Doanh nghiệp 'đói' vốn, công nhân ra đường hàng loạt

Doanh nghiệp 'đói' vốn, công nhân ra đường hàng loạt

Thứ 6, 19/07/2013 | 20:27
0
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh trong khi số ngừng hoạt động, giải thể lại tăng vùn vụt do lãi suất huy động vốn cao và kéo dài, đầu tư tiêu dùng giảm, quản trị tài chính và quản trị doanh nghiệp còn hạn chế… Số doanh nghiệp giải thể tăng cao kéo theo đó là hệ lụy về bài toán việc làm cho những lao động thất nghiệp.

Doanh nghiệp đua nhau giải thể

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5 của Ủy ban Giám sát Tài chính dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong tháng 5, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động là 3.590 doanh nghiệp, đưa con số của cả nước trong 5 tháng đầu năm lên đến 23.226 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động trong 5 tháng đầu năm nay bằng gần một nửa số doanh nghiệp giải thể, phá sản của các năm trước (năm 2012 là 53.972 doanh nghiệp; năm 2011 là 54.198 doanh nghiệp-PV). Số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động bình quân theo tháng đang tăng dần kể từ năm 2011 đến nay.

Theo nhận định của PGS. TS Đặng Văn Thanh- nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách, tài chính của Quốc hội, hiện các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng rất khó khăn. Theo đánh giá của ông Thanh, trong năm 2013 này, doanh nghiệp thậm chí còn khó khăn hơn so với năm trước. Ngoài những khó khăn chung trong bối cảnh thế giới, doanh nghiệp còn gặp khó trong quản trị tài chính với hàng loạt các chi phí lớn (chi phí tiền lương, chi phí lobby), gặp khó khăn với lãi suất ngân hàng cao, các chi phí liên quan đến thuế phí...

Bất động sản - Doanh nghiệp 'đói' vốn, công nhân ra đường hàng loạt

Số doanh nghiệp giải thể đang tăng mạnh. (Ảnh minh hoạ)

Trong bối cảnh số doanh nghiệp cả nước tăng cao, Hà Nội là đơn vị có số doanh nghiệp giải thể được liệt vào top đầu. UBND TP. Hà Nội vừa có báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2013. Luỹ kế 5 tháng đầu năm, Hà Nội có 6.192 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giảm 20% so với cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp giải thể là 222 doanh nghiệp (tăng 27%); doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể 1.266 doanh nghiệp (tăng 27%); doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh là 2.804 doanh nghiệp (giảm 2%) và số tạm ngừng kinh doanh là 1.900 doanh nghiệp (giảm 49%). Đáng chú ý, số doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn còn lớn.

Mới đây, tại hội nghị tiếp xúc giữa UBND TP.Hà Nội với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, một số các doanh nghiệp kiến nghị, họ vẫn gặp rào cản trong việc tiếp cận vốn vay, hàng tồn kho còn ở mức cao. Ông Phí Ngọc Chung, tổng giám đốc công ty Trung Thành cho biết, hiện nay các ngân hàng chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp lớn nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng lại không đáp ứng được điều kiện của ngân hàng như: Tài sản thế chấp không đầy đủ hoặc không còn tài sản để thế chấp. Cũng theo ông Chung, lãi suất ngân hàng có giảm nhưng vẫn rất khó để tiếp cận. Đó là chưa kể khó khăn về chi phí sản xuất vẫn tiếp tục tăng, trong khi đó lượng hàng bán ra giảm sút do sức mua của người dân yếu ớt.

Phân tích về khó khăn của các doanh nghiệp, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc sở Công thương Hà Nội nhận định: "Việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vẫn gặp những rào cản. Đa phần, mới chỉ có các doanh nghiệp lớn thoả mãn được điều kiện vay vốn của các ngân hàng, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận được nguồn vốn vì không đáp ứng được về tài sản thế chấp. Từ đó nảy sinh tình trạng, người muốn vay thì không thể vay được dẫn đến thiếu vốn sản xuất và buộc phải giải thể".

Đau đầu bài toán... thất nghiệp

Trao đổi với PV, ông Vũ Vinh Phú cho rằng: Tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng 27%, doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể tăng 27% quả thực là một con số đáng lưu ý. Nó phản ánh thực trạng của nền kinh tế. Nếu nói biểu đồ kinh tế có hình chữ U thì qua những con số trên, ta có thể thấy, nền kinh tế đang ở "vị trí đáy" của chữ U. Đặt trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hiện nay, GDP tăng trưởng chậm, sức mua giảm sút, hàng hoá tồn kho lớn, lãi suất ngân hàng tuy giảm nhưng vẫn còn cao, nợ xấu vẫn đang là nỗi lo của nhiều đơn vị thì tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng gần 30% so với năm ngoái là điều không tránh khỏi. Việc các doanh  nghiệp giải thể sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy. Sản phẩm xã hội giảm sút, số người thất nghiệp tăng cao.

Bàn về việc giải quyết quyền lợi cho các khách hàng khi doanh nghiệp phá sản, ông Phú cho hay, các doanh nghiệp buộc phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi của khách hàng theo luật Phá sản thì mới có đủ điều kiện để giải thể công ty.

Từ thực trạng trên, vị chuyên gia này đưa ra kiến nghị cần tiến hành đồng bộ các giải pháp như: Hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho; hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản như tạo điều kiện chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; cải cách hành chính; tăng cường xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường mới cho doanh nghiệp... Bên cạnh đó, chúng ta phải có cuộc cách mạng trong kinh tế, trong quản lý, hạn chế chi phí "bôi trơn". "Về phía các doanh nghiệp, mỗi đơn vị phải mạnh dạn kiến nghị với Nhà nước các vướng mắc về chính sách thuế, ưu đãi khuyến thương để có thể giải quyết được khó khăn của mình. Chẳng hạn, đối với các mặt hàng tiêu dùng, cần khuyến nghị giảm thuế bán lẻ, thực hiện công khai minh bạch các chương trình bình ổn giá, làm tốt công tác ngăn chặn hàng lậu từ biên giới... Có như thế thì những khó khăn mới dần dần được tháo gỡ và doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng phá sản", ông Phú nhấn mạnh.

Đưa ra cái nhìn lạc quan về tình hình phát triển của các doanh nghiệp, vị nguyên Phó giám đốc sở Công thương Hà Nội cho rằng: "Để doanh nghiệp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế trong nước có lẽ cần phải có những giải pháp đồng bộ, triệt để, bên cạnh đó cần có những cú hích mang tính đột phá nhằm tạo ra biến chuyển mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Hà Nội đang tiến hành hàng loạt các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là về vốn vay và thuế giá trị gia tăng. Nếu những biện pháp đó được thực hiện triệt để thì tôi tin tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ dần khởi sắc trong năm 2014 tới".           

TS.Trần Du Lịch, uỷ viên Ủy ban kinh tế Quốc hội (đoàn ĐBQH TP.HCM) nhận định: Các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động nhưng ngân hàng không tăng được tín dụng. Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài dẫn đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều, khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp "thiếu máu"- thiếu vốn và lâm vào tình trạng phá sản, giải thể.

Hạnh- Giang

Doanh nghiệp phải công khai nợ trên mạng

Thứ 3, 16/07/2013 | 09:42
Đó là một trong những quy định mới được ghi nhận trong Dự thảo thông tư của Bộ tài chính về hướng dẫn việc công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ.

Nhận ‘lót tay’ doanh nghiệp, nhiều sếp ngân hàng hầu tòa

Thứ 5, 11/07/2013 | 09:37
Nhận quà biếu và hàng nghìn USD của doanh nghiệp, lãnh đạo và cán bộ ngân hàng Agribank chi nhánh 3 (TP HCM) đã ký duyệt nhiều hồ sơ vay vốn khống, làm thất thoát 112 tỷ đồng của Nhà nước.

Luật 'chết' khiến nhiều doanh nghiệp trong tình trạng ngấp ngoải

Thứ 6, 28/06/2013 | 09:58
Luật Phá sản gần như là một luật “chết” khi đa phần các điều luật đều không đi vào cuộc sống trong gần 10 năm nay. Luật "chết" "báo hại" doanh nghiệp không được chết.
Cùng chuyên mục

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Bộ Xây dựng vào cuộc vụ xây 22 biệt thự không phép ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:07
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cung cấp các thông tin liên quan vụ xây không phép 22 căn biệt thự tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.