Học thuộc văn mẫu: 'Ngày xưa chúng tôi học văn khác bây giờ' (kỳ 4)

Học thuộc văn mẫu: 'Ngày xưa chúng tôi học văn khác bây giờ' (kỳ 4)

Thứ 3, 23/05/2017 | 15:53
0
Hiện tượng học sinh tiểu học chép và học thuộc văn mẫu, bài văn có sẵn khiến nhiều phụ huynh bất bình. Nhiều thầy cô thế hệ 7X, 8X thốt lên: "Ngày xưa, chúng tôi tập làm văn theo cách khác"...

Báo Người Đưa Tin xin trích đăng ý kiến của một số thầy, cô giáo :

TS. Vũ Thu Hương  (ĐH Sư phạm Hà Nội): "Thời chúng tôi không có chuyện văn mẫu"

Ngày xưa, nghĩa là 20, 30 năm trước đây, trẻ tiểu học cũng học văn. Thời đó, chúng tôi học văn khác hẳn bây giờ. Cách học văn hết sức chân phương và hợp lý. Thuở đó, chuyện trẻ con thành phố tả con gà ra con vịt cũng không hiếm. Vậy nhưng, thầy cô giáo chỉ sửa thật kỹ càng chứ không có chuyện văn mẫu.

Tôi vẫn nhớ những giờ học văn. Thời đó, điểm văn được 9, 10 là vô cùng hiếm. Văn cứ 7 điểm là đã thấy mình giỏi ghê rồi. Còn lại, văn cứ 5, 6 điểm là bình thường. Điều này với chúng tôi là bình thường và hợp lý. Đơn giản bởi vì trẻ tiểu học mới biết đọc viết, viết được câu văn gãy gọn, có đủ chủ vị đã khó, nói gì đến làm văn.

Ngay kể cả lên cấp 2, cấp 3 viết văn vẫn là việc khó và được đánh giá điểm khắt khe hơn. Kể cũng đúng với một lĩnh vực có chút sáng tạo. Nếu chấm điểm quá dễ dàng, phải chăng việc cho điểm trở thành hình thức?

Thời chúng tôi đi học, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, nỗi u ám của cái đói không làm giảm đi tiếng cười đùa của lũ học trò nghịch ngợm. Những câu chữ văn chương cũng nhuốm màu sắc hồn nhiên và tinh quái của lũ học trò.

Tôi vẫn nhớ bạn tôi đã viết 1 bài văn, sau đó cô giáo có đọc to cho cả lớp nghe như sau:

Nhà tôi có 1 con gà. Nó rất đẹp, màu sắc đủ loại: Xanh, đỏ, tím, vàng. Mẹ tôi bảo: Con gà này vô dụng. Nó chỉ biết gáy, chả biết đẻ gì cả. Tôi thì chỉ rình lúc bố mẹ không có nhà để chạy ra nhổ lông đuôi của nó. Ngày xưa các cụ viết bút lông nhiều lắm. Tôi cũng muốn thử viết nên cũng nhổ đuôi nó mấy lần. Mỗi lần nhổ, nó lại đá vào tay tôi. Có lần còn bị nó ỉa một phát vào tay.

Khỏi phải nói lớp tôi đã cười to thế nào khi bài văn con gà được đọc lên. Tuy vậy, chúng tôi chẳng ai chê cười bạn mà chỉ thấy rất vui vẻ. Còn cô giáo, cô cười cùng chúng tôi và cũng chỉ nói: "Em đừng có nhổ lông đuôi của nó nữa, nó mổ cho đấy".

Dân sinh - Học thuộc văn mẫu: 'Ngày xưa chúng tôi học văn khác bây giờ' (kỳ 4)

 Cách cô giáo dạy văn chúng tôi cũng không giống ngày nay. (Ảnh minh họa).

Cách cô giáo dạy văn chúng tôi cũng không giống ngày nay. Các cô hướng dẫn chúng tôi làm mở bài, thân bài và kết luận. Các cô giới thiệu các cách mở bài và kết luận khác nhau. Còn thân bài thường được tự do viết theo ý mình.

Tôi còn nhớ, các cô giới thiệu khá nhiều cách mở bài và kết luận khác nhau. Vì thế, các bài văn thường không giống nhau.

Bài văn của tôi được cô giáo đọc trước lớp 1 lần duy nhất trong năm lớp 4 có cách mở bài khác với các bạn bè thời đó. Tôi đã viết: “Tâm, nhớ mình không, mình là Hương đây. Lâu quá rồi nhỉ!” và cô giáo đã khen ngợi cách mở bài khác với những cách khác như “chào bạn, dạo này bạn thế nào?....” mà cô vẫn thấy trong các bài văn viết thư khác trong lớp.

Cô giáo cũng thường nhấn mạnh với chúng tôi về lỗi chính tả nhiều hơn là ý tứ văn chương. Các thầy cô thời đó tôn trọng ý tưởng của lũ trẻ con nên điều các thầy cô nhắc nhở thường là: câu này chưa có đầy đủ chủ vị, có lỗi sai chính tả…. Vì thế, riêng với tôi, thói quen đọc kỹ lại đề rà soát lỗi chính tả và lỗi chủ vị được hình thành từ lúc tiểu học đã theo tôi đến tận bây giờ.

Thời đó, bố mẹ cũng chẳng can thiệp vào việc học văn của chúng tôi. Thời cơm áo gạo tiền và sự tôn vinh giáo viên rất thật đó, phụ huynh dành trọn niềm tin vào thầy cô giáo. Bố mẹ chỉ can thiệp bằng roi khi có những lời mách tội của cô gửi về đến nhà.

Chính vì vậy, viết văn của lũ trẻ tiểu học ngày xưa khác hẳn bây giờ. Ngày nay, trẻ được học quá ít những cách mở bài, kết luận. Các bài văn thường rất giống nhau. Đặc biệt là cách hành văn kiểu: Em rất yêu….xuất hiện khắp các bài văn của các cháu. Những ý tứ phần thân bài cũng được hiệu chỉnh vô cùng nhiều khiến cho các bài văn thường na ná nhau.

Tệ hơn nữa là hiện tượng văn mẫu. Các cháu học thuộc các bài văn mẫu để đi thi thì chép ra cho nhanh khiến cho trẻ không có khả năng quan sát và ghi lại những cảm nghĩ của mình. Điều này sẽ rất tai hại về sau.

Học văn thì thời nào cũng khó. Đó là bộ môn mang tính sáng tạo trên các con chữ vốn là thứ không đơn giản với bất kể ai huống chi trẻ tiểu học. Tuy nhiên, việc dạy văn theo văn mẫu thực tế đã làm thui chột khả năng sáng tạo của trẻ, tạo ra sức ỳ trong việc học tập của trẻ và làm giảm khả năng tự tin của trẻ trong việc trình bày ý tưởng của bản thân. Đã đến lúc chúng ta phải cương quyết chấm dứt hiện tượng bất ổn này".

Dân sinh - Học thuộc văn mẫu: 'Ngày xưa chúng tôi học văn khác bây giờ' (kỳ 4) (Hình 2).

 Muốn học sinh tiếp thu tốt, bài học phải sáng tạo (Ảnh: Internet).

Cô giáo dạy văn Lâm Thị Hiền, giáo viên trường THCS Ngũ Lão, Hải Phòng: “Dạy văn không nên dạy cách chép văn"

Ngày xưa, khi học văn, tôi nhớ cô giáo cứ đọc rồi mình chép, thậm chí đến khi tôi học cấp 2, mọi thứ vẫn rất mập mờ. Mãi sau này khi lên cấp 3, mới hiểu là phải học như thế. Tôi bắt đầu tập làm quen và tích lũy được một chút kinh nghiệm. Nhưng rồi khi ra trường, đi dạy, tôi mới hiểu ra rằng, dạy văn không nên dạy cách chép văn, nên dạy cho học sinh cách hiểu vấn đề. Nghĩa là, khi học sinh đọc đề lên, phải phân tích được đề có bao nhiêu yêu cầu, để mở hay đề có giới hạn. Sau đó, tôi dạy học sinh cách tìm hiểu đề, nội dung, thể loại….

Tôi dạy học sinh theo đội đại trà, thường dạy theo kiểu học sinh cách tìm ý lớn. Sau khi tìm được ý lớn, tôi hướng dẫn các con triển khai các ý nhỏ, từng ý nhỏ một. Khi xong ý nhỏ, tiếp tục ghép thành dàn ý rồi đến mở bài, thân bài, kết bài. Tôi thấy các em tiếp thu rất nhanh, không có tình trạng chưa hiểu đề hoặc không định hướng được đề tài.

Hiện tượng học sinh đi thi chép văn mẫu hiện nay là có tồn tại. Chẳng hạn như vụ việc một cô bé được 9,5 bài dự thi văn, nhưng khi phát hiện ra là chép chuẩn văn mẫu. Nghĩa là học sinh đã học thuộc văn mẫu để đi thi. Nhiều em học thuộc văn mẫu rất giỏi. Theo tôi, những bài văn đó hay thì hay thật, nhưng không có tính sáng tạo. Nếu cứ mãi học như thế, sẽ chỉ mang tính chất sáo rỗng. Cách giáo dục như thế không nên.

Cũng nói về cách học văn trước đây, chị Phan D. (SN 1977, Hà Nội) chia sẻ, trước đây, thời chị đi học, khi thầy cô giao đề tài môn Văn, thầy cô chỉ định hướng, hoặc chỉ ra dàn ý gồm: Mở bài, thân bài, kết bài. Sau đó, chi tiết mỗi phần một vài ý, chị và các bạn phải tự triển khai.

“Ngày đó, tôi học nghiêm túc lắm, thầy cô cũng hướng dẫn những quyển văn mẫu, ôn luyện văn để tham khảo như: Những bài văn hay, những bài văn mẫu... sau đó, tôi tìm đọc để nâng cao kiến thức. Khi đi thi học kỳ, cứ thế là viết thôi. Viết có mạch lắm, có những bài văn dài tới 3-4 trang, chủ yếu là suy nghĩ cũng như cảm xúc của chính mình”, chị Dung kể.

An Yên - Thanh Bình

 

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:50
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Bà Rịa - Vũng Tàu đón 66 nghìn lượt khách ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ, lượng du khách đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vui chơi, tắm biển chưa cao so với năm trước. Trong đó, riêng Tp. Vũng Tàu khoảng 34 nghìn lượt.

Những người "gác rừng" không có ngày nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:31
Những người "gác rừng" do tính chất công việc, điều kiện hoàn cảnh buộc phải thường xuyên túc trực, dù có là ngày nghỉ lễ, họ vẫn cần mẫn, trách nhiệm với công việc.

Nhà tù Phú Quốc- Hào khí anh hùng giữa “địa ngục trần gian”

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:15
Nhà tù Phú Quốc là một bằng chứng ghi dấu tội ác chiến tranh và tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ Cách mạng.

Lâm Đồng: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 22:00
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp 30/4 và 1/5, lực lượng CSGT toàn tỉnh Lâm Đồng bố trí 43 tổ tuần tra kiểm soát, sẵn sàng giải tỏa phương tiện gặp sự cố.
     
Nổi bật trong ngày

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những người "gác rừng" không có ngày nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:31
Những người "gác rừng" do tính chất công việc, điều kiện hoàn cảnh buộc phải thường xuyên túc trực, dù có là ngày nghỉ lễ, họ vẫn cần mẫn, trách nhiệm với công việc.

Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo tạm đóng để tổ chức lễ khánh thành ngày 28/4

Thứ 7, 27/04/2024 | 18:50
Để phục vụ cho buổi lễ khánh thành, tuyến đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ tạm thời đóng tuyến đường từ 7 giờ sáng đến 18 giờ ngày 28/4.

Ruộng lúa đang trổ bông bỗng chết cháy, nghi bị phá hoại

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:36
Ruộng lúa đang tươi tốt của gia đình một người đàn ông ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bỗng chết cháy nghi bị người khác đổ thuốc phá hoại.