Chuyện về 3 sinh viên gần 80 tuổi của Đại học Mở

Chuyện về 3 sinh viên gần 80 tuổi của Đại học Mở

Thứ 2, 28/10/2013 | 12:35
0
Ở cái tuổi gần đất xa trời, trong lúc nhiều người còn đang là gánh nặng của con cái thì ba lão sinh viên (thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, TP.Bắc Giang) đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn để tìm đến chân trời tri thức. Bốn năm trôi qua, giờ cả ba bô lão, người ít nhất 60 tuổi, người nhiều nhất cũng xấp xỉ 80 đã là sinh viên năm cuối khoa Luật kinh tế của viện Đại học Mở.

Học để... dưỡng già

Ngày đầu đến lớp, nhiều sinh viên cứ tưởng cụ Ân là giáo sư đến giảng dạy. Ai gặp cũng nói: “Em chào thầy ạ”. Có người còn hỏi: “Cụ ơi cụ đi tìm ai thế”. Lúc đó cụ Ân cười tủm tỉm: “Tôi đi tìm chữ”. Và chỉ đến khi thầy giáo điểm danh, đến tên mình cụ Ân đáp “có” cả lớp mới ngỡ ngàng hiểu ra cái ông cụ với mái đầu tuyệt không còn một sợi tóc đen ấy chính là sinh viên.

Xã hội - Chuyện về 3 sinh viên gần 80 tuổi của Đại học Mở

Các cụ cùng chuẩn bị tài liệu

Lão sinh viên Nguyễn Hoàng Ân (SN 1933), nguyên là kế toán trưởng công ty ngoại thương Hà Bắc thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Hỏi cụ Ân vì lý do gì mà phải đợi cho tới khi tuổi đã gần đất xa trời mới đăng ký đi học thì cụ bảo: “Trước đó tôi còn phải lo cho con cái ăn học rồi dựng vợ gả chồng. Đến giờ khi 10 đứa con đã yên bề gia thất, nói chung là thanh thản rồi thì tôi mới dám nghĩ đến chuyện học hành của riêng mình”.

Tuy nhiên, con đường đưa cụ Ân đến giảng đường đại học cũng là một cái duyên. Trước đó, cụ Ân có quen biết với cụ Nguyễn Văn Thành (74 tuổi), nguyên là trưởng phòng của viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang. Cụ Thành nghỉ hưu nên có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, không giống như nhiều người già về hưu khác lấy việc đánh cờ, trà thuốc làm vui, cụ Thành luôn muốn mình phải làm việc gì đó thật có ích. Và ý định đi học để mở mang kiến thức được cụ ấp ủ từ lâu. Nhìn người bạn già một cách trìu mến, cụ Thành kể: “Tôi nung nấu ý định đi học, sau đó vào nhà ông Ân nói cho ông ấy về dự định đó. Không ngờ ông Ân ủng hộ luôn. Ông ấy bảo ông ấy cũng muốn đi học cùng. Ban đầu ông Ân còn tưởng chúng tôi phải xuống tận Hà Nội học mà vẫn tán thành cơ mà. Nhưng tôi bảo, viện Đại học Mở họ có cả cơ sở ở Bắc Giang nên không phải đi đâu xa. Sau đấy ông Ân còn rủ cả ông Ngô Thế Hưng (60 tuổi) là người cùng thôn đi học cùng.

Hồi đầu biết chuyện ba lão già đi học đại học, nhiều người ủng hộ tinh thần hiếu học của các cụ nhưng cũng không ít kẻ dè bỉu, chê bai. Họ nói các cụ là dở hơi, không lo giữ sức khỏe, không lo an hưởng tuổi già mà lại bày đặt mấy cái chuyện học hành. Rồi có người còn ác khẩu bảo: “Liệu có còn sống được tới cái ngày lấy bằng hay không?...

Ngày khai giảng, nhà trường đã mời cụ Thành  là người đại diện cho nhóm cao tuổi nhất lên để phát biểu cảm tưởng. Tôi cũng không nói gì nhiều đâu, chỉ xin phép đọc một bài thơ với nội dung thế này: Công bằng dân chủ văn minh / Xã hội tươi đẹp do mình do ta / Thì không phân biệt trẻ già / Đoàn kết học tập tạo đà vươn lên... Tôi vừa phát biểu dứt lời thì thầy hiệu trưởng chạy lên và nói: “Bác cho cháu xin bản thảo bài thơ này nhé”, ông Thành tự hào chia sẻ.

Xã hội - Chuyện về 3 sinh viên gần 80 tuổi của Đại học Mở (Hình 2).

Cùng nhau tới trường

Dìu nhau cùng tiến

Gần 4 năm trôi qua, giờ cả ba ông đều đã là sinh viên năm cuối khoa Luật Kinh tế của viện Đại học Mở. Bốn năm là biết bao ngày cắp sách tới giảng đường ấy thế mà cụ Ân  người già nhất trong nhóm cũng mới chỉ nghỉ có 4 buổi vì lý do sức khỏe. Ông Thành chỉ nghỉ duy nhất một buổi lên lớp bởi bận việc không thể đừng được. Em út trong nhóm là ông Hưng thì nhất định không nghỉ một buổi nào bất kể trời mưa hay nắng.

Chúng tôi đùa hỏi các cụ rằng các lão sinh viên đã từng phải thi lại lần nào chưa? thì cụ Thành và cụ Ân nhìn nhau cười tủm tỉm: “Sinh viên mà, cũng phải thi lại chứ. Ông Ân tai hơi nghễnh ngãng nên phải thi lại nhiều hơn tôi”, ông Thành nói. Hôm chúng tôi tìm đến, cụ Thành đang đến nhà cụ Ân học nhóm, còn ông Hưng do bận đột xuất nên không đến học cùng được.

Tại nhà cụ Ân, cả ba lão sinh viên chăm chỉ học nhóm và rất chịu khó bàn luận. Vào những kỳ thi, các cụ cũng phải chong đèn tham khảo tài liệu cả đêm. Với cụ Ân thì học là niềm vui, cụ bảo, mình già rồi, nhiều khi mất ngủ, một đêm cũng chỉ ngủ được vài ba tiếng. Những lúc ấy mà không có sách thì đêm dài lắm.

Khi biết cụ Ân quyết định đi học, một người bạn đã tặng cụ chiếc xe Chaly để làm phương tiện đến trường. Trường cách nhà cụ cũng tới hàng chục km. Ban đầu ba lão sinh viên mỗi người một “ngựa”, sau thấy cụ Ân di chuyển khó khăn, cụ Thành đã gợi ý để cụ Ân ra nhà mình để cụ Thành chở cụ Ân đến trường.

Có hôm gặp phải trời mưa gió, xe của cụ Thành loạng choạng đổ xuống đường. Hai cụ bô lão cũng bị đổ theo. Người ướt, chân lại bị đau nhưng các cụ vẫn động viên nhau chỉ được tiến chứ không được lùi vì hôm đó là ngày thi. Một lần khác, cũng trên đường đến trường chẳng may xe của ông Hưng bị thủng săm, tìm mãi chả thấy quán sửa xe ven đường, các cụ quyết định cùng nhau dắt bộ xe đến trường.

Đang ngồi trò chuyện với chúng tôi, cụ Ân lập cập đứng dậy ra bàn học mang cho chúng tôi xem một tờ giấy. Đó là danh sách 12 người gồm cả con và cháu của cụ đã tốt nghiệp đại học và thạc sĩ. “Thời của tôi chưa có đại học nên giờ phải học bổ sung để không kém con kém cháu đấy cô chú ạ”, cụ Ân cười khà khà vẻ rất tự hào.

Chỉ một năm nữa thôi các cụ có thể hãnh diện cầm tấm bằng đại học trong tay. Đó không phải là thành tích để sĩ diện với đời, cũng không phải mụch đích để không kém con kém cháu như cách nói hài hước của cụ Ân mà đó chính là để các cụ thấy dù còn sống chỉ một ngày cũng phải sống có ích. Và để tiếp cận với chân trời tri thức thì mãi mãi không bao giờ là muộn.

Rất quyết tâm và ham hiểu biết

Cô Nguyễn Thị Tiến, giáo viên chủ nhiệm lớp Luật Kinh tế, khóa 9, viện Đại học Mở, nơi ba lão sinh viên theo học cho biết: “Ba bác đều là sinh viên do tôi chủ nhiệm. Mặc dù tuổi đã cao nhưng các bác lại là những sinh viên đi học đều đặn và rất chăm chỉ. Quả thật, khi mới nhận lớp tôi không nghĩ là các bác ấy có thể theo đuổi sự nghiệp học hành. Thế nhưng thực tế thì các bác ấy lại rất quyết tâm và ham hiểu biết. Kết quả học tập của cả ba bác đều rất tốt. Vì là những sinh viên có tuổi  cao nên suốt 4 năm học, Ban lãnh đạo viện Đại học Mở đã quyết định tặng toàn bộ sách cho 3 cụ và miễn giảm một nửa học phí”.    

Thiên Bình - Phong A      

Lão nông ôm mộng trồng 'biệt dược phòng the' khắp Việt Nam

Chủ nhật, 22/09/2013 | 18:53
Ông Lê Công Tiềm (Bắc Ninh) đã nguyện bỏ quê lên núi trồng rừng và mơ đến một ngày sẽ đem cây ba kích tím trồng khắp cả miền Bắc. Cây này được người dân ví là "biệt dược phòng the".

Tuyệt kỹ vẽ tranh bằng khói bếp của một lão nông

Thứ 6, 30/08/2013 | 21:44
Sự lem luốc từ màu đen khói bếp vương trên mái nhà đã làm thức dậy tình yêu nghệ thuật, óc sáng tạo hội họa của người họa sĩ không chuyên. Bằng sự sáng tạo, tư duy nghệ thuật không tưởng, ông thổi hồn vào những lóng tre già lem luốc khói đen, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống.

Lão nông miền Tây bật mí bí quyết trồng 'khoai khổng lồ'

Thứ 3, 16/07/2013 | 12:43
Từ một giống khoai của ông nội để lại, một lão nông ở Đồng Tháp đã trồng nên những củ khoai khổng lồ nặng vài chục ký. Đến nay, ông vẫn ngày đêm nghiên cứu thêm kỹ thuật trồng khoai khổng lồ, để phá vỡ kỷ lục của chính mình...

Lão nông nghèo khó xây mộ tiền tỷ cho vợ quá cố

Thứ 2, 03/06/2013 | 13:03
Đối với những người nông dân nghèo vì nặng tình nghĩa với người đã mất đã dành dụm, tích cóp cả đời để xây nhà mồ tiền tỷ mới là chuyện băn khoăn đáng nói. Nhà mồ trị giá 1,1 tỷ đồng của lão nông dân Trần Văn Mười Ba, ở tận miệt Cà Mau là một chuyện có nhiều điều băn khoăn như thế.

Lão nông “hô biến” gốc cây thành tác phẩm nghệ thuật

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Những khúc gỗ, rễ cây xù xì, không hình dạng, vô hồn được ông gọt giũa tỉ mỉ, cẩn thận để rồi hóa thành những tác phẩm có giá trị trước sự ngưỡng mộ của nhiều người. Đó chính là biệt tài của lão nông dân Nguyễn Quang Tế (SN 1942) xóm 7, xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Lão nông "vẽ" Hà Nội phố bằng giấy phế thải (1)

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Từ những sợi giấy mỏng manh, yếu đuối tưởng như vô dụng, nhưng với bàn tay biến hóa của một lão nông, nó đã trở thành những bức tranh dân gian, chùa Một cột, tranh về phố cổ Hà Nội, Khuê văn các, Trống đồng...

Lão nông 20 mài ‘‘ngọc thô’’ cho bóng đá nước nhà

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Bóng đá nữ Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình qua các kỳ SAE Games, họ làm được cả những điều mà bóng đá nam chưa từng làm được. Đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào thành công lớn ấy, có một lão nông gàn lặng lẽ đi tìm những viên “ngọc thô” cho bóng đá nữ nước nhà.

Lão nông ôm mộng trồng 'biệt dược phòng the' khắp Việt Nam

Chủ nhật, 22/09/2013 | 18:53
Ông Lê Công Tiềm (Bắc Ninh) đã nguyện bỏ quê lên núi trồng rừng và mơ đến một ngày sẽ đem cây ba kích tím trồng khắp cả miền Bắc. Cây này được người dân ví là "biệt dược phòng the".

Tuyệt kỹ vẽ tranh bằng khói bếp của một lão nông

Thứ 6, 30/08/2013 | 21:44
Sự lem luốc từ màu đen khói bếp vương trên mái nhà đã làm thức dậy tình yêu nghệ thuật, óc sáng tạo hội họa của người họa sĩ không chuyên. Bằng sự sáng tạo, tư duy nghệ thuật không tưởng, ông thổi hồn vào những lóng tre già lem luốc khói đen, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống.

Lão nông miền Tây bật mí bí quyết trồng 'khoai khổng lồ'

Thứ 3, 16/07/2013 | 12:43
Từ một giống khoai của ông nội để lại, một lão nông ở Đồng Tháp đã trồng nên những củ khoai khổng lồ nặng vài chục ký. Đến nay, ông vẫn ngày đêm nghiên cứu thêm kỹ thuật trồng khoai khổng lồ, để phá vỡ kỷ lục của chính mình...

Lão nông nghèo khó xây mộ tiền tỷ cho vợ quá cố

Thứ 2, 03/06/2013 | 13:03
Đối với những người nông dân nghèo vì nặng tình nghĩa với người đã mất đã dành dụm, tích cóp cả đời để xây nhà mồ tiền tỷ mới là chuyện băn khoăn đáng nói. Nhà mồ trị giá 1,1 tỷ đồng của lão nông dân Trần Văn Mười Ba, ở tận miệt Cà Mau là một chuyện có nhiều điều băn khoăn như thế.

Lão nông “hô biến” gốc cây thành tác phẩm nghệ thuật

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Những khúc gỗ, rễ cây xù xì, không hình dạng, vô hồn được ông gọt giũa tỉ mỉ, cẩn thận để rồi hóa thành những tác phẩm có giá trị trước sự ngưỡng mộ của nhiều người. Đó chính là biệt tài của lão nông dân Nguyễn Quang Tế (SN 1942) xóm 7, xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Lão nông "vẽ" Hà Nội phố bằng giấy phế thải (1)

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Từ những sợi giấy mỏng manh, yếu đuối tưởng như vô dụng, nhưng với bàn tay biến hóa của một lão nông, nó đã trở thành những bức tranh dân gian, chùa Một cột, tranh về phố cổ Hà Nội, Khuê văn các, Trống đồng...

Lão nông 20 mài ‘‘ngọc thô’’ cho bóng đá nước nhà

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Bóng đá nữ Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình qua các kỳ SAE Games, họ làm được cả những điều mà bóng đá nam chưa từng làm được. Đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào thành công lớn ấy, có một lão nông gàn lặng lẽ đi tìm những viên “ngọc thô” cho bóng đá nữ nước nhà.