Chuyển giao kế nghiệp: Để thế hệ F2 không bị coi là “cái bóng”

Chuyển giao kế nghiệp: Để thế hệ F2 không bị coi là “cái bóng”

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 12/10/2022 | 10:30
0
Ông Ngô Minh Tuấn chia sẻ, có doanh nghiệp muốn con cái là người kế thừa nhưng không tin tưởng để giao hết quyền, làm cho thế hệ F2 rơi vào trạng thái căng thẳng.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Người Đưa Tin có cuộc trò chuyện cởi mở với doanh nhân Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT tập đoàn CEO Việt Nam Global, đồng thời là nhà sáng lập Hệ thống giáo dục CEO Việt Nam High School về câu chuyện chuyển giao doanh nghiệp giữa thế hệ F1 và thế hệ kế cận F2, làm sao để thế hệ F2 không bị coi là “cái bóng” của cha?

Vì sao khó chuyển giao kế nghiệp?

NĐT: Hơn 20 năm hoạt động trên thương trường, đồng thời là người truyền lửa, đào tạo cho hàng ngàn lãnh đạo trong các doanh nghiệp trên cả nước. Xin ông cho biết, điều gì mà các doanh nghiệp Việt hiện còn gặp khó khăn, thế hệ kế cận của các doanh nghiệp đã được đào tạo một cách bài bản hay chưa?

Ông Ngô Minh Tuấn: Vấn đề lớn nhất rất hay gặp phải của các doanh nghiệp đó là tư duy tài chính của người Việt còn hạn chế. Khi bỏ tiền ra làm doanh nghiệp thì bản chất họ là một nhà đầu tư và đầu tư chính cho họ để làm doanh nghiệp.

Nhưng, họ không biết đo các chỉ số về tài chính, chỉ số quản trị mà phần lớn họ tự đo các chỉ số về quản lý, cho nên quản lý rất chặt chẽ với nhân viên từng đồng, nhưng điều này có thể gâylãng phí nhiều tỷ đồng mà không biết. Đây là vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp họ làm ở vị trí quản trị nhưng tư duy tài chính lại ở tư duy quản lý.

Vì thế, họ điều hành doanh nghiệp ở các dạng: Điều hành doanh nghiệp bằng kinh nghiệm; điều hành doanh nghiệp bằng trí tuệ; bằng sử dụng người tài.

Hồ sơ doanh nghiệp - Chuyển giao kế nghiệp: Để thế hệ F2 không bị coi là “cái bóng”

Câu chuyện chuyển giao kế nghiệp của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp gia đình gặp khó (Ảnh minh họa).

Doanh nghiệp chuyển giao họ gặp phải vấn đề gì? Thứ nhất nếu điều hành bằng kinh nghiệm thì người kế thừa phải có kinh nghiệm mới điều hành được, thường các ông bố chuyển giao cho đời con là không nổi vì con không có kinh nghiệm.

Thứ hai, nếu điều hành doanh nghiệp bằng quan hệ thì người lên thay thế sẽ khó lấy lòng được đối tác cũ, đối tác không gặp, dứt khoát phải gặp người cũ, cho nên rất nhiều người 70-80 tuổi vẫn phải xuất hiện.

Nếu điều hành bằng trí tuệ, họ không có tư duy về tài chính nên họ không sắp xếp các hạn mức, định mức mang tính luật chơi của tính hệ thống. Doanh nghiệp điều hành lộn xộn cho nên phải có trí tuệ thì mới có luật chơi cho doanh nghiệp, mới tự động hóa được và như vậy mới chuyển giao được.

Câu chuyện nữa là phải có khả năng sử dụng người tài, nhưng tìm được người tài thì đương nhiên phải trả thu nhập rất cao. Thế nhưng, doanh nghiệp Việt thường không dám chi, cứ phải chi vị trí nào đắt tiền là phải tự mình đứng ra làm, cho nên dẫn tới là tình trạng không chuyển giao đi được.

Hồ sơ doanh nghiệp - Chuyển giao kế nghiệp: Để thế hệ F2 không bị coi là “cái bóng” (Hình 2).

Doanh nhân Ngô Minh Tuấn chia sẻ với PV về câu chuyện chuyển giao kế nghiệp.

NĐT: Như ông phân tích về những khó khăn khi doanh nghiệp chuyển giao, vậy theo ông đối với những doanh nhân ở thế hệ trước, họ hay gặp lối mòn nào trong tư duy kinh doanh?

Ông Ngô Minh Tuấn: Doanh nhân ở thế hệ cũ họ bị mắc căn bệnh của chủ nghĩa kinh nghiệm và căn bệnh “ông làm tất”.

Nếu họ có hệ thống thì gần như họ không tin tưởng ai, không khoán ai cả, cái gì họ cũng phải tự làm. Lý do là bởi cách đây 20 năm họ đi lên từ doanh nghiệp nhỏ, còn bây giờ giá trị tài sản lớn nên khiến họ như vậy.

“Đừng bắt con phải vượt qua bố”

NĐT: Việc chuyển giao quản lý giữa thế hệ thứ nhất với thế hệ thứ hai, thứ ba (F1, F2) trong các doanh nghiệp gia đình đang diễn ra. Có những doanh nhân chọn cho con học ở môi trường quốc tế, nước ngoài nhưng cũng có một số khác thì cho con học ở trong nước, quan điểm của ông như thế nào về việc học trong nước hay nước ngoài sẽ phù hợp hơn với thị trường kinh doanh tại Việt Nam?

Ông Ngô Minh Tuấn:Tôi cho rằng nó là mục tiêu của mỗi người. Ví dụ, nếu sau này con xác định sống và kinh doanh ở nước ngoài thì chắc chắn tôi sẽ cho học ở nước ngoài.

Còn nếu kinh doanh ở trong nước thì tôi sẽ cho con học ở trong nước. Nhưng,  khoảng một, hai năm sẽ cho con đi học tất cả các khóa ngắn hạn của nước ngoài để tiếp thu.

Bản chất ở các khóa học nước ngoài hay trong nước không quan trọng, quan trọng là kiến thức chân lý ở đâu thì cũng vẫn vậy, chỉ khác biệt nếu ở nước ngoài thì phương tiện hiện đại hơn, quản lý bằng công nghệ, con sẽ được mở mang về điều đó.

Không có câu chuyện mặc nhiên con kế vị, quan niệm của tôi thì mặc nhiên không có quan niệm con sẽ kế thừa doanh nghiệp của mình mà con sẽ là doanh nhân, kế thừa “con nhà nòi” chứ không phải kế thừa hình tướng này.

Hồ sơ doanh nghiệp - Chuyển giao kế nghiệp: Để thế hệ F2 không bị coi là “cái bóng” (Hình 3).

Ông Ngô Minh Tuấn cho rằng, bố đừng bắt con phải vượt qua bố mà mong muốn nhất đó là con được hạnh phúc.

NĐT: Có thế hệ F2 từng chia sẻ là “không muốn làm cái bóng của bố”, liệu đây có phải là căn bệnh chung của những người thế hệ sau tiếp quản doanh nghiệp của bố hay không?

Ông Ngô Minh Tuấn: Những người không muốn là cái bóng của bố là người khôn ngoan, vì chưa hẳn tôi là cây bàng to thì hạt bàng mọc lên tức thế hệ F2 phải lớn hơn cây bàng thứ nhất, làm như vậy giúp con có cơ hội hạnh phúc. Bố đừng bao giờ bắt con phải vượt qua bố, mà thứ bố phải mong muốn đó là con được hạnh phúc.

NĐT: Quan điểm của ông nếu để một ông bố là doanh nhân muốn xác định cho con mình kế thừa doanh nghiệp thì có giao cho con nhiệm vụ thấp nhất của một công ty đó hay không? Hay là giao luôn một nhiệm vụ trọng điểm của công ty?

Ông Ngô Minh Tuấn: Khi giáo dục con thì liên tục phải giáo dục cho con tầm nhìn, nhưng khi để con vào làm thì phải làm ở vị trí thấp nhất. Bởi ngày nào bạn chưa từng làm nhân viên bạn sẽ không biết làm thế nào để yêu thương nhân viên. Bạn không yêu thương nhân viên thì làm gì có nhân viên mà bạn trở thành trưởng phòng.

Nhưng, ngày nào bạn không làm trưởng phòng thì bạn không biết nỗi khổ của trưởng phòng, thì đến lúc lên giám đốc bạn đâu biết chia sẻ với nó.

Vậy, ở đây không có nghĩa phải làm ở vị trí đó thật lâu nhưng phải trải qua nó, gọi là trải nghiệm. Có thể trải nghiệm nửa năm hoặc một năm… nhưng phải có chút thành tích thì mới được chuyển.

“Cho con một góc sân để được quyền tự quyết”

NĐT: Doanh nhân trẻ ở thế hệ F2, có ý định kế thừa doanh nghiệp của gia đình thì theo ông họ có lợi thế gì?

Ông Ngô Minh Tuấn: Lợi thế đầu tiên, cơ hội lớn nhất là họ được kế thừa một doanh nghiệp có sẵn, định hình. Tuy nhiên, thách thức là làm sao “tẩy não” được văn hóa cũ bố mẹ đã gây dựng mấy chục năm.

Muốn cải cách mà mới vào làm lại sa thải hết nhân viên thế hệ cũ đi như vậy là không được,khó khăn lớn nhất chính là thay đổi văn hóa. Có thể phải hy sinh chục năm để từ từ thay đổi văn hóa để thế hệ cũ, nhân viên không bị sốc.

Hồ sơ doanh nghiệp - Chuyển giao kế nghiệp: Để thế hệ F2 không bị coi là “cái bóng” (Hình 4).

Cần tạo cho con có một góc sân riêng để được quyền tự quyết (Ảnh minh họa).

NĐT: Ông có câu chuyện cụ thể nào về việc chuyển giao giữa bố và con trong một doanh nghiệp?

Ông Ngô Minh Tuấn: Một nhân vật cực nổi tiếng ở Việt Nam tôi không tiện nhắc tên, sau khi được bố cho đi học ở nước ngoài về Việt Nam làm chung với bố, người bố giao quyền cho làm giám đốc nhưng cậu ấy không được quyết vấn đề gì, vì hơi quyết là phải xin phép bố. Cậu ấy bị stress, trầm cảm mất hai năm không làm được gì sau khi đi học ở trường đào tạo doanh nhân cũng không được áp dụng.

Tôi có nói với cậu ấy về hỏi bố rằng “bố muốn con giữ được tất cả tài sản của bà nội để lại hay bố muốn con trí tuệ hơn?”, câu ấy kể ông bố trả lời “tất nhiên bố muốn con trí tuệ”.

Cậu ấy nói “nếu muốn biết con có trí tuệ hay không và con cũng muốn biết con có trí tuệ hay không thì bố đầu tư cho con 10 tỷ đồng con tự thành lập doanh nghiệp riêng, bố không cần thẩm định, nếu mất con sẽ quay về con làm y như bố, bố bảo gì con nghe. Nhưng nếu không mất mà con làm tốt thì phải nghe con”.

Sau đó, ông bố đầu tư cho cậu ấy 10 tỷ, rất may mắn doanh nghiệp phát triển và từ đó bố coi con là đối tác, không còn áp đặt. Lúc bấy giờ, cậu ấy mới chính thức được sống cuộc đời của chính mình.

NĐT: Để chuyển giao thành công giữa thế hệ bố và con, theo ông có những giai đoạn nào cần lưu ý?

Ông Ngô Minh Tuấn: Cho con được thả lỏng, toàn quyền vận hành từ tài chính đến nhân sự. Để tránh rủi ro, chỗ nào đang là “hũ gạo ngon” thì bố vẫn phải cầm, còn cho con một góc sân để được quyền tự quyết. Người bố nên chia nhỏ việc ra để con làm, sau khi con làm tốt một việc thì nâng cấp chứ không được giao cả công ty.

NĐT: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.

Thúc đẩy mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ

Chủ nhật, 09/10/2022 | 20:05
Để phát triển chuỗi hàng hóa đảm bảo chất lượng, hiệu quả, người sản xuất và đơn vị tiêu thụ cần có mối liên kết chặt chẽ.

Doanh nghiệp Việt còn thiếu "mặn mà" với đạo đức, văn hóa kinh doanh

Thứ 7, 08/10/2022 | 14:12
Theo Chủ tịch VCCI, để thành công trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến vấn đề đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh.

Chủ tịch VCCI nói về cuộc giải vây cho doanh nghiệp khỏi Covid

Thứ 7, 08/10/2022 | 13:36
Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt, kịp thời, sáng tạo và lắng nghe các doanh nghiệp trong giai đoạn ứng phó với dịch Covid-19.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi kỷ lục, tăng vốn sát 20.000 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Trên cơ sở chủ động đề ra chiến lược và cân nhắc với điều kiện khách quan của thị trường, Chứng khoán SSI đặt mục tiêu đem về 3.398 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Lợi nhuận quý I/2024 của taxi Vinasun sụt giảm 58%

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Do tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đội ngũ lái xe và đối tác, doanh thu và lợi nhuận quý I của hãng taxi Vinasun đều sụt giảm.

Chủ tịch CenLand: “Ở đâu ngửi thấy mùi tiền là tôi có mặt”

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:30
Chủ tịch CenLand khẳng định năm 2024 công ty sẽ phát triển rất tốt bởi đã có định hướng đường dài, không bị lệ thuộc vào những chính sách “giật cục” trên thị trường.

Mối liên hệ giữa nhà thầu P.T.P và Hawaco miền Nam tại SAWACO

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:11
Liên tục đồng hành với nhau trong những gói thầu do SAWACO làm chủ đầu tư, hai nhà thầu là P.T.P và Hawaco Miền Nam đang tạo ra "thế trận đảo chiều" đáng chú ý.

Gỗ An Cường báo lãi tăng gấp đôi ngay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 16:01
Quý I/2024, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu thuần đạt 695 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng; tăng lần lượt 2% và 125% so với cùng kỳ năm trước.
     
Nổi bật trong ngày

Đạm Hà Bắc tiếp tục được xoá hơn 140 tỷ đồng lãi vay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:39
Nhờ được xóa nợ lãi tính trên lãi chậm trả từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đạm Hà Bắc tiếp tục báo lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng trong quý I/2024.

Nợ vay tăng mạnh trong quý đầu năm, Sữa Quốc tế kinh doanh ra sao?

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:05
Quý I/2024, doanh thu thuần của Sữa Quốc tế đạt 1.584 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 223 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Chủ tịch CenLand: “Ở đâu ngửi thấy mùi tiền là tôi có mặt”

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:30
Chủ tịch CenLand khẳng định năm 2024 công ty sẽ phát triển rất tốt bởi đã có định hướng đường dài, không bị lệ thuộc vào những chính sách “giật cục” trên thị trường.

Công ty vận chuyển xăng dầu cho Petrolimex lãi gấp đôi trong quý I

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Sau quý I/2024, Vận tải Xăng dầu Vitaco đã hoàn thành 26,8% mục tiêu về doanh thu và gần 32% mục tiêu về lợi nhuận.