Kiên Giang: GRDP 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng

Kiên Giang: GRDP 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng

Nguyễn Thanh Xuân
Thứ 3, 04/07/2023 | 07:00
0
Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng, bằng 49,22% kế hoạch năm, tăng 6,37% so với cùng kỳ.

Theo Cục Thống kê Kiên Giang, kinh tế của tỉnh này 6 tháng đầu năm 2023 vẫn ổn định và đạt mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ; hầu hết các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng dương, đáng chú ý là các ngành dịch vụ và công nghiệp đều đạt mức tăng tương đối cao.

Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng, bằng 49,22% kế hoạch năm, tăng 6,37% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (khu vực I) ước tính 13.897,96 tỷ đồng, đạt 52,70% kế hoạch năm, tăng 2,49% so với cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung 1 điểm phần trăm. Khu vực I tăng trưởng khá so với cùng kỳ chủ yếu do sản lượng nuôi trồng hải sản tăng khá, sản lượng lúa vụ mùa và vụ đông xuân cũng tăng hơn so cùng kỳ.

Tổng giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng (khu vực II) ước tính 7.151,09 tỷ đồng, đạt 45,52% kế hoạch năm, tăng 7,09% so với cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung 1,4 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp đạt 4.102,51 tỷ đồng, tăng 9,91% so với cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung 1,1 điểm phần trăm. Khu vực II tăng cao hơn năm trước là do một số ngành đạt mức tăng khá như: khai khoáng, sản xuất giày da, chế biến thuỷ sản... Tuy nhiên, ngành xây dựng tăng trưởng còn thấp do giá vật liệu xây dựng đều tăng cao, ảnh hưởng đến thực hiện nhiều công trình, dự án.

Tổng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ (khu vực III) ước tính trên 12.862 tỷ đồng, tăng 10,79% so với cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung 3,71 điểm phần trăm. Khu vực III tăng trưởng cao hơn cùng kỳ và đã đóng góp tích cực cho mức tăng trưởng chung, trong đó một số dịch vụ có mức tăng cao, như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch lữ hành.

Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang: GRDP 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng

Dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch lữ hành tăng trưởng cao hơn cùng kỳ.

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 1.960,67 tỷ đồng, tăng 4,55% so với cùng kỳ và đóng góp cho tăng trưởng chung 0,25 điểm phần trăm.

Về cơ cấu kinh tế (cơ cấu GRDP): Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 39,18%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 19,20%; khu vực dịch vụ chiếm 36,20%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,42% (cơ cấu này cùng kỳ năm trước lần lượt là 40,82%; 21,17%; 32,34%; 5,67%).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tháng 6 ước tính 825,90 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng ước tính 6.770 tỷ đồng, đạt 55,60% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 5,40% so cùng kỳ. Một số khoản thu đạt cao so với dự toán và tăng so với cùng kỳ, như: thu từ tiền sử dụng đất đạt 77,40%, tăng 126,51%; thu khác đạt 98,66%, tăng 47,50%; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 55,16%, tăng 28,92%,...

Tổng chi ngân sách địa phương tháng 6 ước chi hơn 1.635 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng ước tính chi 7.071,93 tỷ đồng, đạt 41,46% dự toán năm, tăng 9,43% so cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,28% so với tháng trước; sau 6 tháng, CPI tăng 1,18%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, chỉ có nhóm bưu chính viễn thông là bình ổn giá (bằng 100%), còn lại tất cả các nhóm khác đều tăng giá.

Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang: GRDP 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng (Hình 2).

Nhiều công trình, dự án khó triển khai do vướng mắc trong khâu thủ tục đầu tư, cơ chế chính sách đầu tư.

Trong đó, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với mức tăng 2,64%; kế đến là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,64%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,49%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 2,10%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,81%; nhóm giao thông tăng 0,77%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,48% (trong đó ăn uống ngoài gia đình tăng 2,30%).

Bên cạnh đó, tình hình thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm gặp rất nhiều khó khăn, trước sự tăng giá và khan hiếm của nguyên vật liệu xây dựng. Tiến độ triển khai thực hiện một số công trình trọng điểm còn chậm, vốn giải ngân còn thấp; nhiều công trình, dự án khó triển khai do vướng mắc trong khâu thủ tục đầu tư, cơ chế chính sách đầu tư.

Ước tính tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đạt trên 19.939 tỷ đồng, bằng 45,52% kế hoạch cả năm và tăng 10,89% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ước thực hiện 2.291,76 tỷ đồng, đạt 36,72% kế hoạch năm, tăng 34,86% so cùng kỳ (đầu tư công chỉ chiếm 11,49%, còn lại là đầu từ từ khu vực ngoài nhà nước chiếm 88,51%).

Tình hình hoạt động của phần lớn doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn. 6 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại đều giảm, doanh nghiệp tạm ngưng lại tăng lên.

Tính đến ngày 15/6, số doanh nghiệp được thành lập mới là 708 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 16.640,30 tỷ đồng, giảm 21,07% về số lượng và tăng 44,38% về số vốn đăng ký. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 23,50 tỷ đồng, tăng 82,87% so cùng kỳ, đây là tín hiệu tốt cho thấy quy mô vốn của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên.

Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang: GRDP 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng (Hình 3).

Sản xuất lúa năm nay thuận lợi, sản lượng thu hoạch 2.526.089 tấn.

Sản xuất lúa năm nay thuận lợi hơn năm 2022. Tổng diện tích gieo trồng lúa vụ mùa và đông xuân là 349.538 ha, đạt 100,03% kế hoạch và giảm 0,45% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 2.526.089 tấn, đạt 104,21% kế hoạch và tăng 3,05% (tăng 74.767 tấn) so cùng kỳ.

Trong đó, diện tích gieo trồng lúa vụ mùa 68.499,20 ha, năng suất thu hoạch đạt 5,35 tấn/ha với sản lượng đạt 366.475 tấn, tăng 1,29% (tăng 4.679 tấn) so năm trước; diện tích gieo sạ vụ đông xuân 281.039 ha, năng suất đạt 7,68 tấn/ha với sản lượng đạt 2.159.614 tấn, tăng 3,35% so cùng kỳ.

Tình hình khai thác thủy sản đang dần được cải thiện do ngư trường dần được ổn định. Tuy nhiên, việc bảo vệ nguồn lợi để tái tạo nguồn thủy sản chưa được hiệu quả, trong khi vi phạm trong khai thác vẫn còn xảy ra.

Mặt khác, giá cả sản phẩm khai thác không ổn định, việc bảo quản sản phẩm sau khai thác chưa được đảm bảo dẫn đến hiệu quả khai thác thấp; nhiều phương tiện phải nghỉ dài ngày do chi phí khai thác cao, phương tiện hư hỏng khó tiếp tiếp cận vốn vay từ ngân hàng…

Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang: GRDP 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng (Hình 4).

Tình hình khai thác thủy sản đang dần được cải thiện.

Do đó, sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm chỉ đạt gần 83,90% sản lượng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất thủy sản tháng 6 ước tính 4.218,09 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng ước đạt 16.013,32 tỷ đồng, đạt 44,93% kế hoạch năm, tăng 0,56% so với cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp tương đối ổn định và đạt mức tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 6 ước đạt 1.296,49 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng ước đạt 22.197,33 tỷ đồng, bằng 46,07% kế hoạch năm, tăng 10,24% so với cùng kỳ.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,37%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước tăng 8,40%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 5,73% và ngành khai khoáng tăng 11,58%. Một số sản phẩm đạt mức kế hoạch năm khá cao và tăng so cùng kỳ, như: giày da đạt 55,32%, tăng 24,25%; tôm đông lạnh đạt 58,40%, tăng 15,65%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước đạt gần 11.768 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng ước tính đạt trên 68.101 tỷ đồng, bằng 58,13% kế hoạch năm, tăng 21,57% so cùng kỳ.

Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 40.080,83 tỷ đồng, tăng 16,11% so cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 13.736,42 tỷ đồng, tăng 73,12% so cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 391,24 tỷ đồng, tăng 68,64% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ khác đạt 13.892,55 tỷ đồng, tăng 4,21% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6 ước đạt 101,37 triệu USD; luỹ kế 6 tháng đạt 488 triệu USD, đạt 47,84% kế hoạch năm và tăng 1,81% so cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô - Kiên Giang: GRDP 6 tháng đầu năm đạt trên 35.872 tỷ đồng (Hình 5).

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 6 ước đạt 1.296,49 tỷ đồng.

Trong đó, xuất khẩu tháng 6 ước đạt 85,90 triệu USD; luỹ kế 6 tháng ước tính 410 triệu USD, đạt 47,67% kế hoạch năm, tăng 1,18% so với cùng kỳ. Nhập khẩu tháng 6 ước đạt 15,47 triệu USD; luỹ kế 6 tháng ước tính 78 triệu USD, đạt 48,75% kế hoạch năm, tăng 5,23% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu dùng cho sản xuất.

Các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục được phục hồi và phát triển. Ước tính khách du lịch trong tháng 6 đạt 947,41 ngàn lượt khách; luỹ kế 6 tháng ước đạt 4.952,95 ngàn lượt khách, bằng 59,67% kế hoạch năm, tăng 35,81% so cùng kỳ.

Trong đó, khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 2.306,08 ngàn lượt, tăng 37,53% so cùng kỳ; khách quốc tế 354,99 ngàn lượt, đạt 101,43% kế hoạch, tăng 514,14% so cùng kỳ.

Cảnh sát hình sự bắt nhóm “giang hồ nông trường” ở Phú Quốc

Thứ 2, 03/07/2023 | 17:20
Vũ “Công” là đối tượng cầm đầu băng nhóm, gồm hàng chục đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, hoạt động mạnh động, liều lĩnh.

Kiên Giang: Kết nối cung cầu cho ngành sản xuất công nghiệp phát triển

Thứ 2, 03/07/2023 | 07:00
Sở Công thương tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp.

Vì sao sản lượng khai thác thủy sản trên biển Kiên Giang giảm mạnh?

Chủ nhật, 02/07/2023 | 10:00
Nguyên nhân sản lượng khai thác thủy sản trên biển giảm là do nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng.

Khách quốc tế đến Phú Quốc 6 tháng đầu năm tăng 48,63% so cùng kỳ

Thứ 6, 30/06/2023 | 22:15
6 tháng đầu năm, tổng lượng khách du lịch ước đạt 1,24 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 126,4 nghìn lượt, đạt 25,28% so kế hoạch, tăng 48,63% so cùng kỳ.

Kiên Giang: Có nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, đầu tư với Ấn Độ

Thứ 6, 30/06/2023 | 16:47
Đây là cơ hội để doanh nghiệp Kiên Giang tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch với doanh nghiệp Ấn Độ và ngược lại.
Cùng tác giả

Kiên Giang: Bắt giam người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt trên 20 tỷ đồng

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:34
Lợi dụng sự tin tưởng, từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2022, Trang đã nhiều lần vay tiền của vợ chồng bà Q. với số tiền trên 20 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.

An Giang: Phát hiện lô hàng vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

Thứ 2, 13/05/2024 | 20:03
Đoàn kiểm tra tạm giữ toàn bộ tang vật có giá trị 1,457 tỷ đồng và phương tiện ô tô tải có mui để tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định.

Cà Mau: Tiếp tục tăng cường chống khai thác IUU

Thứ 2, 13/05/2024 | 16:11
Tỉnh Cà Mau đang tiếp tục tăng cường chống khai thác IUU, cùng chung tay gỡ "thẻ vàng" EC và chuẩn bị các điều kiện đón đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

100 cảnh sát giải cứu Phó giám đốc doanh nghiệp bị bắt cóc đòi tiền chuộc

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:05
Ngày 13/5, Công an tỉnh Hậu Giang đã giải cứu thành công vụ bắt cóc đòi tiền chuộc 10 tỷ đồng.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.
Cùng chuyên mục

Dự thảo Kinh doanh xăng dầu có vượt quá thẩm quyền của một Nghị định?

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:10
Tại Hội thảo góp ý về dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo vượt quá thẩm quyền của một Nghị định.

PGS.TS Ngô Trí Long: Cần xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Thứ 3, 14/05/2024 | 12:53
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn cần thiết như giai đoạn trước và về lâu dài cần nghiên cứu xóa bỏ quỹ này.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Khi tàu hỏa tiến vào thị trường du lịch: Kỳ vọng vươn xa hơn

Thứ 2, 13/05/2024 | 20:00
Nắm bắt cơ hội du lịch, đường sắt ở Việt Nam nỗ lực như "đóa hoa nở muộn", nhằm bắt kịp thời cơ để bắt kịp xu thế của khách hàng.

Tp.HCM: Đầu tư công nghệ để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững

Thứ 2, 13/05/2024 | 19:00
Nuôi chim yến tại Tp.HCM được xác định là một trong những nghề tiềm năng, có khả năng thu nguồn lợi kinh tế cao nên số lượng nhà nuôi yến tăng lên rất nhanh.
     
Nổi bật trong ngày

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Giá vàng 14/5: Vàng trong nước và thế giới “rơi tự do”

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:05
Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng trước phiên đấu thầu vàng, vàng thế giới cũng đảo chiều sụt giảm trước áp lực chốt lời.

SJC lặng sóng sau đấu thầu, liệu giá vàng có tiếp tục giảm như kỳ vọng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:00
Vàng miếng SJC giảm cả triệu đồng rồi giữ nguyên ở mức 89 triệu đồng/lượng sau khi phiên đấu thầu vàng sáng nay. Liệu giá vàng có tiếp tục giảm về mức như kỳ vọng?

Dự thảo Kinh doanh xăng dầu có vượt quá thẩm quyền của một Nghị định?

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:10
Tại Hội thảo góp ý về dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo vượt quá thẩm quyền của một Nghị định.