Khinh hạm hiện đại nhất TQ yếu thế trước Gepard Việt Nam

Khinh hạm hiện đại nhất TQ yếu thế trước Gepard Việt Nam

Thứ 5, 20/06/2013 | 08:20
0
Type-056 lớp Giang Đào thuộc loại tàu hộ tống tên lửa mới và hiện đại nhất trong kho tàu chiến của Trung Quốc song vẫn có nhiều điểm yếu so với tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 của Việt Nam.

Chương trình Type-056 được khởi xướng vào năm 2010 nhằm thay thế cho loại tàu tuần tra tên lửa Type-073II. Lớp tàu này đang được đóng với tốc độ chóng mặt theo tiêu chí “nhanh - rẻ - bền” đang thịnh hành trong việc phát triển vũ khí tại Trung Quốc.

Tiêu điểm - Khinh hạm hiện đại nhất TQ yếu thế trước Gepard Việt Nam

Chương trình tàu hộ tống Type-056 đang được đóng với tốc độ chóng mặt, có đến 4 nhà máy đóng tàu lớn của Trung Quốc tham gia vào chương trình này.

Hải quân Trung Quốc đã lên kế hoạch đóng mới 40 chiếc Type-056, hiện tại có 4 nhà máy đóng tàu lớn của Trung Quốc đang tham gia vào chương trình này bao gồm: Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Vũ Xương và Đại Liên. Chiếc đầu tiên được hạ thủy vào tháng 5/2012, đến thời điểm hiện tại đã có 6 chiếc được hạ thủy và đi vào hoạt động.

Trong 6 chiếc đi vào hoạt động có 2 chiếc mang số hiệu 584, 585 được biên chế hoạt động tại hạm đội Nam Hải phụ trách Biển Đông. Một số chuyên gia nhận định, Hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng Type-056 theo kiểu “bầy đàn” lấy sự áp đảo về số lượng để đạt được các đòi hỏi chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Type-056 được thiết kế với khả năng tàng hình, một xu hướng thịnh hành trong thiết kế tàu chiến và vũ khí trên thế giới. Hai bên mạn tàu được thiết kế dạng tháp nghiêng để giảm độ bộc lộ radar, khu vực chỉ huy được thiết kế theo kiểu hình tháp nhiều cấp.

Tàu có chiều dài 89 mét, chiều rộng 11,6 mét, mớn nước 4,4 mét, lượng giãn tiêu chuẩn 1.300 tấn, đầy tải 1.440 tấn. Thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 3.700 km.

Trong khi đó phạm vi hoạt động của Gepard-3.9 là 7.000 km, tàu hộ tống Sigmacó phạm vi hoạt động 6.700 km. Do đó, nhiều khả năng Type-056 gặp nhiều khó khăn khi hoạt động tại các vùng xa xôi của Biển Đông.

Tiêu điểm - Khinh hạm hiện đại nhất TQ yếu thế trước Gepard Việt Nam (Hình 2).

Ở cùng vai trò tàu hộ tống Type-056 tỏ ra yếu thế khi so sánh với Gepard-3.9 của Việt Nam cũng như các tàu Sigma của Indonesia, Leiku của Malaysia và Formidable của Singapore

Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 pháo hạm 76mm do Trung Quốc sản xuất dựa trên AK-176 76mm của Nga, phía sau cột buồm được trang bị 2 cụm phóng tên lửa chống hạm YJ-83 với 2 tên lửa/cụm.YJ-83 có tầm bắn tối đa 250 km tốc độ hành trình cận âm, đầu đạn nặng 165 kg.

Đuôi tàu được trang bị một cụm phóng tên lửa hải đối không FL-3000N với 8 tên lửa/cụm. ĐAây là biến thể dùng cho tàu chiến của tên lửa phòng không tầm thấp TY-90. Tên lửa có tầm bắn tối đa 6 km trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại.

Ở giữa tàu có 2 pháo 30mm điều khiển từ xa, đuôi tàu có sàn đáp cho 1 trực thăng chống ngầm có thể là loại Z-9C. Về trang bị hỏa lực, Type-056 có cơ số tên lửa chống hạm chỉ bằng một nửa so với tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 và chỉ bằng ¼ so với tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya của Hải quân Việt Nam.

Về vũ khí phòng vệ, Type-056 chỉ được trang bị 1 cụm phóng tên lửa hải đối không tầm thấp FL-3000N với 8 tên lửa cùng 2 pháo nòng đơn 30mm ở giữa tàu. Trong khi đó, tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 được trang bị 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630 với 6 nòng cỡ 30 mm.

Trong khi đó, Gepard-3.9 được trang bị 1 cụm pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma, hệ thống Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18K cùng 8 tên lửa phòng không siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R với tầm bắn hiệu quả 10 km tầm cao 5 km.

Tiêu điểm - Khinh hạm hiện đại nhất TQ yếu thế trước Gepard Việt Nam (Hình 3).

Cận cảnh hệ thống vũ khí chống hạm của Type-056 ở trên và Gepard-3.9 ở dưới, số lượng tên lửa chống hạm của Type-056 chỉ bằng một  nửa so với Gepard.

Vũ khí phòng vệ của Type-056 tương đối yếu, rất dễ bị tổn thương bởi tên lửa chống hạm, nhiệm vụ đánh chặn tên lửa chống hạm đè nặng lên vai hệ thống FL-3000N, 2 trạm vũ khí điều khiển từ xa 30mm nòng đơn gần  như bất lực với tên lửa chống hạm.

Về hệ thống điện tử, Type-056 được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Type-364, radar này hoạt động ở băng tần G hoặc H, phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 100 km, độ cao hoạt động khoảng 8 km.

Trong khi đó, radar Pozitiv-ME của Gepard có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 150 km, radar Monolit có phạm vi tìm kiếm mục tiêu ở chế độ chủ động 250 km lên đến 450 km ở chế độ thụ động.

Tiêu điểm - Khinh hạm hiện đại nhất TQ yếu thế trước Gepard Việt Nam (Hình 4).

Thế mạnh của Type-056 là nó được sự hậu thuẫn đắc lực của các tàu khu trục khác mà các nước trong khu vực Đông Nam Á không có được.

Type-056 sử dụng radar điều khiển hỏa lực Type-347 sử dụng cho pháo hạm 76mm và hệ thống FL-3000N, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa 12 km. Tàu hộ tống Gepard-3.9 và tàu tên lửa cao tốc Molniya, Tarantul sử dụng radar điều khiển hỏa lực MR-123 cho pháo hạm Ak-176 76mm và AK-630, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu hiệu quả khoảng 30 km.

Hệ thống điện tử của Type-056 chỉ ở mức trung bình, thua kém Gepard-3.9 và cảMolniya về phạm vi tìm kiếm và chị thị mục tiêu. So với các tàu chiến trong khu vực ở cùng tính năng và tải trọng thì Type-056 bị đánh giá dưới cơ so với Sigmacủa Indonesia, Leiku của Malaysia, Gepard-3.9 của Việt Nam, so với kinh hạm  Formidable của Singapore thì càng thua xa.

Điểm mạnh duy nhất của tàu hộ tống Type-056 là được trang bị tên lửa chống hạm với tầm bắn khá xa tới 250 km. Mặt khác, loại tàu này được sự hỗ trợ đắc lực của các tàu khu trục hạng  nặng khác mà các nước trong khu vực Đông Nam Á không có được. Nên nếu tác chiến một cách độc lập đối chọi với các tàu hộ tống hiện đại khác trong khu vực thì Type-056 dễ dàng bị hạ.

Theo Bưu điện Việt Nam

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Hình ảnh 'độc' Mỹ - Nhật tập chiếm đảo, Trung Quốc ớn lạnh

Thứ 2, 17/06/2013 | 16:45
Trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Trung Quốc đã đề nghị hủy bỏ cuộc Tập trận chung Mỹ - Nhật ‘Bình minh chớp nhoáng (Dawl Blitz)”. Tuy nhiên cuộc tập trận với mục tiêu dành lại đảo vẫn diễn ra đến hết 28/6. Hình ảnh cuộc tập trận được giữ tương đối kín.

Bên trong trung tâm vũ trụ tối mật của Trung Quốc

Chủ nhật, 16/06/2013 | 12:14
Phóng viên Nick Robertson là phóng viên phương Tây duy nhất được mời dự lễ phóng tàu Thần Châu 10 mà Trung Quốc thực hiện vào ngày 12.6. Trong chuyến đi này, ông còn được vào Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền - một căn cứ không gian tối mật.

Vũ khí khiến Trung Quốc khiếp đảm

Chủ nhật, 16/06/2013 | 10:24
Mặc dù đã đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội nhưng mỗi khi nhắc đến Iskander, cảm giác ớn lạnh vẫn chạy dọc sống lưng các lãnh đạo quân đội Trung Quốc.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.