Ghi âm, hình chống bức cung: Phải lựa chọn, nếu không sẽ khó khả thi

Ghi âm, hình chống bức cung: Phải lựa chọn, nếu không sẽ khó khả thi

Thứ 6, 06/11/2015 | 17:25
0
Sẽ rất khó để áp dụng phương pháp ghi âm, ghi hình với tất cả các vụ việc, tất cả các phòng hỏi cung và ở tất cả các địa phương.

Ngày 6/11, Quốc hội dành toàn thời gian để thảo luận tại hội trường về Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi). Các nội dung sửa đổi được đại biểu quan tâm, cho ý kiến sôi nổi như: Nguyên tắc suy đoán vô tội; tranh tụng trong tố tụng hình sự; căn cứ và thời hạn tạm giam;… Đặc biệt, nhiều đại biểu quan tâm đến việc bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can.

Đa số các đại biểu đồng ý với việc nên có việc bắt buộc ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can. Tuy nhiên, đi kèm với mong muốn này để hạn chế bức cung nhục hình, tránh oan sai như một số vụ việc thời gian qua, đại biểu cũng bày tỏ lo ngại và đề nghị ban soạn thảo xem xét thật kỹ vấn đề này. Thêm nữa, đa số những lý do dẫn đến sự e ngại của đại biểu xoay quanh vấn đề, liệu khi đưa vào thực tiễn thì luật có khả thi hay không.

Phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thẳng thắn bày tỏ lo ngại về tính khả thi của việc ghi âm ghi hình trong điều kiện hiện nay. Ngay cả vấn đề con người, chúng ta cũng cần tập huấn cho cán bộ. Còn các máy ghi âm ghi hình, liệu có đủ để phục vụ công tác hỏi cung này hay không?

Xã hội - Ghi âm, hình chống bức cung: Phải lựa chọn, nếu không sẽ khó khả thi

ĐB Triệu Là Pham cho rằng việc ghi âm ghi hình là cần thiết nhưng phải lựa chọn vụ việc, nếu không sẽ khó khả thi. Ảnh Dương Thu

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với PV, ĐB Triệu Là Pham (Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) đưa quan điểm: “Việc ghi âm ghi hình là một vấn đề mới. Điều này xuất phát từ việc trong thời gian vừa qua có hiện tượng bức cung nhục hình hoặc bị can, bị cáo đưa ra những lời khai không phù hợp, không khớp nhau. Thậm chí, nhiều bị can, bị cáo đưa ra những lời khai phản lại ý kiến ban đầu nên gây khó khăn cho quá trình điều tra.

Việc ghi âm là để đảm bảo phù hợp với biên bản mà cơ quan điều tra đã lấy lời khai của bị can, bị cáo.

Riêng với chuyện g

Cùng chuyên mục

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.

Cho thôi, bãi nhiệm 12 đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội đã bãi nhiệm 3 đại biểu Quốc hội, cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 người khác. Hiện, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 487 đại biểu.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

Cải cách tiền lương từ 1/7: Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ ra sao?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương được thực hiện từ ngày 1/7/2024.

Đóng BHXH tự nguyện, trợ cấp tuất được tính thế nào?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:44
“Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như thế nào” là vấn đề nhiều người quan tâm.
     
Nổi bật trong ngày

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:38
Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.