'Năng lượng trên mặt biển' là khởi nguồn của tranh chấp

'Năng lượng trên mặt biển' là khởi nguồn của tranh chấp

Thứ 3, 11/06/2013 | 15:08
0
Ông Alexander Metelitsa thuộc bộ Năng lượng Mỹ khẳng định: "Mậu dịch thông qua đường hàng hải mới là điểm xuất phát của tranh chấp".

Hội thảo quốc tế về Biển Đông với gần 200 chuyên gia đến từ các quốc gia đang có tranh chấp tại Biển Đông đã diễn ra tại Washington DC. Hội thảo mang tên "Kiềm chế căng thẳng tại Biển Đông" được tổ chức nhằm tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến căng thẳng trên Biển Đông và giải pháp kiềm chế căng thẳng cho các nước trong khu vực.

Hội thảo do viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức đã thu hút hàng trăm chuyên gia bao gồm nhiều học giả, luật gia, giáo sư, nhà ngoại giao, giới quân sự tham dự. Tại đây, các chuyên gia có cơ hội nói lên quan điểm của mình về vấn đề tranh chấp biển đảo trên Biển Đông.

Đi tìm nguyên nhân của sự căng thẳng, một số học giả cho rằng, các nước muốn khẳng định chủ quyền trên Biển Đông chỉ vì nguồn tài nguyên nơi đây như hải sản, dầu khí thiên nhiên. Một số khác lại cho rằng, nguyên nhân chính lại là an ninh, quyền tự do và mậu dịch hàng hải.

Tiêu điểm - 'Năng lượng trên mặt biển' là khởi nguồn của tranh chấp

Gần 200 chuyên gia tham dự hội thảo quốc tế về Biển Đông.

Bài phát biểu của học giả Gregory Poling - thuộc CSIS cho rằng, giải pháp tích cực nhất cho khu vực tranh chấp tại Biển Đông là sự hợp tác giữa các bên. Ông cũng cẩn trọng đề cập đến sự hợp tác của Trung Quốc, tác giả của hầu hết các vụ tranh chấp, khiêu khích trong những năm gần đây tại Biển Đông.

Tiếp cận Biển Đông theo nhãn quan kinh tế, ông Alexander Metelitsa, thuộc bộ Năng lượng Mỹ, cho rằng, trữ lượng năng lượng dưới lòng Biển Đông không lớn. Nếu so sánh cung và cầu về năng lượng cho các nước trong khu vực, thì rõ ràng năng lượng không phải là lý do để tranh chấp.

Theo ông, lý do chính, là "năng lượng trên mặt biển", tức đường vận chuyển năng lượng đi qua khu vực này. Ông Metelitsa khẳng định: "Mậu dịch thông qua đường hàng hải mới là điểm xuất phát của tranh chấp".

Tiến sĩ Patrick Cronin, cố vấn cao cấp chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương, thuộc trung tâm An ninh Mỹ khẳng định, chính sự hiếu chiến đó của Trung Quốc mà các khu vực tranh chấp "nóng" hơn bao giờ hết.

Hoạt động hàng hải trên Biển Đông nhộn nhịp hơn, các loại tàu chiến, lực lượng tuần duyên cũng đang ngày càng gia tăng cùng với tần suất hiện diện của Trung Quốc tại đây cũng dày đặc hơn. Vấn đề nằm ở chỗ, sự hiện diện này lại trong khu vực tranh chấp hoặc thuộc chủ quyền của các nước khác.

Tiến sĩ Cronin còn kêu gọi, biến điều tiêu cực thành tích cực và Trung Quốc cần cự tuyệt hành động mang tính hiếp đáp với các nước trong khu vực.

An Mai (Tổng hợp)

> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

Quốc hội sẽ họp riêng về tình hình biển Đông

Thứ 2, 10/06/2013 | 21:20
Trong một phiên họp riêng diễn ra vào chiều ngày 11/6, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tình hình, diễn biến mới về biển Đông...

Sức mạnh thực sự phía sau hải trình Biển Đông của Ấn Độ

Thứ 3, 04/06/2013 | 15:41
Bốn chiếc chiến hạm thuộc hạm đội Viễn Đông của Ấn Độ đã thực hiện chuyến ghé thăm các nước Đông Nam Á trong khuôn khổ tập huấn mang tên "Triển khai tại hải ngoại". Chuyến đi này của hạm đội thực hiện vào đúng thời điểm Biển Đông "nóng" hơn bao giờ hết bởi những tranh chấp chủ quyền.

Chiến lược 3 mũi giáp công Trung Quốc trên Biển Đông

Thứ 3, 04/06/2013 | 08:28
Ngoài hòa đàm thì tìm kiếm tiếng gọi của công lý quốc tế, tăng cường tiềm lực quân sự và liên kết với các nước cùng "chiến tuyến" được xem là liều thuốc hữu hiệu ứng phó với lối hành xử ngang ngược của Bắc Kinh hiện nay.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.