Đưa thổ cẩm đến trời Tây

Đưa thổ cẩm đến trời Tây

Chủ nhật, 22/01/2023 | 19:38
0
Những nỗ lực của chị H’Ler Êban không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại, mà còn giúp nhiều người lao động ổn định cuộc sống.

Vực dậy nghề dệt thổ cẩm

Tìm về buôn Kniết (xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), chúng tôi được nghe không ít câu chuyện về chị H’Ler Êban (SN 1975, hiện là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) – người phụ nữ đã dốc hết tâm trí, giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê một lần nữa được sống lại.

Trò chuyện với chúng tôi, chị H’Ler nở nụ cười hiền cho hay, nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Ê Đê đã có từ rất lâu và tồn tại bao đời nay. Cho đến năm 2011, từ khi làm đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk, chị có dịp đi công tác, tiếp xúc với nhiều người dân Ê Đê tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua những lần đi thực tế ấy, chị H’Ler không khỏi lo lắng trước tình trạng nghề truyền thống của dân tộc mình đang ngày càng mai một và có nguy cơ biến mất. Hầu hết người dân Ê Đê không còn thiết tha với các trang phục truyền thống nữa, bởi chúng khá thô cứng và khó di chuyển. Bên cạnh đó, các nghệ nhân dệt thổ cẩm của người Ê Đê cũng ít dần. Bởi để hoàn thành được một tấm vải được dệt thủ công bằng tay phải mất cả tuần mới làm xong. Vậy mà, sau khi dệt xong, cũng chẳng biết bán cho ai nên không có thu nhập lo cho cuộc sống gia đình. Nên chẳng còn mấy ai mặn mà theo nghề này nữa.

Dân sinh - Đưa thổ cẩm đến trời Tây

Chị H’Ler nói về hành trình vực dậy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Ê Đê.

“Nếu như tình trạng này tiếp tục diễn ra thì chỉ cần một thời gian rất ngắn nữa thôi, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sẽ bị "khai tử" mà không một ai lưu luyến hay tiếc nuối. Theo đó, giá trị văn hóa truyền thống cũng dần biến mất”, chị H’Ler chia sẻ.

Đứng trước những trăn trở ấy, chị H’Ler hạ quyết tâm bằng mọi cách phải khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Năm 2018, trên cơ sở kinh nghiệm may mặc của bản thân, chị đã dùng tất cả nguồn thu nhập của gia đình để thành lập nhà may Amí Sia.

Dân sinh - Đưa thổ cẩm đến trời Tây (Hình 2).

Chị H’Ler cho biết, mỗi họa tiết, hoa văn trên các trang phục thổ cẩm đều thể hiện sự gần gủi, hòa đồng giữa thiên nhiên và người Ê Đê.

Chị tập hợp nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm trên địa bàn tỉnh dệt thổ cẩm để bán cho mình. Chị H’Ler yêu cầu các nghệ nhân phải thể hiện được các hoa văn, họa tiết truyền thống của dân tộc mình trên mỗi sản phẩm. “Mỗi họa tiết, hoa văn trên các tấm vải thổ cẩm đều có hình thù, ý nghĩa khác nhau. Tất cả đều thể hiện sự gần gũi, hòa đồng giữa thiên nhiên và đồng bào dân tộc Ê Đê”, chị H’Ler lý giải.

Sau khi các nghệ nhân hoàn thành dệt thổ cẩm, chị H’Ler mang về và tự tay thiết kế, cắt may các mẫu trang phục cách tân với phương châm “hiện đại hòa nhập, nhưng không hòa tan”. Để khắc phục điểm yếu thô ráp, không thoải mái của trang phục thổ cẩm trước đây, chị H’Ler tìm chất vải thun gân ngang phối với các hoa văn, họa tiết được dệt thủ công để thiết kế trang phục.

Dân sinh - Đưa thổ cẩm đến trời Tây (Hình 3).

Những nỗ lực của chị H’Ler Êban đã giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại.

Việc lựa chọn chất vải co giãn này giúp cho người mặc dễ dàng di chuyển, cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Đặc biệt, việc cách tân này không làm thay đổi kiểu dáng và giá trị văn hóa truyền thống trên mỗi bộ trang phục của đồng bào dân tộc Ê Đê.

Sau khi hoàn thành các mẫu trang phục cách tân phối hoa văn truyền thống, chị H’Ler chụp lại rồi đăng lên các trang mạng xã hội thì bất ngờ sự quan tâm của nhiều người. Cũng từ đây, đã có rất nhiều người liên hệ hỏi mua trang phục truyền thống của chị. “Điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là không chỉ người Ê Đê mà rất nhiều người dân tộc kinh và các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, thậm chí nhiều Việt kiều ở nước ngoài, với nhiều độ tuổi khác nhau cũng rất thích thú, đặt mua các sản phẩm trang phục thổ cẩm của tôi”, chị H’Ler cho hay.

Mang ấm no về bản làng

Cũng theo chị H’Ler, khách hàng của sản phẩm trang phục thổ cẩm chủ yếu là nữ giới nên đòi hỏi sự thẩm mỹ và tính thời trang rất cao. Do đó, để trang phục thổ cẩm phù hợp với thị hiếu thời trang liên tục thay đổi như hiện nay, chị không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tự trau dồi kiến thức để sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi, thời tiết, môi trường làm việc, sự kiện, lễ hội khác nhau.

Dân sinh - Đưa thổ cẩm đến trời Tây (Hình 4).

Từ ngày liên kết với nhà may Amí Sia, nhiều nghệ nhân dệt thổ cẩm được ổn định việc làm, có thêm thu nhập cải thiện cho cuộc sống của gia đình.

Được biết, trung bình mỗi năm, nhà may của Amí Sia đã bán ra trên 500 sản phẩm trang phục thổ cẩm cho khách hàng trong nước và bà con Việt Kiều ở Mỹ, Úc, Canada, Phần Lan. Đồng thời, đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 4 thợ may và 10 nghệ nhân dệt, với mức thu nhập từ 3-4,5 triệu đồng/tháng.

Miệt mài bên khung cửi đặt tại nhà văn hóa cộng đồng, bà H'Rưm Hmok (SN 1957, trú tại xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin) cho biết, bản thân biết dệt thổ cẩm từ khi còn nhỏ, nhưng sau này dệt ra không biết bán cho ai. Trong khi đó, gia đình bà có hoàn cảnh khó khăn, chồng bị tai nạn và không thể lao động được 6 năm nay nên mọi gánh nặng kinh tế đều đè lên đôi vai của bà. Vì thế, kể từ khi liên kết với nhà may Amí Sia đã giúp cho gia đình bà có thêm thu nhập để lo trang trải cuộc sống.

Dân sinh - Đưa thổ cẩm đến trời Tây (Hình 5).

Chị H’Ler hướng dẫn cho thợ may khi thực hiện các sản phẩm trang phục cách tân.

Để có được kết quả như hôm nay, đó là cả một hành trình đầy khó khăn, gian khổ mà bản thân chị H’Ler đã phải trải qua. Điều khiến chị cảm thấy hạnh phúc nhất là những năm gần đây, rất nhiều người dân tộc Ê Đê nói riêng và các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên nói chung đã tìm đến và sử dụng nhiều sản phẩm trang phục thổ cẩm. Đáng nói, mọi người không chỉ diện những bộ trang phục này đến lễ hội, nhà thờ mà còn dùng đi dự đám cưới, đám hỏi, thậm chí đi làm tại các công sở.

Dân sinh - Đưa thổ cẩm đến trời Tây (Hình 6).

Chị H’Ler hướng dẫn các nghệ nhân khi dệt các hoa văn, họa tiết.

“Tôi rất mong, trong thời gian tới không chỉ dừng lại ở việc cách tân trang phục đồng bào Ê Đê mà có thể mở rộng dệt họa tiết hoa văn, phối được hoa văn trên áo dài, váy cô dâu, khoăn choàng, ví, túi xách... nhằm thu hút nhu cầu của nhiều khách hàng tìm đến sản phẩm trang phục thổ cẩm. Khi phát triển được các đơn hàng này thì sẽ giúp cho nhiều nghệ nhân có việc làm ổn định lo cho gia đình”, chị H’Ler tâm sự.

Bà Bùi Thị Lộc – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cư Kuin cho biết, mô hình “Nhà may thổ cẩm Amí Sia” có ý nghĩa rất lớn lao trong việc duy trì nghề dệt truyền thống của người Ê Đê và tạo công ăn việc làm cho một số nghệ nhân. Đây cũng là một trong những mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động có hiệu quả và rất tiềm năng. Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết của chị em phụ nữ trên địa bàn về đời sống văn hóa, xã hội và lưu giữ nét đẹp truyền thống. 

Khánh Ngọc

Đưa con voi khoảng 30 tuổi về trung tâm bảo tồn chăm sóc

Thứ 5, 24/11/2022 | 10:00
Trước nguyện vọng của chủ voi, trung tâm bảo tồn tại tỉnh Đắk Lắk đang làm việc với các cơ quan chức năng để đưa con voi khoảng 30 tuổi từ Lâm Đồng về chăm sóc.

''Phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn di sản văn hóa"

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:59
Theo chuyên gia, trong quá trình khai thác du lịch, các DN phải đồng hành với bảo tồn di sản văn hoá cho thế hệ tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Đắk Lắk: Bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng với kinh phí hơn 20 tỷ

Thứ 6, 04/03/2022 | 11:54
Tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2022-2025, với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng.
Cùng tác giả

Nhóm nam nữ tụ tập ăn nhậu trong lúc cả thành phố đang cách ly xã hội

Thứ 4, 12/08/2020 | 10:20
Trong lúc toàn thành phố đang thực hiện cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 thì một nhóm nam nữ tụ tập ăn nhậu tại văn phòng đại diện của công ty xổ số.
Cùng chuyên mục

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Công ty cho công nhân nghỉ đến hết tháng 5

Thứ 6, 03/05/2024 | 21:05
Công ty gỗ Bình Minh, nơi xảy ra vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong, đã ra thông báo cho công nhân nghỉ việc đến hết ngày 31/5 để khắc phục sự cố.

Nghệ An: Chìm thuyền câu mực, hai thuyền viên mất tích trên biển

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:00
Một thuyền câu mực của ngư dân ở Nghệ An bị gió lốc và sóng lớn đánh chìm trên biển, hiện tại 2 ngư dân trên tàu này đang mất tích.

Độc đáo những ngôi nhà sàn vách đất mùa hè mát, mùa đông ấm

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:00
Không phải bởi gia cảnh khó khăn, mà những ngôi nhà sàn vách đất phù hợp với thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Và, gia chủ muốn bảo tồn nét văn hoá đặc sắc này.

Người “chữa lành”, kẻ “rách” thêm sau cơn mưa “vàng” ở Huế

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:52
Hai trạng thái cảm xúc, người vui kẻ khóc sau cơn mưa bất chợt kéo dài từ chiều tối qua (2/5) ở Thừa Thiên-Huế.

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH thăm người bị thương vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:02
Đoàn công tác của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Bộ Công an đã đến thăm, động viên những người bị thương trong vụ nổ lò hơi tại tỉnh Đồng Nai.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bình Phước: Người dân vùng biên phải trầy trật tìm nguồn nước để phục vụ sinh hoạt hàng ngày

Thứ 6, 03/05/2024 | 13:00
Người dân tại huyện biên giới tỉnh Bình Phước phải trầy trật tìm nguồn nước để phục vụ sinh hoạt hàng ngày, cũng như tưới tiêu cho cây trồng.

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH thăm người bị thương vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:02
Đoàn công tác của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Bộ Công an đã đến thăm, động viên những người bị thương trong vụ nổ lò hơi tại tỉnh Đồng Nai.

Độc đáo những ngôi nhà sàn vách đất mùa hè mát, mùa đông ấm

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:00
Không phải bởi gia cảnh khó khăn, mà những ngôi nhà sàn vách đất phù hợp với thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Và, gia chủ muốn bảo tồn nét văn hoá đặc sắc này.

Bản tin 3/5: Ăn món quen thuộc, gần 300 người nhập viện gấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Ăn món quen thuộc, gần 300 người nhập viện gấp; Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong ở Đồng Nai...