Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn

Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn

Thứ 2, 24/10/2016 | 06:27
2
Nằm dưới góc chân cầu ở Sài Gòn, có một tiệm giày nổi tiếng chuyên ‘đo ni đóng giày’ còn sót lại của làng giày Khánh Hội, tồn tại gần một thế kỷ.

Sài Gòn, nơi phồn hoa, tấp nập bon chen không biết tự bao giờ đã là nơi lập nghiệp của những con người xa quê hương. Họ đi mang theo cả làng nghề truyền thống của ông cha để lại như làng dệt Bảy Hiền (quận Tân Bình), làng đúc lư đồng An Hội (quận Gò Vấp),… Chính vì thế, Sài Gòn lại xuất hiện những làng nghề thu nhỏ giữa phố.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn

 Tiệm giày 555 Tuyết Tiến nằm trên đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, TP.HCM. Ảnh: Ngọc Nhiên

Cái nghề truyền thống gia đình gần một thế kỷ

Cũng như bao làng nghề khác ngay dưới chân cầu quận 4, TP.HCM, làng giày Khánh Hội, cái làng nghề của những gia đình cha truyền con nối nổi tiếng một thời trên đất Sài Gòn.

Đến nỗi thời buổi ấy chỉ cần nhắc đến cái tên thôi thì ai cũng đều biết đến. Làng nổi tiếng không chỉ nhờ những đôi giày mà còn cả những người thợ lành nghề rất giỏi.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 2).

 Tấm bảng hiệu cũ của tiệm giày 555 Tuyết Tiến đã gần một thế kỷ. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Được biết trước những năm 1950, làng giày Khánh Hội bắt nguồn từ những người dân di cư từ Bắc vào Nam để lập nghiệp. Thời buổi đó, làng giày Khánh Hội được mệnh danh là ‘thủ phủ’ ở Sài Gòn bởi chính những sản phẩm mà những người thợ di cư vào Sài Gòn lập nghiệp đều rất đẹp và được nhiều người khách ưa chuộng. Không khí làng giày Khánh Hội lúc nào cũng nhộn nhịp, tấp nập người vào ra.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 3).

 Một bảng ghi chú khi có khách tìm đến đóng giày. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Các tiệm giày Sáng, Tiến, Giày Sài Gòn,… là những tiệm giày nổi tiếng và có nhiều thợ lành nghề nhất trên đất Sài Gòn.

Những tiệm giày ấy mang đậm những ký ức về con người và mảnh đất Sài Gòn từ trước những năm 1975. Tuy có nhiều tiệm giày nhưng có lẽ ngày nay tiệm giày 555 Tuyết Tiến còn sót lại duy nhất chuyên ‘đo ni đóng giày’, đặc biệt là cho những người khách khó tính.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 4).

 Cô Tuyết năm nay đã ngoài 50 tuổi có kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề đo ni đóng giày. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Tôi tìm đến làng giày truyền thống ấy theo sự chỉ dẫn của một người dân sinh sống tại quận 4, TP.HCM. Vì do bị chân cầu Calmette che khuất nên rất khó nhìn thấy, mãi một hồi sau có một căn nhà nhỏ với một bảng hiệu ‘tiệm giày 555 Tuyết Tiến’, chuyên đóng các loại giày, dép da, Sandal da.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 5).

 Những chiếc giày da với những mẫu theo khách yêu cầu. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 6).

 Hay những mẫu đôi khi do chính tay cô Tuyết thiết kế. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Hình ảnh đầu tiên mà tôi bắt gặp là một chiếc bảng nhỏ ghi dòng chữ nhỏ ‘khách ấn chuông, cám ơn’.

Gọi là tiệm vậy thôi thế nhưng đó chỉ là một căn nhà nhỏ khoảng chừng hơn 20m2. Hai bên tường là chiếc tủ kiếng to để trưng những chiếc giày da với những kiểu vô cùng bắt mắt và lạ.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 7).

 Tiệm giày 555 Tuyết Tiến nức tiếng một thời trong làng giày Khánh Hội về chuyên đo ni đóng giày. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Tôi được một cô tuổi đã chừng ngoài 50 mời vào nhà. Cô chỉ mặc một bộ đồ đơn giản và nở nụ cười thân thiện mời tôi ngồi và dùng một ly nước.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 8).

 Vợ chồng cô Tuyết là người nối nghề của ông bà, cha mẹ để lại. Ảnh: Ngọc Nhiên  

Người phụ nữ ấy là cô Bùi Thị Ánh Tuyết (SN 1964) gắn bó với nghề đóng giày đến nay đã hơn 30 năm. Hiện tại, tiệm giày  do cô Tuyết và chồng là chú Lý Thanh Tiến (SN 1963) là của ông bà để lại.

Đến đời cha mẹ và đến vợ chồng cô tính đến nay đã gần một thế kỷ. Bởi người cha của chú Tiến bước vào nghề đóng giày hồi chỉ mới 13 tuổi, thời đó họ chuyên đóng giày cho những nghệ sĩ hát cải lương.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 9).

 Đôi giày mang nhiều kỷ niệm của cô Tuyết với những lứa sinh viên tìm đến cô để học nghề. Ảnh: Ngọc Nhiên 

‘Con ngựa chứng’ – tên gọi đầy kỷ niệm

Cái nghề đóng giày nhìn vậy nhưng rất khó, khó ở chỗ bởi tiệm giày của cô Tuyết chuyên nhận ‘đo ni đóng giày’ cần phải thiết kế không chỉ sao cho vừa chân của người khách mà còn phải có mẫu mã đẹp. Nghĩa là phải vừa ý của khách hàng về chất lượng lẫn về mẫu mã.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 10).

 Để làm ra một đôi giày đẹp và vừa ý cho khách, cần phải có kinh nghệm và đôi tay khéo léo. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Khi hỏi về những khó khăn trong nghề, cô Tuyết chia sẻ: "Khi mới bước vào nghề cô không hề biết gì cả bởi cô là một tay ngang nên chỉ thường phụ những khâu nhỏ nhỏ. Rồi nhìn những mẫu khi đã hoàn thành, cô học qua những mẫu có sẵn và bắt đầu học ngày đêm.

Nhưng nghề đóng giày rất khó nhất là khâu thiết kế nên cô Tuyết có lần đem bỏ hết những bộ đồ nghề, không làm nữa. Một thời gian sau khi vô tình cô xem một đoạn phim và nghe được câu nói: ‘khó một ngày hai ngày, một tháng hai tháng, một năm hai năm… nhưng khi biết rồi thì dễ rất nhiều’ khiến cô chuyển ý và quay lại với nghề vượt qua những cái khó.

Chính vì thế, tuy là một phụ nữ nhưng cô Tuyết là một người thợ chính, có thể làm hết tất cả những công đoạn để cho ra được một đôi giày".

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 11).

 Những đôi giày cho thấy sự sáng tạo và cẩm thận trong từng công đoạn. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Điều đặc biệt, cô Tuyết không làm theo số lượng, không có thời gian vì cô làm theo cảm xúc bởi vui thì cô làm nhanh, đẹp, còn khi buồn thì cô không làm hoặc làm hơi lâu.

Nói là vậy thôi, cô Tuyết lúc nào cũng luôn vui cười những khi ai đến tìm cô để đóng giày, do cái nghề của cô chỉ có những người khách đặc biệt tìm đến.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 12).

 Cô Tuyết nhận đóng giày cho cả những nghệ sĩ. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Do sự phát triển của công nghệ làm giày, mẫu mã mới lạ nên tiệm đóng giày nhà cô Tuyết đã bị mai một đi.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 13).

 Chỉ với hình mẫu của đôi giày trên giấy thế nên cô Tuyết lại có thể làm ra được một đôi giày vô cùng vừa ý. Ảnh: Ngọc Nhiên  

Chính vì thế, khi những người khách quen đến đóng giày đều hẹn trước. Họ cũng không bực mình về thời gian mà hiểu được cái khó trong các công đoạn của đôi giày.

Chính vì thế cô Tuyết được những người khách gọi với cái tên ‘con ngựa chứng’. Gọi là thế thôi chứ khi ai đến đây đóng giày đều rất thích và hài lòng về cái tính của cô trong nghề.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 14).

 Cô Tuyết là người rất đam mê với nghề đo ni đóng giày. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Điều đặc biệt ở cô Tuyết rằng cô luôn thích những mẫu đôi giày khó, bởi có như thế đam mê của cô mới được thỏa mãn. Những người khách tìm đến tiệm cô Tuyết đều chỉ đưa một tấm giấy có hình mẫu thế nhưng cô lại có thể cho ra một đôi giày thật chính xác và hoàn hảo.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 15).

 Một số đồ nghề để làm ra được một chiếc giày. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Còn chú Tiến, tuy là con của nòi làm giày nhưng chú lại không theo bởi cái nghề khó và cần phải có khiếu. Chỉ có khi khách đến thì chú sẽ phụ cô Tuyết nhưng việc nhỏ mà thôi.

Dân sinh - Có một tiệm ‘đo ni đóng giày’ nổi tiếng còn sót lại giữa phố Sài Gòn (Hình 10).

 Dù cho có bao nhiêu thăng trầm trong nghề nhưng tiệm giày 555 Tuyết Tiến vẫn luôn mở cửa để chờ khách. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Ngày ngay, mặc cho những mặt hàng giày trong và ngoài nước lấn lướt làng giày Khánh Hội, nhưng cửa tiệm giày của cô Tuyết và chú Tiến vẫn luôn còn đó như thách thức với thời gian.

Bởi có những thứ vượt lên cả đôi giày, là những kỷ niệm, là tâm huyết, là đam mê, là sự biết ơn của những người khách dành cho những người thợ khéo léo đóng nên những đôi giày đẹp. Sài Gòn cũng có rất nhiều kỷ niệm với làng giày Khánh Hội và cả những con người di cư chọn mảnh đất này để lập nghiệp.

Ngọc Nhiên

Ông lão đầu bạc và nét cọ nơi góc ngã tư Sài Gòn suốt 60 năm

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:06
Ở một góc ngã tư Sài Gòn có một ông lão ngồi suốt hơn nửa thế kỷ cạnh những lọ màu, mấy cây cọ để vẽ những bảng quảng cáo, tranh chân dung,…

Có một làng dệt nức tiếngxứ Quảng hơn 50 năm giữa Sài Gòn

Thứ 7, 22/10/2016 | 04:58
Hơn nửa thế kỷ qua có một ngôi làng mang tên ‘làng dệt Bảy Hiền’, một làng dệt nức tiếng một thời ở Sài Gòn chuyên cung cấp vải lớn nhất cả nước. Nhưng giờ đây, làng nghề ấy đang dần bị mai một đi.

Người Sài Gòn nhộn nhịp mua hoa tươi làm quà tặng 20/10

Thứ 5, 20/10/2016 | 14:12
Hoa luôn là món quà không thể thiếu dành cho phái nữ trong ngày 20/10. Đến hẹn lại lên, ngày 20/10, cả đường phố Sài Gòn trở nên rực rỡ muôn màu.

Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn

Thứ 4, 19/10/2016 | 16:44
Giữa Sài Gòn bon chen, ai cũng đều tất bật để lo cho cuộc sống gia đình nhưng có một người đàn ông vẫn luôn bỏ thời gian để phục vụ miễn phí cho những ai yêu sách.

Cà phê ‘vợt’ đúng chất Sài Gòn xưa hơn nửa thế kỷ của vợ chồng già

Thứ 6, 07/10/2016 | 21:40
Giữa đất Sài Gòn xô bồ, tấp nập nơi con hẻm nhỏ Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) là hình ảnh một quán cà phê vợt – một thức uống của người Sài Gòn xưa của đôi vợ chồng già có tuổi đời hơn 60 năm.

Ông lão đầu bạc và nét cọ nơi góc ngã tư Sài Gòn suốt 60 năm

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:06
Ở một góc ngã tư Sài Gòn có một ông lão ngồi suốt hơn nửa thế kỷ cạnh những lọ màu, mấy cây cọ để vẽ những bảng quảng cáo, tranh chân dung,…

Có một làng dệt nức tiếngxứ Quảng hơn 50 năm giữa Sài Gòn

Thứ 7, 22/10/2016 | 04:58
Hơn nửa thế kỷ qua có một ngôi làng mang tên ‘làng dệt Bảy Hiền’, một làng dệt nức tiếng một thời ở Sài Gòn chuyên cung cấp vải lớn nhất cả nước. Nhưng giờ đây, làng nghề ấy đang dần bị mai một đi.

Người Sài Gòn nhộn nhịp mua hoa tươi làm quà tặng 20/10

Thứ 5, 20/10/2016 | 14:12
Hoa luôn là món quà không thể thiếu dành cho phái nữ trong ngày 20/10. Đến hẹn lại lên, ngày 20/10, cả đường phố Sài Gòn trở nên rực rỡ muôn màu.

Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn

Thứ 4, 19/10/2016 | 16:44
Giữa Sài Gòn bon chen, ai cũng đều tất bật để lo cho cuộc sống gia đình nhưng có một người đàn ông vẫn luôn bỏ thời gian để phục vụ miễn phí cho những ai yêu sách.

Cà phê ‘vợt’ đúng chất Sài Gòn xưa hơn nửa thế kỷ của vợ chồng già

Thứ 6, 07/10/2016 | 21:40
Giữa đất Sài Gòn xô bồ, tấp nập nơi con hẻm nhỏ Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) là hình ảnh một quán cà phê vợt – một thức uống của người Sài Gòn xưa của đôi vợ chồng già có tuổi đời hơn 60 năm.
Cùng chuyên mục

Bình Phước: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4 - 01/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:20
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh sẽ trực chiến 100% quân số.

Cận cảnh rèm thạch nhũ khổng lồ đẹp "mê hồn" trong hang động mới phát hiện ở Quảng Bình

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:00
Qua quá trình tích tụ, bên trong hang động đã hình thành những lớp thạch nhũ như những tấm rèm khổng lồ nối nhau, có vẻ đẹp "mê hồn".

Hà Nội: Người dân đổ ra bến xe về quê khiến giao thông ùn ứ

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:08
Chiều ngày 26/4, lượng người đông đổ ra các bến xe để rời Thủ đô về quê nghỉ lễ khiến giao thông tại cửa ngõ ùn tắc hàng dài.

Đồng Nai: Ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai trực 100% quân số, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5 trên các tuyến đường trọng điểm.

Quảng Bình liệu có cán đích bàn giao mặt bằng cao tốc đúng hạn?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:19
Sau nhiều lần gia hạn, tỉnh Quảng Bình quyết tâm hoàn thành dứt điểm công tác bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc – Nam trước ngày 30/4.
     
Nổi bật trong ngày

Huế: Nam thanh niên nghi bị trượt chân xuống sông đuối nước thương tâm

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:15
Sau khi hoàn tất cả thủ tục pháp lý, thi thể của nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình đưa về tổ chức lo hậu sự.

Nghệ An: Công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE đã trở lại làm việc

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:25
Sau đối thoại, nhiều kiến nghị được giải quyết, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE đã đồng ý đi làm trở lại.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Đồng Nai: Ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai trực 100% quân số, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5 trên các tuyến đường trọng điểm.

Quảng Bình liệu có cán đích bàn giao mặt bằng cao tốc đúng hạn?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:19
Sau nhiều lần gia hạn, tỉnh Quảng Bình quyết tâm hoàn thành dứt điểm công tác bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc – Nam trước ngày 30/4.