Hồ sơ kinh hãi của Trung Quốc về an toàn thực phẩm

Hồ sơ kinh hãi của Trung Quốc về an toàn thực phẩm

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:19
0
Trước khi chúng tôi giải thích tại sao các nhà sản xuất Trung Quốc lại có xu hướng mạnh chế ra các thứ 'hàng đồng nát' chết người, điều quan trọng là phải bóc trần một trong những giai thọai ưa thích của những kẻ biện hộ từ Trung Quốc rằng các sản phẩm Trung Quốc là cũng an toàn như các quốc gia khác.

Một sự thật không thể tranh cãi ở đây là, trong khi mọi quốc gia thỉnh thoảng sản xuất ra những sản phẩm sai lỗi và nguy hiểm – ôi chà, ngay cả một công ty như Toyota được biết đến với chất lượng siêu đẳng của nó mà đôi khi cũng có xáo lộn lớn – thì tất cả người Trung Quốc lại cùng liên kết với nhau theo cách đồng đảng làm bậy.

Để chứng minh điều này, chúng tôi có thể trích dẫn cho bạn hết dữ liệu thống kê này đến số liệu thống kê khác. Tuy nhiên, điệp khúc nhanh này về hồ sơ báo cáo an toàn sản phẩm của Trung Quốc ở Châu Âu chắc là cũng quá đủ.

Việt Nam Xanh - Hồ sơ kinh hãi của Trung Quốc về an toàn thực phẩm

Cảnh sát Trung Quốc bên một bồn chứa dầu thải lấy từ ống cống của các nhà hàng, vốn sẽ được những kẻ bất lương tái chế sử dụng lại

Trong năm 2009, Trung Quốc phải nhận tất cả đến 58% số cảnh báo an toàn sản phẩm từ các nhà làm luật châu Âu, trong khi đó chỉ có 2% số hàng xuất khẩu của Mỹ sang Âu châu là bị phất cờ phạt. Và xin lưu ý: Số lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Châu Âu chỉ lớn hơn chút ít so với Mỹ – 18% là của Trung Quốc so với 13% là của Mỹ. Một phép tính đơn giản với những tỷ số này cho thấy rằng các sản phẩm của Trung Quốc đã bị phất cờ cảnh cáo vì vi phạm an toàn với tỷ lệ 22 lần cao hơn so với Mỹ.

Và bây giờ là yếu tố thắt nút. Mặc cho các cố gắng mạnh mẽ bởi Liên minh châu Âu (EU) nhằm cải thiện sự phù hợp về chất lượng sản phẩm của Trung Quốc – kể cả một quá trình kiểm tra đặc biệt cho các hàng hóa Trung Quốc và gửi các thanh tra Châu Âu đến Trung Quốc để huấn luyện các viên chức chính phủ về các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm – Trung Quốc đã vẫn cố gắng để vượt qua chính mình bằng cách thâu nhận một con số sững sờ là 61% của tất cả các cảnh cáo của EU trong năm 2010.

Còn đây là một điểm rộng hơn: Bạn không thể tin các nhà làm luật Trung Quốc sẽ bảo vệ bạn. Thực tế, hầu như đến một nửa số lần khi mà các nhà làm luật châu Âu đưa ra cảnh báo các đối tác Trung Quốc về một khuyết tật sản phẩm hay vi phạm an toàn, thì người Trung Quốc chẳng làm gì cả. Không. Zero. Tịnh không! Lý do chính: nhà sản xuất Trung Quốc đang có liên đới hầu như không thể truy ra và buộc tội được bởi viên chức chính phủ.

Đây là một hoàn cảnh thuận tiện rất đáng kể cho các tập đoàn Trung Quốc, hoặc đây là một phép thử thực sự của tính cách không đáng tin cậy của quá nhiều nhà máy “tim đen” của Trung Quốc.

Việt Nam Xanh - Hồ sơ kinh hãi của Trung Quốc về an toàn thực phẩm (Hình 2).

Một nạn nhân của sữa có chất melamine.

Chính quyền Trung Quốc đã nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề và từng đề ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình. Năm ngoái, phó thủ tướng Lý Khắc Cường đã chỉ đạo thiết lập một cơ chế kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dài hạn đồng thời trừng phạt thật nghiêm những kẻ có tội.

Tổng cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (SFDA) cũng đang chỉnh sửa quy chế sử dụng phụ gia, yêu cầu chính quyền các cấp tăng cường việc kiểm tra chất phụ gia, kể cả thuốc kháng sinh. Chính quyền Thâm Quyến hứa sẽ thưởng 500.000 tệ (1 tệ = 3.300 đồng) cho ai phát hiện thực phẩm không an toàn.

Tuy nhiên, cũng có một thực tế khác là có quá nhiều cơ quan trực thuộc các bộ chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm, bao gồm cả Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế. Khi đụng chuyện, bộ này chỉ qua bộ kia, né tránh trách nhiệm.

Cũng vì chuyện quản lý chồng chéo, các biện pháp thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm không hữu hiệu. Hơn nữa, chính những người trong ngành tư pháp xác nhận các tội phạm không bị trừng phạt đích đáng. Trừ những vụ án điểm như vụ sữa nhiễm melamine năm 2008 có 2 án tử hình, hầu hết các vụ án khác đều được xử nhẹ. (Còn tiếp).

> Toàn cảnh sự kiện:'Chết dưới bàn tay Trung Quốc'

Diệp Thanh (lược dịch theo Death by China/ tổng hợp)

Hàng hóa Trung Quốc 'bóp chết' trẻ thơ từ trong nôi

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:16
Amber Donnals đang ngồi trên hiên nhà mình bỗng nghe một tiếng nổ, kế theo sau là những tiếng hét. Cô quay nhìn con trai mình, Bryan, 6 tuổi, đang chạy về phía cô, quần áo trên người đang cháy, và ngọn lửa đang phun ra từ phía sau của ngôi nhà di động của Donnalse.

Thực phẩm Trung Quốc - con đường dẫn đến địa ngục

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:16
Tháng 9/2012, sông Dương Tử, đoạn chảy xuyên qua thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, đã bất ngờ chuyển thành màu đỏ vàng chỉ sau 1 đêm.

Một quả táo Trung Quốc, việc làm cho bác sỹ ung thư Mỹ cả đời

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:17
Death by China là cuốn sách của Nhà xuất bản Pearson Prentice Hall do hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry - đều là giảng viên tại Đại học California-Irvine (Mỹ) phân tích về Trung Quốc ngày nay.

Giết người bằng heparin kiểu Trung Quốc

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:18
Cuốn sách Death by China, tức 'Chết dưới tay Trung Quốc', cung cấp một sự thật ghê rợn về đạo đức suy đồi của một lớp doanh nhân Trung Quốc, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá và giết người.