Cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước mới đúng?

Cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước mới đúng?

Thứ 6, 20/01/2023 | 08:18
0
Theo phong tục, lễ cúng Giao thừa phải làm hai lễ, một trong nhà và một ngoài trời. Tuy nhiên việc cúng trong nhà hay ngoài trước trước thì không phải ai cũng biết.

Lễ Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Nghi lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình để cầu mong sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Theo đúng phong tục thì lễ cúng Giao thừa phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời.

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng Giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm "tống cựu nghênh tân" tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới đến lễ trong nhà.

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời

Đối với việc cúng Giao thừa ngoài trời có ý nghĩa sâu sắc, bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Cho nên phải cúng Giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Thông thường mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời sẽ bao gồm: Ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng ... nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay.

Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng Giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.

Vào đúng thời điểm Giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Lễ cúng Giao thừa trong nhà

Đời sống - Cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước mới đúng?

Việc cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên gia đình mình, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình một năm mới nhiều sức khỏe, gặp nhiều điều tốt lành.

Lễ vật dùng để cúng Giao thừa trong nhà gồm: Ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon.

Sau khi bày biện lễ đầy đủ, gia chủ đốt đèn, nến, thắp hương và thành kính cầu khấn. Khi cúng, các thành viên trong gia đình cùng đứng trang nghiêm trước bàn thờ, chắp tay và khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới được an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Minh Hoa (t/h)

 

Bài văn khấn cúng đêm giao thừa 2020 ngoài trời tết Canh Tý chi tiết nhất

Thứ 6, 24/01/2020 | 16:00
Bài văn khấn cúng đêm giao thừa 2020 ngoài trời tết Canh Tý chi tiết nhất, nghi thức cúng đêm giao thừa chuẩn nhất gồm có những nội dung dưới đây.

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời Tết Kỷ Hợi 2019 ngắn gọn và chuẩn nhất

Thứ 2, 04/02/2019 | 14:00
Vào thời khắc giao thừa chào đón năm mới 2019 Kỷ Hợi, người Việt thường có mâm cúng lễ giao thừa ngoài trời mong một năm ấm no, hạnh phúc. Giới thiệu độc giả bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời Tết Kỷ Hợi 2019.

Cúng giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019 đêm 30 theo văn khấn cổ truyền Việt Nam chuẩn nhất

Thứ 2, 04/02/2019 | 14:00
Dưới đây là bài cúng giao thừa Kỷ Hợi 2019 đêm 30 Tết theo văn khấn cổ truyền Việt Nam chuẩn nhất, mời độc giả tham khảo.

Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà Tết Kỷ Hợi chuẩn nhất

Thứ 2, 04/02/2019 | 15:00
Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời. Mời độc giả tham khảo bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà Tết Kỷ Hợi chuẩn nhất.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.