Hà Nội thông tin việc giải tỏa 1.300 cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng

Hà Nội thông tin việc giải tỏa 1.300 cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng

Thứ 3, 06/06/2017 | 15:44
0
Theo sở Xây dựng Hà Nội, việc dịch chuyển, giải tỏa hơn 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng mới là đề xuất của chủ đầu tư. Quan điểm của TP là ưu tiên bảo tồn.

Chiều 6/6, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, sở Xây dựng Hà Nội đã thông tin rõ việc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng, thuộc Vành đai 3 (đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long).

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tuyến đường Vành đai 3 là trục giao thông huyết mạch của TP, tuyến đường quan trọng của giao thông liên tỉnh cũng như là trục chính đô thị phục vụ đi lại nội đô. Do vậy, việc xây dựng, mở rộng tuyến đường theo quy hoạch là yếu tố cấp bách và cũng phù hợp với tốc độ tăng trưởng, nhu cầu đi lại của người dân.

Xã hội - Hà Nội thông tin việc giải tỏa 1.300 cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng

Lãnh đạo sở Xây dựng Hà Nội thông tin tại buổi giao ban báo chí chiều 6/6 tại Thành ủy Hà Nội.

Trong quá trình làm đường, ngoài việc giải tỏa nhà dân, hạ tầng thì có khoảng 1.315 cây xanh phải dịch chuyển, giải tỏa, cắt tỉa; trong đó có 1.015 cây xà cừ, bàng, lát, sưa, xoài… phải giải tỏa, chặt hạ; 158 cây phải dịch chuyển; 142 cây được giữ nguyên.

Theo quy hoạch và hồ sơ thiết kế mở rộng đường Phạm Văn Đồng thì hàng cây cần di chuyển, giải tỏa nằm trong phạm vi mở rộng đường, các đường dẫn lên xuống đường trên cao.

Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định nhu cầu, số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên tuyến đường Phạm Văn Đồng đến nay mới là theo phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư dự án đưa ra.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, quan điểm nhất quán của lãnh đạo TP là tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Trong trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh chi phí, chỉ trong điều kiện không thể dịch chuyển mới chặt hạ.

Đối với số cây xanh phải xử lý trong dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng, TP đã giao cho các đơn vị liên quan lên danh sách, hồ sơ cây xanh, phương án đối với từng cây, có sự giám sát chặt chẽ việc xử lý như di dời hay chặt hạ.

Trong dự án này, TP yêu cầu cao hơn về quy hoạch cảnh quan kiến trúc, cây xanh được trồng mới trên tuyến phải tương đương hệ thống cây xanh đã trồng đường Võ Chí Công. Sau khi di dời hơn 1.300 cây kể trên, Hà Nội sẽ trồng thay thế 1.547 cây, gồm giáng hương, bàng Đài Loan, cọ dầu, ban hoàng hậu. Ngoài ra, còn có khoảng 4.600 cây bụi như đại sứ, tường vi, hoa giấy… được trồng trên tuyến đường này.

Cũng tại cuộc họp, Hà Nội khẳng định không có chủ trương về giải tỏa, thay thế 4.000 cây xà cừ như thông tin dư luận đã nêu.

Nhất Nam

Cùng tác giả

Hà Nội: Chủ tịch xã liên tiếng sau khi bị "tố" dọa giết người chống tiêu cực

Thứ 5, 26/04/2018 | 19:23
Ông Nguyễn Trung Chi - Chủ tịch UBND xã Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) bị một người dân tố cáo dọa giết người đấu tranh chống tiêu cực. Tuy nhiên, ông Chi lại khẳng định thông tin tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín của ông.

Hà Nội: Xe bồn va chạm xe máy, 2 người tử vong

Thứ 4, 25/04/2018 | 13:26
Vụ tai nạn giữa một xe bồn và xe máy vừa ra vào khoảng 11h30 trưa 25/4, trên đường Quốc Lộ 1A hướng Hà Nội đi Phủ Lý, đoạn thuộc xã Minh Cường (Thường Tín – Hà Nội) làm 2 người tử vong tại chỗ.

Dân Hà Nội ùn ùn xếp hàng chụp ảnh chân dung thuê bao di động

Chủ nhật, 22/04/2018 | 17:52
Tận dụng ngày nghỉ cuối tuần, nhiều người dân Thủ đô đã kéo đến điểm giao dịch của các nhà mạng để hoàn thiện thông tin cá nhân, bổ sung ảnh chân dung.

Bộ trưởng bộ Tài chính nói về dự luật Thuế tài sản: "Vạn sự khởi đầu nan"

Thứ 6, 20/04/2018 | 16:54
Trả lời về dự thảo luật Thuế Tài sản, Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: “Vạn sự khởi đầu nan. Mọi thứ mới trong quá trình nghiên cứu, thậm chí có thể còn phải sửa cả tên luật".

Diệt tảo lam ở Hồ Gươm bằng phương pháp thủ công

Thứ 6, 20/04/2018 | 09:03
Các công nhân đang tiến hành vớt thủ công vi khuẩn lam (tảo lam) phát triển bùng nổ ở Hồ Gươm làm cho mặt nước hồ ở nhiều vị trí ven bờ chuyển màu xanh khác lạ.