Để chặn “loạn” SGK cần phát động cuộc thi viết SGK trong giáo viên

Để chặn “loạn” SGK cần phát động cuộc thi viết SGK trong giáo viên

Dương Thu
Thứ 5, 15/11/2018 | 15:01
0
“Nên chăng phát động cuộc thi viết sách giáo khoa (SGK) trong giáo viên phổ thông để chương trình SGK không bị hàn lâm, giáo sư hóa, tiến sĩ hóa. Nếu quá nhiều bộ SGK thì rất khó quản lý, dễ dẫn đến loạn SGK”, ĐBQH Cao Đình Thưởng nói.

Chương trình SGK quá nặng, học sinh khó tiếp thu

Sáng 15/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về luật Giáo dục (sửa đổi).

Nhiều ĐBQH đặc biệt quan tâm đến vấn đề về SGK. Về chương trình SGK, ĐBQH Thưởng khẳng định, cần phải rà soát điều chỉnh kỹ lưỡng. SGK phải được thẩm định chặt chẽ, nội dung tinh gọn, mang bản sắc Việt Nam và hiện đại theo chuẩn quốc tế. Chương trình phổ thông phải hiện đại, dễ hiểu, dễ dạy, dễ học.

Người viết SGK phải thực sự giỏi và am hiểu sâu sắc về nội dung, chương trình và tâm lý sư phạm.

“Nên chăng phát động cuộc thi viết SGK trong giáo viên phổ thông để chương trình SGK không bị hàn lâm, giáo sư hóa, tiến sĩ hóa.

Nếu quá nhiều bộ SGK thì rất khó quản lý, khó lựa chọn, khó dạy một cách thống nhất và rất dễ dẫn đến loạn SGK. Lúc ấy, giáo dục sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Hậu quả là khôn lường”, ĐBQH Cao Đình Thưởng nói.

Giáo dục - Để chặn “loạn” SGK cần phát động cuộc thi viết SGK trong giáo viên

ĐBQH Cao Đình Thưởng đề nghị nên phát động cuộc thi viết SGK trong giáo viên phổ thông để chương trình SGK không bị hàn lâm

Vị ĐBQH tỉnh Phú Thọ cũng cho rằng: “Chương trình SGK quá nặng, học sinh khó tiếp thu. Chúng ta hình như đang phức tạp hóa các vấn đề đơn giản. Ví dụ học sinh lớp 1 chỉ cần đạt mục tiêu biết đọc, biết viết, học sinh phổ thông chỉ cần học kiến thức phổ thông, chúng ta đang hàn lâm hóa kiến thức đó. Những điều rất đơn giản trở thành rất phức tạp cho nên học sinh khó tiếp thu”.

Cũng nhấn mạnh về vấn đề SGK, ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) đề nghị cần quy định cụ thể vào dự thảo Luật dung lượng, nội dung địa phương biên soạn.

Đại biểu đồng tình quy định mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa nhưng đề nghị nghiên cứu cụ thể quy định về tiêu chí lựa chọn SGK, quy trình thẩm định cụ thể, chi tiết hơn.

Đồng tình với ĐBQH Cao Đình Thưởng, ĐBQH Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An) đề nghị quy định thống nhất chương trình SGK trong cả nước để đảm bảo việc dạy và học thống nhất.

Cần xem lại quy định về thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK

ĐBQH Hồ Thanh Bình (An Giang) đề nghị thành lập hội đồng quốc gia để thẩm định chương trình SGK. Tuy nhiên, phải xem xét kỹ mỗi môn học có một chương trình hay nhiều chương trình SGK.

Cụ thể, theo ông, cần quản lý chặt chẽ việc biên soạn SGK và sách tham khảo. Việc biên soạn SGK phải đảm bảo nội dung trong sáng, tích cực, gần gũi thực tiễn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện và đặc biệt là có định hướng giáo dục chân – thiện – mỹ cho học sinh.

Việc đưa vào SGK những nội dung trích dẫn không đúng, làm sai lệch bản gốc của các sáng tác hoặc nội dung gây hiểu lầm về ý nghĩa giáo dục, thậm chí sai chính tả là không được.

Giáo dục - Để chặn “loạn” SGK cần phát động cuộc thi viết SGK trong giáo viên (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, bộ GD&ĐT cần có trách nhiệm và vai trò chủ đạo trong việc biên soạn SGK.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh) nêu quan điểm về vấn đề SGK đã thẳng thắn nhìn nhận, cần cải cách phương thức xây dựng SGK. Theo đó, SGK với những môn học ở cấp THCS trở xuống phải có kiến thức cơ bản, mang tính nền tảng, hệ thống, có mức ổn định tối thiểu từ 3-5 năm chứ không thể thay đổi hằng năm như hiện nay.

Đối với các môn học cấp THPT trở lên mang tính lựa chọn, định hướng nghề nghiệp thì kiến thức SGK các môn học của cấp học này phải khác cấp THCS trở xuống.

Cụ thể, cần truyền đạt được kiến thức về kinh tế xã hội, cập nhật liên tục với sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Vì thế, SGK ở cấp học này phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về kiến thức cơ bản của từng môn học và những nội dung cập nhật để giành quyền chủ động, linh hoạt với giáo viên thông qua việc đưa ra các ví dụ thực tế, các tình huống, số liệu. Ngoài ra, giáo viên có thể lựa chọn thêm các tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức cơ bản trong SGK.

"Cần quy định rõ trong luật về các điều kiện để được điều chỉnh SGK và quy định chặt chẽ về quyền, trình tự, thủ tục, điều chỉnh SGK.

Ngoài ra cần xem lại quy định về thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK. Do việc biên soạn SGK có vai trò hết sức quan trọng, quyết định nội dung, kiến thức của từng chương trình học đòi hỏi chuyên môn cao, có tính hệ thống. Bộ GD&ĐT cần có trách nhiệm và vai trò chủ đạo trong việc biên soạn SGK chuẩn cho hệ thống giáo dục quốc dân", ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.

 

Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa: Sở sẽ chọn sách của NXB Giáo dục để lấy lòng Bộ?

Chủ nhật, 14/10/2018 | 10:19
Chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa sẽ được triển khai song song cùng chương trình giáo dục phổ thông mới đang có lo ngại, các trường sẽ chọn bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam để được lòng Bộ. Cũng có ý kiến cho rằng các nhà xuất bản khác cần phải chuẩn bị rất tốt mới có thể “tham gia cuộc chơi” này.

NXB Giáo dục độc quyền in ấn sách giáo khoa: 5 NXB vào “cuộc đua nghìn tỷ” liệu có công bằng?

Thứ 4, 03/10/2018 | 06:10
Sau khi dư luận xã hội cùng báo Người Đưa Tin đăng loạt bài nói về việc độc quyền trong in ấn sách giáo khoa (SGK), có những tác động tiêu cực, mới đây, bộ GD&ĐT cho biết hiện 5 nhà xuất bản (NXB) sẽ được tham gia cùng NXB Giáo dục Việt Nam trong việc in SGK. Đây là tín hiệu đáng mừng, mặc dù vậy, chính những NXB này cho biết sẽ là vô cùng khó khăn khi tham gia “sân chơi” này cùng NXB Giáo dục Việt Nam vì nhiều lý do.

Không thể để độc quyền trong in sách giáo khoa

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:30
Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng: “Nếu còn giữ độc quyền in sách giáo khoa thì chỉ một nhóm lợi ích được hưởng, không thể để tình trạng này kéo dài thêm”.
Cùng tác giả

Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn trúng cử ĐBQH khoá XV

Thứ 5, 10/06/2021 | 22:24
Theo Nghị quyết về kết quả bầu cử, có 499 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV. Trong đó, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam trúng cử tại tỉnh Bình Dương.

Info: Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu bầu cử

Thứ 7, 22/05/2021 | 09:00
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu hội đồng Nhân dân tương ứng với mỗi cấp hội đồng Nhân dân.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về luật Phòng, chống ma túy

Thứ 6, 16/04/2021 | 15:24
Sáng 16/4, tại Hà Nội, văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố luật Phòng, chống ma túy.

HLG tỉnh Sơn La: Nâng cao nhận thức về Điều lệ Hội trong đời sống

Thứ 5, 15/04/2021 | 07:32
Hội nghị tập huấn Điều lệ hội Luật gia Việt Nam năm 2020 của hội Luật gia tỉnh Sơn La vừa diễn ra thành công tốt đẹp.

17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội được kiện toàn sau kỳ họp 11

Thứ 7, 10/04/2021 | 18:24
Sau kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, 17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được kiện toàn.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...