Đâu là rào cản đối với kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp?

Đâu là rào cản đối với kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp?

Lê Tuấn
Thứ 6, 24/12/2021 | 07:00
0
Kinh tế tuần hoàn giúp giảm thiểu việc sử dụng đầu vào từ bên ngoài, thay vào đó tái sử dụng các chất cặn bã, sử dụng năng lượng tái tạo và tái sinh hệ sinh thái.

Kinh tế tuần hoàn, giải pháp cho một hệ sinh thái bền vững

Theo báo cáo của Ellen MacArthur (tổ chức phi lợi nhuận- Anh), kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp phục hồi và tái tạo. Sử dụng các năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng. Hiểu một cách đơn giản, kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành khác hay tái sử dụng nguyên liệu, phế phẩm trong nội tại quy trình sản xuất của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn giúp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tại châu Âu, kinh tế tuần hoàn đã được triển khai một cách toàn diện nhằm xây dựng một hệ sinh thái khu vực bền vững và ổn định. Tháng 7/2014, Ủy ban châu Âu đã thông qua chương trình: “Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn: Vì một Châu Âu không rác thải”

Kinh tế vĩ mô - Đâu là rào cản đối với kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp?

Hệ thống thu hồi chủ động tạo ra các vòng lặp, giúp hạn chế sử dụng tài nguyên mới và hạn chế tác động môi trường. Nguồn: Ellen MacArthur Foundation

Trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Phát triển nghiên cứu kinh tế tuần hoàn (ĐHQG, Tp.HCM) cho biết, những năm gần đây tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đưa kinh tế tuần hoàn vào trong nhóm những giải pháp chiến lược. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua, Thủ tướng cũng đã báo cáo về vấn đề trung hòa Carbon ở Việt Nam đến năm 2050, trong đó có đề cập đến kinh tế tuần hoàn và cách tiếp cận để giải quyết bài toán phát triển bền vững, phát triển bao trùm.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, áp dụng kinh tế tuần hoàn có thể giảm 55% phát thải khí nhà kính cho toàn bộ nền kinh tế, đây được coi là công cụ giải quyết cho bài toán kinh tế - môi trường nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Việc giảm nguyên vật liệu sơ cấp thông qua các hoạt động tái sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, hoặc sinh ra trong quá trình sản xuất sẽ giúp bảo tồn, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng trở lên cạn kiệt, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời gia tăng cơ hội tìm kiếm thị trường mới, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Tiềm năng ứng dụng và các rào cản kinh tế tuần hoàn đối với nông nghiệp Việt Nam

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao hiện nay là yêu cầu tất yếu.

Việt Nam có một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và rất phong phú. Đây là tiền đề quyết định cho sự thành công khi ứng dụng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp thông minh tích hợp chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Mục đích thực hiện kinh tế tuần hoàn trong nông, lâm nghiệp là giúp giảm thiểu việc sử dụng đầu vào từ bên ngoài, thay vào đó là tái sử dụng các chất cặn bã và chất thải, phân bón gốc sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và tái sinh hệ sinh thái. Từ đó tạo các vòng tròn dinh dưỡng khép kín và giảm thải ra môi trường, xử lý và tái sử dụng chất thải, tinh chế sinh học .

Các nguồn đầu vào, chất thải, phụ phế phẩm sinh ra trong quá trình sản xuất như nuôi tôm, cá tra, trồng lúa…hoàn toàn có thể được tận dụng để xây dựng lên các mô hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp.

Kinh tế vĩ mô - Đâu là rào cản đối với kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp? (Hình 2).

 Ứng dụng công nghệ cao đã đưa nền nông nghiệp Israel phát triển vượt bậc

Theo quy hoạch tổng thể khu và vùng ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam sẽ có nhiều vùng nông nghiệp công nghệ cao phân bổ ở khắp các địa phương. Để thúc đẩy đề án này, Chính phủ đã đưa ra chính sách 100 nghìn tỉ đồng, khuyến khích các ngân hàng thương mại ưu tiên cho vay đối với các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

“Hiện đã có 29 dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch xây dựng và đưa vào hoạt động”, ông Quân cho biết.

Kinh tế vĩ mô - Đâu là rào cản đối với kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp? (Hình 3).

PGS, Ts Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện phát triển nghiên cứu kinh tế tuần hoàn (ĐHQG, Tp.HCM)

Tuy nhiên, vị Viện trưởng việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay còn nhiều nan giải khi vấp phải khá nhiều rào cản đến từ hạ tầng sản xuất, thể chế, quy chuẩn đầu tư… Điển hình là các yếu tố như trình độ học vấn của người lao động, hạ tầng giao thông, chính sách quản lý đất đai, vốn đầu tư, di cư và đô thị hóa. Bên cạnh đó là các khó khăn đến từ mặt kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ số.

Ông Quân đánh giá, để hoàn thành chuyển đổi số, thành công ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, điều kiện tiên quyết là sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nước- Nhà nông- Nhà khoa học và doanh nghiệp.

Trong đó, Nhà nước cần phải thể hiện rõ hơn nữa vai trò tổ chức sản xuất thông qua việc phát triển và xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết giữa các chuỗi sản xuất, các chuỗi thực phẩm với kênh phân phối và hệ thống thu mua, xuất khẩu.

Tập trung nâng cao năng lực của các bên liên quan từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cho đến các doanh nghiệp, HTX, các trường Đại học và Viện nghiên cứu để kịp thời cập nhật và bổ sung hệ thống kiến thức.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn

Chủ nhật, 19/12/2021 | 17:50
Đại hội lần thứ nhất Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam vừa được diễn ra với mục đích kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nông dân là "hạt nhân" của quá trình chuyển đổi số nông nghiệp

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:21
Cần có nhiều hơn nữa sự quan tâm, hướng dẫn trải nghiệm thực tế, “cầm tay chỉ việc” để giúp nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ số.

"Gót chân A-sin" và điều Bộ trưởng muốn ngành nông nghiệp thức tỉnh

Thứ 3, 30/11/2021 | 19:35
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, xanh hóa nền nông nghiệp không phải gánh nặng mà là cơ hội', do đó cần xác định tâm thế này để thay đổi.
Cùng tác giả

Đưa sản vật miền Tây về Hà NộI

Thứ 3, 05/07/2022 | 10:56
Với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng, dân số xấp xỉ 8,4 triệu, Hà Nội là thị trường tiêu thụ nội địa đầy tiềm năng cho các đặc sản xứ sở “sen hồng”.

Hai nghệ sĩ Việt Nam có được dẫn độ hay không?

Thứ 2, 04/07/2022 | 18:52
Hai nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục một cô gái 17 tuổi mang quốc tịch Anh tại đảo Majorca, Tây Ban Nha.

Doanh nghiệp Việt Nam cần lường trước để giữ thị phần cá ngừ tại Mỹ

Chủ nhật, 03/07/2022 | 19:18
Lạm phát tăng cao, thiếu hụt nguồn cung là những nguyên nhân khiến Hoa Kỳ có khả năng giảm thuế cho cá ngừ Trung Quốc.

Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang: Cần thời gian để đánh giá giống vải không hạt

Chủ nhật, 03/07/2022 | 07:46
Vải thiều không hạt có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được Bắc Giang trồng thử nghiệm thành công.

Clip: Tránh người dân phơi thóc trên đường, tai nạn chút xảy ra

Chủ nhật, 03/07/2022 | 07:34
Camera hành trình của một xe ô tô đã ghi lại tình huống vô cùng nguy hiểm, xảy ra trên đường tỉnh 477, thuộc địa phận huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực địa các khu tái định cư

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:26
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ngành và UBND Tp. Biên Hòa tập trung nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.