Giải mã năng lực chủ đầu tư dự án Gamuda City

Giải mã năng lực chủ đầu tư dự án Gamuda City

Thứ 3, 17/01/2017 | 10:41
0
Kéo dài thời gian thực hiện dự án thêm 10 năm, liên tục điều chỉnh tổng mức đầu tư hay xin rút khỏi một phần dự án đặt ra dấu hỏi về năng lực thực sự của Tập đoàn Gamuda.


Bất động sản - Giải mã năng lực chủ đầu tư dự án Gamuda City

 Dự án Gamuda City chậm tiến độ cả thập kỷ

Chậm tiến độ 10 năm

Cuối tháng 1/2007, Tập đoàn Gamuda Berhad được cấp phép đầu tư dự án Công viên Yên Sở với diện tích 500 ha theo hình thức BT. Theo đó, tập đoàn Malaysia phải xây dựng 2 hạng mục là nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Công viên Yên Sở với chi phí hơn 430 triệu USD. Đổi lại sẽ được triển khai xây dựng và kinh doanh khu đô thị Gamuda Gardens ngay bên cạnh công viên.

Cả tổ hợp trên được gọi là Gamuda City, với tổng mức đầu tư ban đầu 8 tỷ Ringgit Malaysia, tương đương 2,3 tỷ USD, chỉ bằng non nửa con số 5 tỷ USD được Gamuda công bố với giới truyền thông Việt. Thời gian triển khai dự kiến là 10 năm, có nghĩa rằng nếu thực hiện đúng kế hoạch, thì năm nay (2017), Gamuda City sẽ đưa vào vận hành toàn bộ tổ hợp.

Đây là dự án đầu tiên ngoài Malaysia mà Gamuda làm chủ đầu tư.  Bởi vậy không khó hiểu khi thị trường bất động sản trong nước nhanh chóng rơi vào suy thoái, cộng với khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến dự án Gamuda City chậm tiến độ nghiêm trọng những năm sau đó, với các mốc thời gian thi công liên tục bị trì hoãn.

Kết quả là vào năm 2013, sau nhiều lần thay đổi tổng mức đầu tư, chi phí còn lại cần giải ngân vẫn dậm chân ở mức 7,9 tỷ Ringgit, tương đương 2,44 tỷ USD, thời gian hoàn thành theo kế hoạch mới là năm 2026, tức là chậm hơn cả thập kỷ so với giấy phép đầu tư được UBND TP. Hà Nội cấp năm 2007.

Đáng chú ý là mặc dù chậm tiến độ nghiêm trọng tại Gamuda City, song Tập đoàn mẹ Gamuda Berhad vẫn không tập trung nguồn lực để thực hiện dự án theo đúng tiến độ, qua đó giữ uy tín cũng như chứng tỏ trách nhiệm với khách hàng, mà năm 2010 còn bỏ ra 82,8 triệu USD (chiếm 60%) cùng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín Sacomreal (30%) thành lập Công ty CP Đầu tư BĐS Sài gòn Thương Tín Tân thắng, nhằm thực hiện dự án Celadon City tại TP. Hồ Chí Minh (Gamuda Berhad năm 2015 đã bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu trong Công ty Tân Thắng lên 100%).

Dự án Celadon City có diện tích 82 ha, với tổng mức đầu tư ban đầu là 5,5 tỷ Ringgit, tương đương 1,73 tỷ USD, dự kiến hoàn thành sau 9 năm xây dựng.

Gánh nặng nợ nần

Đầu tư dàn trải khiến Gamuda thiếu nguồn lực thực hiện dự án Gamuda City. Đơn vị trực tiếp triển khai dự án này là Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam (GLVN) được Gamuda Berhad lập ra năm 2008 với vốn điều lệ 7,3 triệu USD.

Con số này đã được tăng lên nhanh chóng những năm sau đó. Theo số liệu gần nhất chúng tôi thu thập được, vốn điều lệ của GLVN tính tới cuối năm tài chính 2014 là 162,4 triệu USD, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu 2,3 tỷ USD của dự án (hay là 5 tỷ USD như Gamuda cho biết). Bởi vậy không khó hiểu khi cả 2 dự án của Gamuda tại Việt Nam đều phục thuộc không nhỏ vào đòn bẩy tài chính. Tính tới cuối tháng 7/2016, tổng các khoản vay nợ của Gamuda Berhad để thực hiện 2 dự án trên lên tới hơn 240 triệu USD, chiếm 1/5 tổng số vay nợ tài chính của cả Tập đoàn.

Áp lực tài chính lớn có thể là nguyên nhân khiến GLVN hồi cuối năm 2014 xin rút khỏi Khu B dự án Gamuda City, với lý do chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn. Trước đó, công ty này cũng đã đề xuất với UBND TP. Hà Nội xin điều chỉnh quy hoạch công viên Yên Sở, bổ sung thêm chức năng nhà ở thương mại nhằm tăng tính khả thi cho dự án, thực chất là để tăng nguồn thu bù đắp chi phí bỏ ra quá lớn.

Trước sự ngờ vực của dư luận về năng lực tài chính, lãnh đạo GLVN từng đăng đàn khẳng định Công ty vẫn luôn nhận được sự hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ Gamuda Berhad. Mặc dù vậy, xem xét một số chỉ tiêu tài chính quan trọng của Tập đoàn Gamuda Berhad có thể phần nào giải thích tại sao GLVN mặc cho có sự hậu thuẫn lớn nhưng vẫn chậm tiến độ cả thập kỷ.

Vốn điều lệ của Tập đoàn Gamuda Berhad tính tới cuối tháng 7/2016 là gần 600 triệu USD, chỉ tăng 20% so với 10 năm trước, thời điểm công ty này bắt đầu đặt chân vào Việt Nam. Nợ phải trả là 1,7 tỷ USD; tổng tài sản khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương một doanh nghiệp BĐS cỡ lớn ở VIệt Nam. Lợi nhuận trong năm tài chính 2016 (từ 01/08/2015-31/07/2016) là 164 triệu USD, thấp hơn nhiều so với con số năm 2015 (190 triệu USD). Chỉ tiêu này đã giảm liên tục từ năm 2014 đến nay.

Với tiềm lực tài chính không quá lớn, song kể từ thời điểm chọn Việt Nam làm thị trường nước ngoài đầu tiên để đầu tư trong lĩnh vực BĐS, Gamuda Berhad đã “thâu tóm” tổng cộng 3.800 ha đất ở Malaysia, Australia, Singapore và Việt Nam để phát triển các dự án với tổng mức đầu tư lên tới 13,5 tỷ USD trong 2 thập kỷ tới.

Điều này có nghĩa rằng nếu Gamuda không sớm tăng vốn, thì việc hoàn thành đúng tiến độ cùng lúc nhiều dự án lớn là điều không dễ dàng. Và một khi rủi ro xảy đến, chẳng hạn thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, không loại trừ khả năng Gamuda sẽ mắc kẹt trên nhiều “mặt trận”, trong đó có dự án Gamuda City.

* Số liệu được chúng tôi phân tích từ Báo cáo tài chính các năm của Tập đoàn Gamuda Berhad.

Nghi Điền

Cùng chuyên mục

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.

Ngộ độc do ăn bánh mì ở Đồng Nai: Mở thêm một đơn vị cấp cứu

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:14
Số ca nhập viện vì ngộ độc do ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh tăng lên gần 330 người. Cơ sở y tế vừa phải mở thêm một đơn vị cấp cứu.