Giải cứu nông sản: Làm gì để không thành “chuyện muôn thuở”?

Giải cứu nông sản: Làm gì để không thành “chuyện muôn thuở”?

Thứ 6, 02/06/2017 | 15:56
0
Những năm gần đây đã có nhiều câu chuyện giải cứu nông sản diễn ra, người nông dân thấp thỏm lo âu nhưng điều này có thể sẽ vẫn tái diễn nếu gốc rễ vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế (Học viện Tài chính) đã có những phân tích sâu sắc về vấn đề này.

Tiêu dùng & Dư luận - Giải cứu nông sản: Làm gì để không thành “chuyện muôn thuở”?

 PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế (Học viện Tài chính) 

Theo ông Thịnh, nói đến vấn đề giải cứu nông sản đầu tiên phải nói về định hướng quy hoạch của các cơ quan quản lý phát triển các ngành nghề chưa tốt, nhất là vai trò của Chính phủ và Bộ NN&PTNT trong việc quy hoạch và phát triển các hàng hóa. Đồng thời, chưa phát huy vai trò giữa các nhà công nghệ với việc nông dân sản xuất và với các DN chế biến cũng như với thị trường. Nhiều vấn đề từ việc quy hoạch sản xuất cái gì, như thế nào chưa ổn. Từ cao su, cà phê, lúa gạo đến các mặt hàng khác gần như cứ được mùa thì rớt giá bất kể là hoa quả hay mặt hàng công nghệ như cao su…

Chuyên gia kinh tế này nhận định, việc quy hoạch chưa tốt nên người ta tổ chức sản xuất theo ý muốn chủ quan và cảm nhận thị trường của người nông dân chứ không phải ý muốn của nhà nước. Thêm vào đó việc quy hoạch thị trường nông sản tiêu thụ thì gần như không có mà cứ để các doanh nghiệp và người nông dân tự lo việc tiêu thụ, kể cả tiêu thụ trong nước hay ngoài nước. Vì thế hàng hóa nông sản đổ về những thị trường gần và dễ tính như Trung Quốc chứ không có định hướng phát triển ra thị trường nước ngoài cũng như những khu vực cần quan tâm. Khi các thị trường dễ tính ngừng nhập hoặc có vấn đề thì lập tức nông sản sẽ bị ứ đọng và rớt giá, điều này cho thấy việc đa dạng hóa thị trường không ổn.

Không những vậy, công nghiệp bảo quản sau thu hoạch và công nghệ chế biến các sản phẩm hàng hóa nông sản tuy đã nói rất nhiều năm nhưng ngành này không hề có sự tiến bộ nào đáng kể so với trước đây.

Ông Thịnh chỉ rõ: “Hầu như người nông dân vẫn phải bán các sản phẩm thô của mình cho các đầu nậu cũng như cho các nhà xuất khẩu và chúng ta cũng vẫn chỉ xuất khẩu những sản phẩm thô. Do đó hiệu quả không cao, giá trị gia tăng không lớn và rõ ràng chúng ta không chủ động được nguồn hàng, vì nếu chúng ta chủ động được khâu công nghiệp chế biến tốt thì sẽ chủ động được nguồn hàng, từ đó điều tiết khi nào cần bán nhiều hàng, khi nào bán ít hàng và khi nào cần thiết đổ vào sản xuất. Điều này cho thấy có nhiều vấn đề trong cả quy hoạch, định hướng sản xuất, chế biến đến vai trò của các nhà khoa học, của công nghệ, của giống cây trồng vật nuôi, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn”.

Theo ông Thịnh, nhiều quốc gia tuy có nhiều bất lợi như đất đai khô cằn nhưng đổi lại họ có công nghệ sản xuất cao nên họ vẫn có thể sản xuất được những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp mang tính chất cơ bản và có năng suất hiệu quả cao, ở ta lại không áp dụng được mặc dù đó không phải việc gì khó khăn quá đối với nông nghiệp Việt Nam.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng lưu ý, về giống cây trồng, vật nuôi vẫn là những giống cũ, lạc hậu trong khi các nước khác có nguồn giống tốt hơn, vì vậy sản phẩm hàng hóa cạnh tranh hơn. Các nhà khoa học cũng chưa giúp triển khai các giống cây tốt vào sản xuất nông nghiệp vì thế đem lại hiệu quả thấp. Đây cũng là lời đáp để giải quyết việc nông sản xuất theo mùa vụ và có chất lượng thấp cũng như chỉ tiêu thụ được ở thị trường dễ tính, điều này cũng là nguyên nhân khiến nông sản của ta bị phụ thuộc.

Phân tích thêm về việc nông sản nông dân bán ra giá thấp nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao, vị này cho rằng đó là do khâu phân phối còn yếu kém. Khâu này yếu từ việc mua, bán, nhập mặt hàng nông sản cho đến việc tiêu thụ tại các cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị lớn – điều này gần như một sự tách biệt. Do dó, các doanh nghiệp trong nền kinh tế khi mua bán các sản phẩm hàng hóa , gần như họ không tính đến vị thế của các hàng hóa họ đã mua, chứng tỏ khâu bán buôn và bán lẻ của ta chưa được tổ chức một cách hợp lý, các lợi ích của các khâu này vẫn quá lớn nên cần chấn chỉnh lại.

Thiên Di

Cùng tác giả

Sắp hết thời gian thí điểm, số phận Uber, Grab ra sao?

Thứ 7, 02/12/2017 | 06:46
Thời gian thí điểm xe hợp đồng công nghệ theo Quyết định 24 của bộ Giao thông Vận tải đang bước vào những ngày cuối cùng. Đến tháng 1/2018 liệu có tiếp tục thực hiện hay sẽ dừng lại?

Lần đầu tiên 2 khách hàng cùng ẵm Jackpot 2 trị giá gần 2 tỷ

Thứ 5, 30/11/2017 | 17:11
Kỳ quay số mở thưởng 00052/17, công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã xác định được 2 vé trúng thưởng giải Jackpot 2 sản phẩm Power 6/55, mỗi giải trị giá 1.846.275.500 đồng.

Bài toán thiệt – hơn giữa Uber, Grab và taxi truyền thống

Thứ 5, 30/11/2017 | 06:43
Sau gần 2 năm thí điểm xe ứng dụng công nghệ như Uber, Grab, taxi truyền thống đã vấp phải nhiều khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường bởi các quy định còn nhiều hạn chế.

Bộ Công thương đang triển khai bán 53,59% vốn điều lệ tại Sabeco

Thứ 4, 29/11/2017 | 11:19
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang triển khai bán 53,59% vốn điều lệ của Sabeco do bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.

Sáng nay (29/11) sẽ công bố kế hoạch thoái vốn tại Sabeco

Thứ 4, 29/11/2017 | 07:07
Theo nguồn tin từ bộ Công Thương, trong buổi sáng hôm nay sẽ công bố kế hoạch và phương án thoái vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Cùng chuyên mục

Giá nông sản hôm nay 10/5: Cà phê lấy lại đà, sầu riêng tăng trưởng khá, sấu non đầu mùa đắt hàng

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:03
Hôm nay cà phê có thêm ngày thứ 2 liên tiếp tăng giá. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục tăng trưởng khá.

Giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg: Nông dân phấn khởi

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:35
Xu hướng tăng đã quay trở lại với thị trường cà phê thế giới. Tại thị trường trong nước, giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg

Trung Quốc đứng đầu trong nhóm nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 52 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ; xuất khẩu được sang 22 thị trường trên thế giới.

Đồng Nai: Đến vụ thu hoạch sầu riêng, nông dân đặt nhiều kỳ vọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:00
Tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), nhiều thương lái thu mua sầu riêng đã tới tận vườn để thương lượng, thu mua với giá cao.

Quảng Nam tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:10
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật trong 4 tháng đầu năm với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Phước: QLTT thu nộp ngân sách hơn 4 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:34
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra, phát hiện xử lý 465 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước hơn 4 tỷ đồng.

Quảng Nam tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:10
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật trong 4 tháng đầu năm với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.