Khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ: Hổ bỏ rừng, khỉ chết khô vì khát nước

Khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ: Hổ bỏ rừng, khỉ chết khô vì khát nước

Thứ 4, 12/06/2019 | 10:55
0
Ấn Độ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử, 600 triệu người dân nước này sống trong tình trạng thiếu nước, sinh vật chết khô, đến hổ cũng bỏ rừng vì sợ hãi.

Có lẽ chưa bao giờ Ấn Độ lại rơi vào thảm cảnh thiếu nước tồi tệ như bây giờ. Tại các khu ổ chuột, các vùng ngoại ô đông dân, mỗi hộ gia đình được cấp 600 lít nước vào cả mùa hè lẫn mùa đông và luôn không đủ để "sống sót" cho đến lần nhận nước tiếp theo.

Môi trường - Khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ: Hổ bỏ rừng, khỉ chết khô vì khát nước

Khung cảnh nhốn nháo khi người dân đổ xô lấy nguồn nước được cấp hiếm hoi.

Tạp chí The time of India đưa tin, một người đàn ông ở bang Jharkhand đã lao vào đâm 6 người do anh ta bị chặn không cho đổ thêm nước vào thùng tại một bể công cộng.

Trước đó, một người đàn ông 33 tuổi đã chết sau một cuộc ẩu đả vì tranh nước tương tự ở bang Tamil Nadu.

Bao phủ khắp Ấn Độ là một màu nắng gắt với nhiệt độ có nơi lên tới hơn 50 độ C khiến nước trong các hồ chứa dưới lòng đất đều giảm mạnh.

Chưa hết, người ta còn phát hiện thấy một đàn khỉ chết nghi ngờ do say nắng trong rừng Joshi Baba ở bang Madhya Pradesh, nơi nhiệt độ đạt khoảng 46 độ C.

Đáng thương hơn, các con khỉ này được cho là đã chiến đấu với một đàn đối thủ để tranh giành tiếp cận nguồn nước.

Môi trường - Khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ: Hổ bỏ rừng, khỉ chết khô vì khát nước (Hình 2).

Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trở nên khan hiếm đối với đàn khỉ.

Không chỉ vậy, địa phương nơi này được cảnh báo là những con hổ đang di chuyển ra khỏi khu bảo tồn trong rừng vào các ngôi làng để tìm kiếm nước.

Môi trường - Khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ: Hổ bỏ rừng, khỉ chết khô vì khát nước (Hình 3).

Ảnh minh hoạ.

Theo báo cáo gần đây của Niti Aayog - một tổ chức nghiên cứu chính sách của Chính phủ, trung bình mỗi năm có tới 200.000 người Ấn Độ tử vong vì thiếu nước hoặc ô nhiễm nước.

Môi trường - Khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ: Hổ bỏ rừng, khỉ chết khô vì khát nước (Hình 4).

Một người đàn ông bên ly nước hiếm hoi.

Báo cáo ước tính khoảng một trăm triệu người, bao gồm người dân tại các thành phố lớn như Delhi, Bangalore và Hyderabad sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng thiếu nước do không có nước ngầm.

Trong khi Ấn Độ vẫn là quốc gia nông nghiệp với 80% lượng nước được sử dụng để tưới tiêu cho lúa và mía.

Ông Suresh Rohilla, giám đốc quản lý nước đô thị tại trung tâm Khoa học và Môi trường nói: "Các chính sách của một số bang như cung cấp điện miễn phí cho nông dân, hỗ trợ tài chính để khai thác nước ngầm như đào giếng khoan, đường ống, dẫn đến lãng phí trong khai thác tài nguyên và không thể kiểm soát được".

Môi trường - Khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ: Hổ bỏ rừng, khỉ chết khô vì khát nước (Hình 5).

Nắng nóng 50 độ C, Ấn Độ cảnh báo đỏ.

Trong bối cảnh Ấn Độ đang phát triển với dân số 1,3 tỷ người và hàng triệu người đang đổ về các thành phố, tình hình được dự đoán ngày càng tồi tệ vì nhu cầu sử dụng nước tăng lên.

Jyoti Sharmer - người sáng lập kiêm chủ tịch của FORCE, một tổ chức phi chính phủ Ấn Độ về vệ sinh và bảo tồn nguồn nước cho hay: "Chúng tôi có quá nhiều người nhưng lại quá ít nước. Thật không may, mọi người không hiểu được điều đó thực sự đáng sợ như thế nào".

"Chúng tôi là quốc gia phụ thuộc nước ngầm lớn nhất thế giới. Thật tồi tệ, đó là một thực trạng khủng hoảng rất nghiêm trọng. Ấn Độ đã mất tới hàng thập kỷ để thiết lập các đường ống khoan hàng trăm km nhằm tiếp cận nguồn nước ngầm”, vị này cho biết thêm.

Sharmer cảnh báo không chỉ ở Ấn Độ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, thiếu nước có thể trở thành vấn đề toàn cầu, thậm chí ảnh hưởng tới cục diện thế giới.

Liệu Ấn Độ, một quốc gia từng thoát khỏi chủ nghĩa đế quốc có bị đẩy vào một cuộc chiến với chủ nghĩa đế quốc khác chỉ vì thiếu nước hay không?

Theo tổ chức phi chính phủ quốc tế Water Aid, Pakistan, Ethiopia, bang California của Mỹ cũng là những quốc gia và khu vực đang chịu chung cảnh khan hiếm nước sạch giống như Ấn Độ.

Theo thống kê của tổ chức phi chính phủ Down to Earth có trụ sở tại Mumbai, từ năm 1995, có hơn 200.000 nông dân đã tự tử do khủng hoảng nghiêm trọng trong nông nghiệp.

Năm ngoái, thủ phủ Shimla ở bang Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ, gần như cạn kiệt nước.

Ở hai thành phố được xem là trung tâm công nghệ thông tin lớn như Bangalore và Hyderabad xuất hiện các tay buôn lậu nước, trong khi ở các vùng nông thôn, dân làng phải đi bộ cả chục km để tìm nước hoặc trả giá cắt cổ để mua nước.

Giao thông đường thủy Ấn Độ cũng phải hứng chịu thảm họa khi hàng tỷ lít nước thải, bao gồm cả hóa chất và nước thải chưa qua xử lý được xả ra mỗi ngày.

Ở cấp địa phương, New Delhi đưa ra các hình thức thưởng với những người tiết kiệm nước và phạt những người lãng phí nước.

Minh Anh (Theo The Time of India, CNN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng hàng nghìn bạn trẻ Thủ đô phát động phong trào chống rác thải nhựa

Chủ nhật, 09/06/2019 | 11:52
Sáng 9/6, tại tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), bộ TN&MT đã tổ chức Lễ phát động phong trào toàn quốc chống rác thải nhựa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát động buổi lễ. Bên cạnh đó hàng nghìn bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội cũng hào hứng tham gia.

Hà Nội: Hàng nghìn người dân khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt

Thứ 2, 27/05/2019 | 09:00
Hàng nghìn người dân đang phải xếp hàng, thức đêm múc từng gáo nước trong bể ngầm để sử dụng tại khu đô thị Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

Ấn Độ khủng hoảng nước tồi tệ nhất lịch sử

Chủ nhật, 19/05/2019 | 20:58
Trong những ngôi nhà nóng như lò nung, người dân khu ổ chuột Vasant Kunj 10 ngày mới được cấp nước sinh hoạt một lần.

Sapa thiếu nước sạch cận kề dịp nghỉ lễ, chính quyền địa phương đưa ra giải pháp gì?

Chủ nhật, 21/04/2019 | 12:42
Tình trạng thiếu nước sạch gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như công việc kinh doanh của người dân Sapa, đặc biệt khi kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần.

Ấn Độ rơi vào cuộc "khủng hoảng nước" tồi tệ nhất trong lịch sử

Thứ 7, 16/06/2018 | 18:21
Dòng người quanh co chờ đợi để lấy nước từ tàu của Chính phủ hoặc vòi nước công cộng là một cảnh tượng phổ biến trong khu các khu ổ chuột Ấn Độ.
Cùng tác giả

Thương nhớ Cô My!

Thứ 6, 13/03/2020 | 13:00
Cô My “sập giường” đã tỉnh chưa, nổi tiếng kiểu này hình như không ổn lắm.

Đẹp-Độc-Lạ: Sợi dây chuyền nghìn tỷ "hồi sinh" từ trong đống rác

Thứ 7, 15/02/2020 | 13:00
Cho đến nay, câu chuyện tìm thấy viên kim cương nghìn tỷ trong sợ dây chuyền đắt nhất thế giới L'Incomparable vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.

Tết, khi chúng ta đi tìm căn cước của đời mình

Thứ 3, 21/01/2020 | 07:15
Dù 8km hay 8000km, dù gần hay xa, nhưng chỉ cần thấy hương vị Tết, những đứa con ở khắp mọi miền đều giũ bỏ bụi đường quay về với nơi được gọi là nhà.

Vòng chung kết U23: Đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan

Thứ 6, 10/01/2020 | 07:30
Hào quang không dễ đến, chiến thắng khó tìm, là người hâm mộ đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan mang tên áp lực làm chùn chân các cầu thủ trẻ.

Nghệ sĩ dùng chất gây nghiện: Xúc tác thăng hoa hay thiếu nền tảng giáo dục?

Thứ 5, 02/01/2020 | 09:17
Chất kích thích liệu có phải là đôi cánh để giúp nghệ sĩ thăng hoa hơn trong nghệ thuật?
Cùng chuyên mục

Phú Thọ: Đẩy mạnh công tác quản lý sau đấu giá mỏ khoáng sản

Thứ 2, 06/05/2024 | 17:46
Trúng đấu giá và được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát mỏ tại sông Hồng thuộc phường Minh Nông thế nhưng đến nay việc khai thác của doanh nghiệp vẫn gặp khó.

Đấu giá cát tại Hà Nội: Giá tăng nhiều lần khi đến chân công trình

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:21
Theo UBND Tp Hà Nội một m3 cát theo giá trúng đấu giá đối với 3 mỏ cát cao gấp nhiều lần khi đến chân công trình và có tác động xấu đến an ninh kinh tế.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:06
Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Bộ NN&PTNT đề nghị Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường xử lý vi phạm IUU

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:26
Bộ NN&PTNT yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát chặt chẽ vị trí neo đậu của các tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản.

Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân 100 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:00
Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai vào cuộc vụ hơn 100 tấn cá chết trên hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom).
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 6/5/2024: Miền Bắc sắp đón mưa lớn, giảm nhiệt

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (6/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 6/5: Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”; Ấu trùng trong tai bé gái 16 tháng tuổi...

Dự báo thời tiết ngày 7/5/2024: Miền Bắc trời dịu mát đến khi nào?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (7/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Mưa dông kéo dài, miền Bắc thời tiết mát trời đến khi nào?

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:33
Dự báo từ chiều tối và đêm mai, mưa tiếp tục gia tăng ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ. Hình thái thời tiết này kéo dài nhiều ngày tới.

Phú Thọ: Đẩy mạnh công tác quản lý sau đấu giá mỏ khoáng sản

Thứ 2, 06/05/2024 | 17:46
Trúng đấu giá và được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát mỏ tại sông Hồng thuộc phường Minh Nông thế nhưng đến nay việc khai thác của doanh nghiệp vẫn gặp khó.