Khát vọng của doanh nghiệp và hành trình gạo Việt chinh phục thị trường thế giới

Khát vọng của doanh nghiệp và hành trình gạo Việt chinh phục thị trường thế giới

Thứ 4, 13/07/2022 | 11:22
0
Các doanh nghiệp Việt đã dày công phát triển mảng gạo thương hiệu, chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Phát triển gạo “made in Vietnam” 

Những ngày cuối tháng 6, ngành gạo đón nhận nhiều tin vui cùng lúc khi hai doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam xuất khẩu thành công sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng của mình sang châu Âu và Nhật Bản.

Cụ thể, Tập đoàn Lộc Trời công bố hoàn thành việc giao 500 tấn gạo mang thương hiệu "Cơm Việt Nam Rice" của doanh nghiệp đến các thị trường Đức, Hà Lan, Pháp trong tháng 7/2022. Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên gạo do Tập đoàn Lộc Trời tham gia sản xuất, mang thương hiệu riêng được xuất khẩu sang thị trường "khó tính" này. Đặc biệt, số gạo "Cơm Việt Nam Rice" xuất khẩu sang Pháp sẽ được bày bán trong Carrefour – hệ thống đại siêu thị lớn nhất châu Âu.

Trao đổi với Báo Tin tức, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, các lô hàng xuất khẩu vào châu Âu được đóng gói trong bao bì riêng đã đăng ký mẫu mã quốc tế của tập đoàn. Về chủng loại chủ yếu là gạo thơm, trong đó có gạo thơm độc quyền Lộc Trời 28 đã đạt giải nhất tại Hội nghị Thương mại Gạo đại lục lần thứ 5 tổ chức tại Trung Quốc năm 2018 và đạt giải nhất cuộc thi "Gạo ngon thương hiệu Việt" tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 5 (tháng 1/2022).

Theo ông Nguyễn Duy Thuận, kể từ khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên vào thị trường châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (tháng 9/2020) đến nay, Lộc Trời đã xuất khẩu khoảng 30.000 tấn gạo sang thị trường châu Âu. Đây là một thị trường có tính kế hoạch cao, các nhà cung cấp nông sản vào đều phải tuân thủ quy trình đảm bảo chất lượng và cam kết sản lượng ổn định. Việc xuất khẩu những lô hàng mang thương hiệu riêng "Cơm Việt Nam Rice"vào châu Âu chính là bước khởi đầu trong hành trình đưa thương hiệu gạo của tập đoàn chinh phục thị trường thế giới.

Còn tại thị trường Nhật Bản, sản phẩm gạo ST25 mang thương hiệu A An của Tập đoàn Tân Long cũng chính thức lên kệ các siêu thị để bán trực tiếp cho người tiêu dùng Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu gạo Việt xuất khẩu và phân phối thành công tại xứ sở mặt trời mọc, một trong những thị trường yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao nhất thế giới.

Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long thông tin, để xuất khẩu gạo mang tên thương hiệu riêng vào thị trường Nhật Bản, lô hàng đã vượt qua quy trình kiểm nghiệm vô cùng khắt khe đối với hơn 450 chỉ tiêu.

Với việc chinh phục được những yêu cầu của thị trường Nhật Bản, gạo A An của Tân Long đã có thể tự tin để vươn xa ra thị trường thế giới. Trong thời gian tới, Tân Long sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các dòng sản phẩm gạo chủ lực khác như ST24, ST24 Organic và Japonica sang Nhật, để người Nhật, cộng đồng người châu Á, đặc biệt là kiều bào Việt Nam tại Nhật có cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm gạo đặc sản, chất lượng cao của Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô - Khát vọng của doanh nghiệp và hành trình gạo Việt chinh phục thị trường thế giới

Gạo ST25 thương hiệu A An tại siêu thị Nhật Bản đầu tháng 7/2022. Ảnh: Người Lao động. 

Trước đó, từ tháng 8/2020, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng đã xuất khẩu gạo mang thương hiệu Trung An vào thị trường châu Âu. 

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Trung An cho biết, hiện nay toàn bộ gạo của công ty bán vào châu Âu đều được đóng bao bì nhãn mác thương hiệu Trung An. Sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Trung An hiện chiếm khoảng 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty. 

"Việc xuất khẩu được các sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng giúp nâng cao tính nhận diện cũng như doanh số tiêu thụ tại thị trường EU. Không những vậy, khi đã đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và có thương hiệu riêng tại các thị trường yêu cầu chất lượng cao, doanh nghiệp Việt có thể mạnh dạn đàm phán giá bán tương xứng với chất lượng mà không phải e dè cạnh tranh về giá so với các sản phẩm đại trà khác.", ông Bình nhấn mạnh.

Như vậy, sau rất nhiều năm xuất khẩu dưới dạng đóng bao trơn "vô danh" hoặc phải đóng gói dưới thương hiệu của nhà nhập khẩu nước ngoài, gạo Việt Nam đã từng bước được nhận diện bằng tên riêng với những thương hiệu hoàn toàn "made in Vietnam".

Hoàn thiện hệ sinh thái sản xuất lúa gạo bền vững 

Việc nhiều doanh nghiệp liên tục xuất khẩu thành công gạo mang thương hiệu riêng sang châu Âu và Nhật Bản-những thị trường được đánh giá là "khó tính" trên thế giới cho thấy chất lượng gạo Việt Nam đã được công nhận và đánh giá cao. Đây chính là thành quả của việc kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển chuỗi sản xuất một cách bài bản của các doanh nghiệp, tập đoàn nông nghiệp Việt Nam.

Cách đây gần 10 năm, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm hình mẫu về phát triển cánh đồng lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó, Trung An trở thành đơn vị đi đầu thực hiện mô hình cánh đồng lớn và có diện tích trồng lúa sạch, hữu cơ lớn ở Việt Nam. 

Ông Phạm Thái Bình cho biết, từ năm 2015-2017 Trung An đã đầu tư phát triển cánh đồng lớn với 763 ha tại Kiên Giang, trong đó 530 ha canh tác theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Gap), 100 ha được canh tác theo hướng hữu cơ (Organic) và bảo tồn khu sinh thái khoảng 20 ha. Đây cũng là thời điểm mà Trung An bắt đầu tập trung xây dựng thương hiệu riêng cho gạo và các sản phẩm từ gạo của công ty để mở rộng cung ứng tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cho đến nay, việc liên kết sản xuất theo quy trình đã giúp Trung An phát triển được hơn 30.000 ha vùng nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Hiện gạo của Trung An cũng đã có mặt ở gần 20 quốc gia khác nhau ở châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Úc…

Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, để tổ chức sản xuất lúa gạo trên quy mô lớn, những năm qua tập đoàn đã liên kết với các hợp tác xã và hơn 200.000 hộ nông dân, xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình canh tác nhằm tối ưu hoá, cơ giới hóa các hoạt động mùa vụ, tổ chức thu hoạch và vận chuyển… giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết giảm chi phí, đảm bảo lợi nhuận ổn định cho người nông dân.

Kinh tế vĩ mô - Khát vọng của doanh nghiệp và hành trình gạo Việt chinh phục thị trường thế giới (Hình 2).

Gạo Việt chinh phục được các thị trường "khó tính" là thành quả của việc kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển chuỗi sản xuất một cách bài bản của các doanh nghiệp, tập đoàn nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Báo Đầu tư. 

Hiện nay, Lộc Trời đã xây dựng được quy trình canh tác đáp ứng được tiêu chí chất lượng của các thị trường cao cấp như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia..., đồng thời đang hướng tới mục tiêu hoàn thiện hệ sinh thái sản xuất lúa gạo bền vững. Với những đơn hàng lớn được đặt trước các đơn vị thành viên của tập đoàn sẽ phối hợp sản xuất quy mô lớn một cách đồng bộ từ việc quy hoạch vùng trồng, chọn giống phù hợp, thực hiện quy trình canh tác khoa học, ưu tiên sử dụng các sản phẩm vật tư nông nghiệp sinh học, sử dụng máy nông nghiệp và drone (máy bay không người lái) trong suốt các công đoạn từ đầu vụ đến cuối vụ, tổ chức thu hoạch, vận chuyển, sấy, lưu kho… nhằm đảm bảo cam kết chất lượng cao nhất, lúa gạo mới nhất trên thị trường cho khách hàng của mình. 

Song song với liên kết sản xuất, Lộc Trời không ngừng đầu tư cho các nhà máy xay xát. Đến nay, Lộc Trời đang vận hành hệ thống 24 nhà máy sở hữu và liên kết trên khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với tổng công suất sấy lúa gần 26.000 tấn/ngày, xay xát gạo hơn 22.000 tấn/ngày cùng với sức chứa 1 triệu tấn lúa khô, áp dụng quy trình quản lý chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như BRC, HALAL, HACCP và SMETA…Lộc Trời cũng là đơn vị duy nhất trên thế giới triển khai canh tác lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP (Sustainable Rice Platform) đạt kết quả 100 điểm hoàn hảo trong 3 năm liên tục 2020, 2021 và 2022.

Tương tự, Tập đoàn Tân Long cũng xây dựng quy trình quản lý canh tác, sản xuất khép kín "từ cánh đồng đến bàn ăn" thông qua việc bao tiêu những cánh đồng mẫu lớn. Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết, Tân Long không chỉ đặt mục tiêu phát triển thị trường trong nước mà còn còn coi việc xây dựng thương hiệu gạo Việt ra thế giới là sứ mệnh của mình. Sau Nhật Bản, Tân Long sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các thị trường lớn tiềm năng khác như Mỹ hay EU.

Để có đủ nguồn nguyên liệu sạch, Tập đoàn Tân Long xác định liên kết cùng các hợp tác xã tổ chức "Cánh đồng Lớn - Cánh đồng Hạnh Phúc", sử dụng giống lúa thuần chủng và sản xuất theo quy trình khép kín, cho ra sản phẩm gạo đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường cao cấp nhất. 

Tập đoàn Tân Long cũng đang vận hành 5 nhà máy gạo, với tổng công suất sấy hơn 4.000 tấn/ngày, tổng sức chứa 400.000 tấn. Các nhà máy đều được đặt tại những vị trí thuận lợi về vận chuyển hoặc trong vùng giao thương của các tỉnh trồng lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và đạt được đầy đủ các chứng nhận quan trọng về an toàn thực phẩm như BRC, HALAL, HACCP…

Có thể nói, việc lựa chọn chiến lược phát triển tập trung vào nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu lúa gạo của các doanh nghiệp thời gian qua đã cho những "quả ngọt" đầu tiên. Cùng với lợi thế mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại trong việc mở cửa thị trường, tin rằng gạo Việt sẽ có bước tiến dài trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh và chinh phục người tiêu dùng thế giới

Tiếp tục rộng cửa cuối năm 2022 

Cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2022 có sự tham dự của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam. Theo Báo Chính phủ, tại cuộc họp này, các doanh nghiệp xuất khẩu đều nhận định rằng, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn tốt. Thêm vào đó, giá xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vững ở mức cao, thậm chí có thể còn tăng do ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraine không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và lương thực cao. Những yếu tố này được đánh giá có lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA, doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn cần theo dõi thông tin biến động của thị trường tại Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ… để có chiến lược phù hợp. Ngoài ra, tại một số thị trường khác thuộc EU, dù hiện nay lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều nhưng lại có yêu cầu rất cao về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới uy tín chung của gạo Việt tại những quốc gia này.

Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá: Nửa đầu năm 2022 mặc dù về cơ bản ổn định song vẫn bộc lộ một số yếu tố khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như tình hình xung đột chính trị trên thế giới tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác. Do vậy, để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã và đang theo sát tình hình thị trường, nhằm đưa ra những khuyến nghị cần thiết.

Cùng với đó, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị, VFA và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tiếp tục đảm bảo việc thu mua lúa gạo cho nông dân, không để lúa gạo tắc đầu ra sau thu hoạch. Đặc biệt, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do.

Hương Anh (tổng hợp) 

 

 

Bài toán giữ gạo xuất khẩu giá cao và những dự báo cuối năm 2022

Thứ 5, 09/06/2022 | 07:00
Mặc dù còn nhiều khó khăn và cạnh tranh đến từ các thị trường khác nhưng gạo Việt vẫn đang mang về những tín hiệu tích cực.

Xuất khẩu gạo sang EU “được mùa” nhờ EVFTA

Thứ 5, 12/05/2022 | 14:25
Trong khối EU, Italy đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu tăng 26 lần so với cùng kỳ. Một số thị trường chủ lực khác là Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển…

Thị trường nông sản tuần qua: Xuất khẩu gạo tăng

Chủ nhật, 06/03/2022 | 20:54
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã tăng nhờ các tuyến giao thương với Trung Quốc mở lại, cùng với một số thương nhân cho rằng nhiều người muốn tìm kiếm nguồn hàng thay thế do cuộc xung đột quân sự Nga- Ukraine.

Xuất khẩu gạo tăng mạnh tháng đầu năm 2022: Dự báo lạc quan

Thứ 4, 16/02/2022 | 07:00
Tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu gạo bật tăng mạnh, đạt 505.741 tấn, trị giá 246,02 triệu USD, tăng mạnh 45,4% về khối lượng, tăng 28,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Cùng tác giả

Đắk Lắk: Trượt chân xuống mương, bé gái 3 tuổi bị đuối nước thương tâm

Thứ 3, 27/08/2019 | 21:16
Trong lúc ra mương nước gần nhà chơi, cháu Y. đã bị trượt chân ngã xuống mương nước tử vong

Cách làm kem chuối mát lạnh xóa tan cái nóng mùa hè

Thứ 6, 17/05/2019 | 10:00
Thời tiết đang dần bị "xâm chiếm" bởi sự nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến chúng ta luôn cảm thấy bí bách và ngột ngạt, vì vậy còn gì tuyệt vời hơn những cốc kem mát lạnh ngay tại nhà.

Google dự định mang đến tính năng mới giống 3D Touch trong phiên bản Androi sắp tới

Thứ 3, 09/04/2019 | 09:04
Google dự định sẽ "mượn" một tính năng từ Apple cho hệ điều hành Androi trong tương lai của họ.

Cận cảnh con trăn khổng lồ nặng hơn 70kg mang trong mình 73 quả trứng

Thứ 2, 08/04/2019 | 13:31
Trăn Miến Điện là một trong những loài trăn lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên với cân nặng hơn 70 kg, dài hơn 5.2m thì con trăn được tìm thấy ở Florida cũng được coi là khổng lồ.

Các quốc gia trên thế giới trừng phạt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như thế nào?

Thứ 2, 08/04/2019 | 12:00
Hiện nay tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở mức đáng báo động tại khắp mọi quốc gia trên thế giới, chính vì vậy nhiều quốc gia đã mạnh tay áp dụng những biện pháp cứng rắn, nghiêm trị để loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này.
Cùng chuyên mục

HĐND tỉnh Đắk Lắk đồng ý điều chỉnh dự án hồ chứa nước trăm tỷ đồng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Yên Ngựa. Đây là dự án bị xác định sử dụng vốn không hiệu quả hoặc lãng phí.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Đồng Nai: Khảo sát các vị trí khai thác đất đắp thi công Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:06
Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai ước tính cần 5 triệu m3 đất đắp để phục vụ quá trình thi công.

Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 21%

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:30
Theo Sở Công thương Kiên Giang, đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hơn 290 triệu USD, đạt 31,60% kế hoạch năm, tăng 21,26% so cùng kỳ năm 2023.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường chíp bán dẫn dự báo là ngành công nghiệp nghìn tỷ đô vào năm 2030

Chủ nhật, 05/05/2024 | 13:00
Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 2 thập kỷ qua, thị trường chip bán dẫn được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Vàng SJC ngược dòng thế giới, lập đỉnh: Chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng tuần tới

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:00
Trái ngược với SJC , vàng thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng sẽ tiếp tục trượt dốc trong thời gian tới.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Giá vàng 5/5: Giá vàng SJC cao chót vót, sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:24
Giá vàng thế giới kết thúc 1 tuần giảm giá trong bối cảnh nhà đầu tư chốt lời. Trong khi ở thị trường trong nước, vàng miếng SJC tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện mang về hơn 18,4 tỷ USD

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:15
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.