Cúng ông Công ông Táo năm 2024 thế nào cho đúng?

Cúng ông Công ông Táo năm 2024 thế nào cho đúng?

Thứ 3, 30/01/2024 | 08:00
0
Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt . Tuy nhiên, thực hiện nghi lễ này thế nào cho đúng là điều không phải ai cũng biết.

Nhiều quan niệm về cách cúng ông Công ông Táo

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là 3 vị thần phụ trách phần Bếp núc, trông coi Nhà cửa, và phụ trách phần Chợ búa, được phái xuống hạ giới để theo dõi những việc làm thiện - ác của loài người. Các vị thần này thường được gọi nôm na là Táo quân hoặc ông Táo.

Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch hàng năm), các Táo quân cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo các công việc trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người (theo văn hóa Á Đông). Cúng tiễn ông Công ông Táo về trời là phong tục truyền thống, không thể thiếu của các gia đình.

Hiện nay, có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về cách cúng ông Công ông Táo. Có nơi thực hiện nghi lễ và mâm cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ông Thổ địa và ông Táo là hai vị thần khác nhau. Ông Táo là thần cai quản bếp núc trong mỗi gia đình. Vì vậy, trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp để giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình sung túc, thuận hòa. Còn ông Thổ địa được cúng trên bàn thờ gia tiên.

Trao đổi với Phụ Nữ Việt Nam về vấn đề này, nhà nghiên cứu Đinh Hồng Cường (Hà Nội) cho biết: Tục thờ cúng Tổ tiên có từ khởi thủy và biến thiên theo thời gian, phong tục Bắc – Nam cũng khác, mỗi nhà mỗi cảnh.

Nhà thì có một bàn thờ chung, gộp cả Bụt (Phật), thánh thần, quan thần linh Táo quân, thổ địa, gia tiên vào chung một lư hương to. Nhà thì có tới 3 lư hương, được bài trí ngang hàng, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là lư hương thờ ông hoàng, ông mãnh, bà Tổ cô, bên phải thờ gia tiên nhiều đời, lư ở giữa thờ công đồng các vị thần linh, thổ công thổ địa. Nhà thì rạch ròi phải có đủ 3 bàn thờ: Một bàn thờ Bụt, một bàn thờ gia tiên, một bàn thờ thần tài để riêng, gần cửa để đón phúc – lộc – thọ vô nhà.

Chuyện đúng sai miễn bàn vì người Việt thờ đa thần.

Tùy theo tâm thức mỗi người, tùy gia cảnh và tâm lý đám đông nên cũng có sự khác biệt ít nhiều, nhưng việc thờ cúng luôn được chú trọng để tâm hàng đầu.

Ngày 23 tháng Chạp hay ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày cúng gia tiên nhân dịp cuối năm, mời ông bà tổ tiên về ăn Tết và mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt.

Sau khi tiễn đưa ông Táo về giời, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ thờ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh dân gian, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị nghênh đón năm mới.

Điều cốt yếu là lòng thành kính hướng về tổ tiên, làm nhiều việc thiện tích công tích đức hàng ngày cho bản thân và những người xung quanh, trong đó có việc hồi hướng phước đức cho gia tiên tiền tổ nhà mình.

Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

-Thời điểm cúng

Chia sẻ trên Tiền Phong, Tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng cho rằng các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Theo đó, nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp. Theo tín ngưỡng dân gian, 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

- Lễ vật cúng

Đời sống - Cúng ông Công ông Táo năm 2024 thế nào cho đúng?

Một mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo. Ảnh minh họa

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo thường có 3 chiếc mũ ông Công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Ở nhiều nơi, người ta chỉ sử dụng 1 chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành. 

Những đồ vàng mã này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ, sau đó, lập bài vị mới cho Táo Công.

Ngoài ra, để Táo quân có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" nghĩa là cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được"phóng sinh" (thả ra ao, hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

-Mâm cỗ cúng

Tùy theo điều kiện, ngoài các lễ vật chính kể trên, các gia đình hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân về trời.

Mâm cỗ cúng ông Táo truyền thống thường gồm các món cơ bản như gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã.

-Thả cá chép

Sau lễ cúng, các gia đình thường tiến hành hóa vàng sau đó rải tro xuống sông, hồ kết hợp với phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo. Tuy nhiên, một số gia đình thường đứng ở trên cầu cao thả cá xuống sông, như vậy sẽ làm chết cá, đi ngược lại ý nghĩa phóng sinh. Bên cạnh đó, việc thờ cúng quá nhiều vàng mã sau đó hóa vàng rồi đổ ra sông, hồ cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tuyệt đối trong ngày này không vứt cả túi nylon đựng cá, đựng tro vàng mã ra sông hồ.

Minh Hoa (t/h)

Văn khấn Rằm tháng 7 năm 2023 đầy đủ và chuẩn nhất

Thứ 6, 25/08/2023 | 20:09
Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Vào ngày này, nhiều gia đình làm mâm cơm cúng thần linh, gia tiên và chúng sinh.

Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời Tết Quý Mão 2023

Thứ 7, 21/01/2023 | 06:09
Dưới đây là gợi ý bài cúng Giao thừa bạn có thể tham khảo để hoàn tất nghi lễ thiêng liêng này trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo thông dụng, chuẩn xác năm 2023

Thứ 4, 11/01/2023 | 07:09
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu trời.

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020 chuẩn nhất để cả năm tài lộc

Thứ 6, 07/02/2020 | 09:58
Dưới đây là văn khấn cúng Rằm tháng Giêng tại gia, tại chùa và cúng thổ công để các gia đình sử dụng trong dịp cúng Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020.
Cùng chuyên mục

Đi câu cá, người đàn ông đào được khúc gỗ “sần sùi”, không ngờ trị giá hơn 350 tỷ đồng

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:30
Dù mọi người cho rằng khúc gỗ đó chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng người đàn ông lại khăng khăng đó là gỗ quý.

Không phải đại bàng, đây mới là loài chim bay cao nhất thế giới

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:00
Loài giữ kỷ lục về bay cao nhất của bất kỳ loài chim nào là kền kền Rüppell (Gyps rueppellii), có thể đạt độ cao lên tới 11.300 mét.

Anh nông dân kiếm bộn tiền nhờ nuôi con "chôn trong đất vẫn sống"

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:30
Đó là loài sinh vật thuộc họ da trơn, chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, chắc thịt, chế biến được nhiều món ngon, được dân phố ưa chuộng tìm mua.

Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ nuôi loại đặc sản mắn đẻ, khéo chăm con

Chủ nhật, 28/04/2024 | 19:30
Đây là loài "đặc sản" khá dễ nuôi, mắn đẻ lại khéo chăm con và có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm dậy, trẻ em suy dinh dưỡng.
     
Nổi bật trong ngày

3 kiểu uống nước gây hại cơ thể ngày nắng nóng, mọi người cần lưu ý

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:30
Ngày hè nắng nóng, việc bổ sung nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, uống nước sai cách có thể vô tình gây hại sức khỏe.

Chiếc xe máy được bán với giá 24 tỷ đồng, đại gia liền xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:16
Một đại gia bí ẩn đã xuống tiền mua chiếc xe máy Harley-Davidson với giá 24 tỷ đồng.

Cứu sống bé trai 8 tháng tuổi bị hóc cuống xoài vào đường thở

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:32
Ngày 28/4, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, bác sĩ 2 bệnh viện  vừa phối hợp cứu sống bé trai 8 tháng tuổi bị hóc dị vật đường thở.

Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ nuôi loại đặc sản mắn đẻ, khéo chăm con

Chủ nhật, 28/04/2024 | 19:30
Đây là loài "đặc sản" khá dễ nuôi, mắn đẻ lại khéo chăm con và có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm dậy, trẻ em suy dinh dưỡng.

Đi câu cá, người đàn ông đào được khúc gỗ “sần sùi”, không ngờ trị giá hơn 350 tỷ đồng

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:30
Dù mọi người cho rằng khúc gỗ đó chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng người đàn ông lại khăng khăng đó là gỗ quý.