Giọt nước mắt của nhà khoa học và nỗi đau chảy máu chất xám

Giọt nước mắt của nhà khoa học và nỗi đau chảy máu chất xám

Vũ Thu Hương
Thứ 7, 26/12/2020 | 19:52
0
Để yên tâm nghiên cứu nên những công trình có giá trị cho xã hội, trước hết các nhà khoa học phải phần nào thoát khỏi gánh nặng cơm áo.

Nghiên cứu sinh Hồ Thị Thương sinh năm 1991, đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Chị Thương là đồng tác giả của một đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế năm 2018, có tên là: Oligomeric vaccine from plants by S-tag- S-protein fusions (số hiệu đăng ký sáng chế là WO/2018.115305 A1, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới cấp).

Bên cạnh đó, chị Thương cũng đồng thời là tác giả chính của 2 công bố và đồng tác giả của 4 công bố quốc tế uy tín. Chị từng tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của một khoa thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Quan điểm - Giọt nước mắt của nhà khoa học và nỗi đau chảy máu chất xám

Nghiên cứu sinh Hồ Thị Thương ngậm ngùi rơi lệ khi nhắc tới thu nhập của nhà khoa học không đủ để chị giúp đỡ cha mẹ. Ảnh: báo Dân Trí

Với các nhà khoa học trong nước, đăng ký sáng chế quốc tế không chỉ là niềm tự hào mà là mơ ước. Chị Thương cùng với Giáo sư Udo Conrad và TS. Phan Trọng Hoàng (Viện Di truyền Thực vật và Nghiên cứu cây trồng, IPK, CHLB Đức) là 3 tác giả đã phát minh ra phương pháp sản xuất protein oligomer trong tế bào nhân thực bằng cách đồng biểu hiện của hai protein dung hợp trong tế bào nhân thực, bao gồm 1 protein dung hợp S-Tag, trong đó protein có thể là kháng nguyên hoặc kháng thể và một protein dung hợp S-protein- tp. Sáng chế này nhằm tìm ra một chiến lược tiêm chủng hiệu quả và nhanh chóng, ứng dụng cho việc phát triển vaccine, trong đó có vaccine phòng chống cúm gia cầm A/H5N1 và dịch tả lợn Châu Phi.

"Tôi có một khát vọng đó là được đóng góp và cống hiến một phần sức lực, nhỏ bé của mình vào sự phát triển khoa học của nước nhà, đồng thời mang đến cho nước nhà những sản phẩm vaccine thú y có hiệu quả ứng dụng tốt trong tương lai", nhà khoa học Hồ Thị Thương bày tỏ.

Tuy nhiên, trong chia sẻ mới đây về việc mình lựa chọn cống hiến cho khoa học nhưng không đủ tài chính báo hiếu cha mẹ, Hồ Thị Thương đã bật khóc.

Có nhiều thành tựu cho khoa học, cộng đồng nhưng ít ai biết rằng việc lựa chọn cống hiến cho khoa học của nhà khoa học nữ này khiến cô không đủ tài chính báo hiếu cho cha mẹ. Mức lương 3 triệu đồng/tháng dành cho một nhà khoa học thực là một con số khó tin.   

Tuy nhiên, thực tế đây không phải trường hợp hiếm hoi các nhà khoa học trẻ công tác trong những cơ quan, viện nghiên cứu của nhà nước phải chịu nhận mức lương như vậy. Một trong những lý do khiến cán bộ khoa học trẻ lương thấp là bởi họ chưa có bằng cấp TS, chưa được phong PGS, hay có những công nhận tương tự để được tăng lương. Tính lương cho khoa học chỉ dựa trên bằng cấp hay chức vụ như hiện nay thực quá ư bất hợp lý.

Nghiên cứu khoa học là phải dựa trên kết quả, trên hiệu quả, trên đóng góp cụ thể, chứ không thể chỉ dựa trên bằng cấp hay chức vụ. Nghiên cứu khoa học đích thực không nên bị đánh đồng với các công trình... trên giấy.

Đầu tư cho khoa học là đầu tư cho tương lai và tiến bộ. Thực tế, ở nhiều nước, mức lương dành cho các nhà khoa học luôn ở mức khá. Chẳng hạn, từ năm 2016, mức lương dành cho các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học sự sống ở Mỹ đạt 100,400 USD. Mức lương dành cho các nhà khoa học trong giới học thuật cũng ở mức thấp hơn không đáng kể. Tương tự, ở các nước Châu Âu hay Canada, Pháp, mức lương dành cho người làm khoa học cũng không thấp hơn con số trên.

Lương thấp sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám trong đội ngũ các nhà khoa học tài năng. Nhìn những trí thức phải dứt áo rời khỏi đất nước ra nước ngoài làm việc thực không khỏi ngậm ngùi. Câu chuyện một tiến sĩ y khoa phải bỏ khao khát làm việc ở quê hương vì mức lương chưa đến 4 triệu đồng để sang Canada làm việc với lương gấp 7 lần từng gây xôn xao dư luận hẳn sẽ chưa phải trường hợp cuối cùng.

So sánh về mức lương giữa các nước dành cho các nhà khoa học đôi khi có sự khập khiễng bởi nền kinh tế và tốc độ phát triển mỗi nước có sự khác nhau. Tuy nhiên, để yên tâm nghiên cứu nên những công trình có giá trị cho xã hội, trước hết các nhà khoa học phải phần nào thoát khỏi gánh nặng cơm áo. Có như vậy, tình trạng chảy máu chất xám mới không còn là điều xót xa.   

Nhà khoa học Australia giải mã bí ẩn về Tam giác quỷ Bermuda

Thứ 2, 07/12/2020 | 18:08
Mới đây nhà khoa học người Australia đã đưa ra lý giải về sự mất tích bí ẩn của 5 máy bay Mỹ tại Tam giác quỷ Bermuda.

Bí hiểm rợn người sau vụ ám sát nhà khoa học Iran và sự im lặng

Thứ 3, 01/12/2020 | 12:17
Dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh vẫn bị đối phương vẫn tìm được sơ hở để ra tay hành động bí hiểm.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Những cái tên xưa

Thứ 2, 01/04/2024 | 07:00
Những tên riêng làng xã, có những cái tên tồn tại đã hàng mấy trăm năm, đều có đời sống riêng của nó, đều có nguyên do, đều có yếu tố lịch sử và văn hóa.

Cuộc sống có đôi khi...

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Cuộc sống có đôi khi, có rất nhiều những điều xảy đến, cái mà ta không thể nào lường trước được.

Củi tươi

Thứ 2, 11/03/2024 | 07:00
Đang khi xử vụ đại án Vạn Thịnh Phát với rất nhiều kỷ lục thì cùng lúc Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại tiếp tục... "đốt lò".
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.