Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc

Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc

Thứ 7, 23/11/2013 | 09:06
0
Thực tế không ít các dân tộc thiểu số Việt Nam đã và đang sử dụng vải Trung Quốc để may những bộ trang phục đặc trưng của dân tộc mình, thay cho thổ cẩm.

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỉ niệm Tuần lễ: “Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản Văn hóa Việt Nam” do Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hội thảo với nội dung: “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay” đã được tổ chức sáng ngày 22/11 tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Thực trạng ngày nay trang phục các dân tộc đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang dần bị “tây hóa”, “lai căng” và trở nên kệch cỡm. Điều này gióng lên hồi chuông báo động không chỉ đối với bản thân các đồng bào dân tộc thiểu số mà với toàn xã hội về nét đẹp văn hóa đang dần bị mất đi. Có mặt tại buổi hội thảo, nhiều vấn đề được đưa ra “mổ xẻ”, tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Xã hội - Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc

Ông Hồ Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch chủ trì hội thảo.

Người dân làm ra chất liệu dân tộc với giá công rẻ mạt

“Trang phục các dân tộc ngày nay được may hầu hết bằng loại vải rẻ tiền của Trung Quốc” đây là một thực tế không khó để nhận ra. Lí giải về điều này, PGS.TS Đoàn Thị Tình cho hay: “Hầu hết để may được một bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình thì bà con phải mất rất nhiều thời gian, hơn nữa kinh phí không hề nhỏ nên mọi người thường chọn cách mua sẵn vải để may. Trước đây bà con vẫn tự sản xuất những chất liệu như thổ cẩm hay vải lanh, tuy nhiên không có đầu ra với giá hợp lí nên dần dần mọi người bỏ không làm nữa”.

Đồng tình với điều này, chị Vàng Thị Mai (người dân tộc Mông) đến từ Hà Giang so sánh: “Người dân tộc làm ra chất liệu vải truyền thống mong bán được giá để đảm bảo cuộc sống nhưng sự thật không như thế cũng giống như nuôi một đứa con mà mãi không lớn nên tự người dân bỏ dần nghề”.

Thực trạng này không chỉ diễn ra ở các thôn bản, nơi các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống mà ngay giữa lòng thủ đô, đơn cử như NTK áo dài Lan Hương lấy ví dụ: “Với làng nghề lụa Vạn Phúc, ngày nay khó mà tìm được lụa do chính người dân nơi đây làm ra mà chủ yếu là hàng hóa lấy từ Trung Quốc về bán”.

Xã hội - Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc (Hình 2).

Ông Hoàng Đức Hậu – Vụ trưởng vụ văn hóa dân tộc phát biểu trong cuộc thảo luận.

Trang phục truyền thống chưa được “sống” trong môi trường văn hóa phù hợp

Khi được hỏi các học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số về việc mặc trang phục của dân tộc mình, hầu hết đều nhận được câu trả lời của các em: “Rất ngại khi mặc nó vì sợ con mắt hiếu kì của mọi người xung quanh”. Tuy nhiên những ý kiến trong cuộc thảo luận đã chỉ ra rằng nguyên nhân là do người đồng bào chưa có một môi trường văn hóa phù hợp để họ trưng diện những bộ trang phục của dân tộc mình.

Vấn đề này đòi hỏi Sở VHTTDL các tỉnh phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn, tạo các “sân chơi” bằng việc phục dựng lại các lễ hội truyền thống của dân tộc đó để người dân bản địa có dịp khoe những bộ trang phục của dân tộc mình. Bên cạnh đó việc thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật ở các địa phương cũng là một cách làm hay để người dân hiểu hơn về nét đẹp của dân tộc mình qua trang phục.

Xã hội - Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc (Hình 3).

PGS.TS Đoàn Thị Tình đưa ra ý kiến đóng góp.

Trang phục dân tộc quá rườm rà, không phù hợp với sinh hoạt ngày nay.

Hầu hết các bộ trang phục của các dân tộc đều rất công phu, nhiều họa tiết, cầu kì từ việc may, vá đến khi mặc. Đây cũng là một trong các lí do mọi người “từ chối” với chính trang phục của dân tộc mình. Góp ý kiến trong cuộc hội thảo PGS.TS. Đoàn Thị Tình mạnh dạn đề xuất phương án: “Cải biên trang phục dân tộc để phù hợp hơn” đặc biệt là với đối tượng dân công sở đi làm. Tuy nhiên việc “cải biên” phải vừa tạo tính gọn nhẹ, dễ dàng, thuận tiện cho người mặc nhưng vẫn phải giữ được nét đặc trưng của dân tộc đó.

Bên cạnh đó những vấn đề như: “Người dân đồng bào các dân tộc thiểu số không biết dệt vải; Người giỏi nghề lại không được công nhận chính thức là nghệ nhân nên việc truyền dạy không đến nơi đến chốn. Trang phục của người dân tộc chưa có nhiều cơ hội để giới thiệu, quảng bá đến mọi người…” cũng là những vấn đề “nóng” được thảo luận quan tâm.

Xã hội - Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc (Hình 4).

Chị Vàng Thị Mai, dân tộc Mông đến từ Hà Giang mong muốn chợ Đồng Xuân (Hà Nội) có chỗ để đồng bào các dân tộc giới thiệu, quảng bá trang phục của dân tộc mình đến mọi người.

Phát biểu tại cuộc thảo luận, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn mong muốn trong thời gian tới vấn đề “bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số” sẽ được các cấp, các ngành và bà con đặc biệt quan tâm hơn nữa để đạt được hiệu quả. Thứ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số bởi nó chính là sản phẩm văn hóa các dân tộc.

Đặc biệt trong cuộc thảo luận, việc trình diễn trang phục của 54 dân tộc anh em tạo điểm nhấn đặc biệt để mọi người một lần nữa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của từng dân tộc qua những bộ áo váy đặc chưng.

Cùng xem một số hình ảnh của các trang phục dân tộc:

Xã hội - Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc (Hình 5).

Xã hội - Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc (Hình 6).

Xã hội - Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc (Hình 7).

Xã hội - Đau xót khi nhìn trang phục dân tộc may bằng vải Trung Quốc (Hình 8).

Trình diễn các bộ trang phục của 54 dân tộc một lần nữa khẳng định việc gìn giữ trang phục truyền thống là quan trọng và cần thiết.

Theo Dân trí

Hàng hóa Trung Quốc 'bóp chết' trẻ thơ từ trong nôi

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:16
Amber Donnals đang ngồi trên hiên nhà mình bỗng nghe một tiếng nổ, kế theo sau là những tiếng hét. Cô quay nhìn con trai mình, Bryan, 6 tuổi, đang chạy về phía cô, quần áo trên người đang cháy, và ngọn lửa đang phun ra từ phía sau của ngôi nhà di động của Donnalse.

Mức thù lao 'khủng' của các đạo diễn hàng đầu Trung Quốc

Thứ 7, 07/09/2013 | 14:06
Đạo diễn Lý An xếp đầu bảng trong khi đó Trương Nghệ Mưu chỉ khiêm tốn đứng ở vị trí thứ 3.

Vũ công chuyển giới nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc

Thứ 2, 29/07/2013 | 20:00
Sau khi đã được chuyển đổi giới tính, Jin Xing đã trở thành biểu tượng nổi bật nhất của sự tự do cá nhân và bình đẳng giới tại đất nước đông dân nhất thế giới này...

Hàng Trung Quốc chiếm hơn 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước

Thứ 7, 09/11/2013 | 08:26
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, hàng hóa Trung Quốc chiếm hơn 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Thị trường Việt Nam: 'bãi phế thải' của Trung Quốc?

Thứ 5, 30/05/2013 | 16:24
Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Việt Nam nguy cơ trở thành 'bãi phế thải' của Trung Quốc

Chủ nhật, 12/05/2013 | 17:00
Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Đĩa sứ Trung Quốc chứa 2 gói lạ là dụng cụ cờ bạc bịp?

Thứ 2, 15/04/2013 | 13:20
Chiếc đĩa bị vỡ rỗng ruột được tách thành 2 lớp, bên trong có 2 gói nhỏ được bọc trong một lớp giấy trông giống như lớp kim loại bạc hoặc nhôm.

Hàng hóa Trung Quốc 'bóp chết' trẻ thơ từ trong nôi

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:16
Amber Donnals đang ngồi trên hiên nhà mình bỗng nghe một tiếng nổ, kế theo sau là những tiếng hét. Cô quay nhìn con trai mình, Bryan, 6 tuổi, đang chạy về phía cô, quần áo trên người đang cháy, và ngọn lửa đang phun ra từ phía sau của ngôi nhà di động của Donnalse.

Mức thù lao 'khủng' của các đạo diễn hàng đầu Trung Quốc

Thứ 7, 07/09/2013 | 14:06
Đạo diễn Lý An xếp đầu bảng trong khi đó Trương Nghệ Mưu chỉ khiêm tốn đứng ở vị trí thứ 3.

Vũ công chuyển giới nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc

Thứ 2, 29/07/2013 | 20:00
Sau khi đã được chuyển đổi giới tính, Jin Xing đã trở thành biểu tượng nổi bật nhất của sự tự do cá nhân và bình đẳng giới tại đất nước đông dân nhất thế giới này...

Hàng Trung Quốc chiếm hơn 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước

Thứ 7, 09/11/2013 | 08:26
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, hàng hóa Trung Quốc chiếm hơn 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Thị trường Việt Nam: 'bãi phế thải' của Trung Quốc?

Thứ 5, 30/05/2013 | 16:24
Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Việt Nam nguy cơ trở thành 'bãi phế thải' của Trung Quốc

Chủ nhật, 12/05/2013 | 17:00
Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Đĩa sứ Trung Quốc chứa 2 gói lạ là dụng cụ cờ bạc bịp?

Thứ 2, 15/04/2013 | 13:20
Chiếc đĩa bị vỡ rỗng ruột được tách thành 2 lớp, bên trong có 2 gói nhỏ được bọc trong một lớp giấy trông giống như lớp kim loại bạc hoặc nhôm.