trong danh sách ca khúc họ đưa lên để cơ quan quản lý ký, đóng dấu cho phát hành có bài “Con đường xưa em đi”, thơ của Hồ Đình Phương, Châu Kỳ phổ nhạc, và bốn bài khác nữa, đã bị cơ quan quản lý nhà nước “gạch tên”, với lý do nghe nói là để “chờ xác minh thêm về vấn đề tác giả và ca từ”.

Cái oái oăm là ở chỗ: bài hát này, vốn là nhạc miền Nam Việt Nam trước năm 1975, nhưng từ trước vẫn được cấp phép một cách bình thường, vì thật ra nó... chẳng có vấn đề gì cả. Nay lại bị “gạch tên”, thì khiến cho người ta thấy lạ.

Khi báo chí các nơi chất vấn, một chuyên viên trong Cục lại đổ thêm dầu vào lửa bằng một câu, đại loại: “Trong bài hát này có mấy chữ “chiến trường anh bước đi”, thế ai bước đi và nó là cái chiến trường nào?”.

Vậy là, thiên hạ suy diễn, bài “Con đường xưa em đi” đã bị nhà đương cục đưa vào diện... bài hát không được cấp phép.

Sự việc trở nên ầm ĩ, đến mức Bộ Văn hóa phải ra quyết định yêu cầu Cục nghệ thuật biểu diễn rút lại quyết định nói trên. Thế là, dường như để thể hiện sự chân thành của nhà quản lý, lãnh đạo Cục nghệ thuật biểu không những chấp hành ngay, mà còn công bố luôn một danh sách mấy trăm bài hát Việt Nam trước năm 1975 thuộc vào diện “có thể sử dụng mà không cần phải xin cấp phép”.

Lại thêm một cái oái oăm nữa: trong danh sách này có cả những bài hát cách mạng rất nổi tiếng, nhất là bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao, tức Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946.

Dư luận như sôi lên: Quốc ca là tài sản của đất nước, của toàn dân, mà lại còn phải được mấy ông đồng ý cho vào diện sử dụng không cần xin phép nhà quản lý à? Cứ sôi lên mãi, rốt cuộc, ông Cục trưởng, người ký quyết định, bị buộc phải điều chuyển sang làm công việc khác, kém oai hơn.

Tất cả những chuyện ấy lẽ ra đã không xảy ra nếu ngay từ đầu người ta (Bộ Văn hóa-Thểthao-Du lịch) làm cái việc này: công bố dứt khoát một danh sách những bài hát trước năm 1975 không được cấp phép biểu diễn hoặc thu thanh để phát hành băng đĩa.

Dĩ nhiên rồi cũng sẽ gây tranh cãi, nhưng ít ra thì lệnh ấy nó rõ ràng: đây là những bài chúng tôi cấm, ngoài những bài cấm ấy thì các vị thoải mái sử dụng, không phải đơn từ xin xỏ gì ai. Hết chuyện.

(Đầu những năm 2000, nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên TBT báo “Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh”, khi làm Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã vài lần hăng hái lên tiếng về việc phải có cái list “cấm” này, để tiện cho những người tổ chức hoạt động nghệ thuật biểu diễn hoặc sản xuất băng đĩa ca nhạc, tiện cho cả các nhà quản lý văn hóa). Thế nhưng người ta không làm. Đến bây giờ vẫn không/ chưa làm, và vì thế chẳng ai dám chắc những chuyện rắc rối đáng tiếc như vừa kể trên sẽ lại không xảy ra?

Những chuyện theo kiểu “có thế thôi mà người ta nhất định không làm” thật ra nhiều lắm, trong quản lý văn học nghệ thuật và báo chí, trong đời sống văn hóa xã hội nói chung, không thể nói hết trong một bài báo nhỏ. Nhưng tinh thần chung là: dù có thế thôi cũng nhất định không làm. Không làm là không làm. Không không là không.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Văn mẫu, không chỉ là chuyện học đường

Thứ 3, 19/09/2023 | 07:00
Một trong những “tệ nạn” có thâm niên của ngành giáo dục nói chung và của việc dạy môn Văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, ở ta, là “tệ nạn” có tên “văn mẫu”.

Vài kỷ niệm của người từng học môn Văn

Thứ 5, 14/09/2023 | 07:00
“Em cần viết say hơn nữa”. Tôi tin rằng cho đến bây giờ cũng rất hiếm giáo viên nào phê vào bài làm văn của học sinh theo cách ấy.

Để yêu được môn Văn trong trường phổ thông

Thứ 3, 12/09/2023 | 08:05
“Làm thế nào để nuôi dưỡng và phát triển tình yêu với môn Văn cho học sinh một cách sớm nhất?”, là điều nhiều người đang trăn trở.

Xét tặng danh hiệu NSND: Có quá cứng nhắc?

Thứ 3, 07/08/2018 | 18:49
Theo PGS.TS. Lê Quý Đức, việc xét tặng danh hiệu NSND là một danh hiệu cao quý của Nhà nước cần phải xét duyệt công bằng và công tâm.
Cùng tác giả

Năm năm trong một sử người tuyệt đẹp

Thứ 4, 03/04/2024 | 09:41
Với tác phẩm “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, những chỗ mờ hoặc sự thiếu khuyết đã được nhà văn giải quyết theo cách riêng của văn chương.

Nhân ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam

Chủ nhật, 31/03/2024 | 07:00
Phải thừa nhận một thực tế rằng trong đa số trường hợp, tổ chức ra mắt sách thường chính là người bỏ tiền để in cuốn sách.

Thấy gì từ các phim chiếu Tết năm 2024?

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Phim tư nhân, phim nhà nước, phim Tết “chính danh” và phim Tết không “chính danh”, đủ cả. Thế nhưng kết quả ra rạp của mỗi phim lại mỗi khác.

“Tuyệt không dấu vết”, một sự chơi của viết

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Tác phẩm “Tuyệt không dấu vết” của Nguyễn Việt Hà, tôi đã viết trong một tiểu luận có tính cách tổng kết tiểu thuyết của năm: “Cuốn tiểu thuyết này khiến tôi, với tư cách một độc giả, được hưởng thụ cái cảm giác đầy hứng khởi của sự đọc.

Tại sao thơ?

Chủ nhật, 10/03/2024 | 10:11
Có thể là vì tâm hồn người Việt Nam chúng ta thiên về lãng mạn trữ tình, rất hợp với thơ (nên mới có sự kiện là số lượng người làm thơ luôn cao vọt chăng?).
Cùng chuyên mục

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...