[Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường

[Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 20/08/2019 | 13:15
2
Hình ảnh bé gái đi chân trần, địu em trên lưng, đi đến trường để thầy cô hướng dẫn chuẩn bị bước vào năm học mới tại điểm trường tiểu học Phú Sơn, khu Suối Tôn khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Đi bộ vài 3 cây số đến trường học con chữ

Giữa những ngày tháng 8 nắng như đổ lửa, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin có dịp công tác cùng đoàn thanh niên trường Đại học Nội vụ Hà Nội đến với bản Suối Tôn, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước thềm năm học mới.

Xem video: Cung đường uốn lượn đến với trẻ em vùng cao Quan Hoá

Cung đường đến với các em nhỏ vùng cao

Cách trung tâm huyện Quan Hoá khoảng 40km, chúng tôi có đến với bản Suối Tôn – nơi được gọi là bản người Mông đặc biệt khó khăn của huyện. Trải qua các phương tiện di chuyển từ đường quốc lộ vào bản như: Xe máy, xe tải, đi bộ… với những cung đường uốn lượn. Cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân đến được điểm trường tiểu học Phú Sơn, khu Suối Tôn nằm ở lưng chừng đồi.

Ấn tượng đầu tiên của phóng viên, khi đặt chân đến với điểm trường này là hình ảnh có rất đông các em học sinh tiểu học đứng ùa ra trước cổng trường. Có lẽ, lâu rồi các em mới lại nhìn thấy “người lạ”. Trong rất nhiều em nhỏ ấy, phóng viên đặc biệt ám ảnh với một bé trai có gương mặt và mái tóc trắng bệch, hỏi ra mới biết em bị bệnh bạch tạng, hệ quả của tình trạng kết hôn cận huyết tồn tại nơi đây.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường

Các em nhỏ vùng cao.

Và một hình ảnh khiến nhiều thành viên đoàn công tác không khỏi xót xa đó là khoảnh khắc bé gái người nhỏ xíu, đi chân trần địu em trên lưng. Em bé chắc khoảng vài ba tháng tuổi nằm ngoan trên lưng chị, dù thời tiết ngoài trời nắng chang chang. Có lẽ, cái đói, cái nghèo đã khiến những đứa trẻ ấy chịu thiệt thòi, không được bố mẹ chăm sóc đầy đủ.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 2).

Cô bé này có tên Vàng Thị Dau (5 tuổi) đang địu em khoảng 3 tháng tuổi.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 3).

Các em đến trường để thầy cô dặn dò chuẩn bị bước vào năm học mới. Hình ảnh các bé đi chân trần khiến chúng tôi thấy nhói lòng.

Trao đổi với phóng viên, thầy Lê Xuân Đông, giáo viên trưởng khu Suối Tôn cho biết: “Ở đây, điều kiện đường sá vô cùng khó khăn, dân cư tập trung thưa thớt, học sinh di chuyển đến trường rất xa, có em hàng ngày phải đi bộ 3-4 cây số thì mới đến được điểm trường. Thêm nữa, đời sống bà con còn khó khăn, cha mẹ các em không có điều kiện để chăm sóc, đầu tư cho các em học tập, sách vở thiếu thốn nên thầy cô phải huy động, quyên góp cung cấp sách vở cho học sinh. Các em học sinh ở đây được chia làm 5 lớp, mỗi lớp có khoảng 15 học sinh”.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 4).

Thầy Lê Xuân Đông chia sẻ về những khó khăn mà học sinh nơi đây hàng ngày phải vượt qua.

Hơn 10 năm công tác tại điểm trường này, thầy Lê Xuân Đông cho biết bản thân thầy cũng có nhiều câu chuyện ấn tượng với các học sinh nơi đây: “Cách đây 4 năm trở về trước, có một em học sinh tuy không được chăm sóc từ phụ huynh, tự nấu cơm mang đi. Nhưng, bằng nỗ lực em đã thi đỗ xuống học trường nội trú ở dưới huyện, đây là cậu học trò mà tôi ấn tượng nhất”.

Mong mỏi các học sinh có điều kiện tốt hơn

Trong suốt cuộc trò chuyện với PV, các thầy cô cắm bản ở đây đều chia sẻ, các em học sinh khi đến trường học chỉ mang theo tí cơm trắng và muối trắng. Vì thương các con, nên các thầy cô ở đây lại đi quyên góp, trích một phần tiền của mình để bữa trưa nấu thêm mỳ tôm cho các con ăn thêm.

“Chúng tôi rất thương các con, nhưng quả thật ở đây trình độ dân trí còn thấp, còn khó khăn nên không có gì để giúp đỡ được các bé. Chưa kể, các thầy cô còn phải đến tận nhà để vận động các con đến lớp. Chỉ mong sao các con biết chữ, không bỏ học giữa chừng”, thầy Lê Xuân Đông cho biết.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 5).

Thầy Trương Quốc Việt, Phó Trưởng Khoa Hành chính học, Bí thư Đoàn trường đại học Nội vụ Hà Nội chia sẻ cảm xúc của cả đoàn khi đến với Suối Tôn.

Cũng là một trong những đoàn trường có hoạt động tích cực trong công tác thiện nguyện, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về lý do đến với điểm trường này. Thầy Trương Quốc Việt, Phó Trưởng Khoa Hành chính học, Bí thư Đoàn trường đại học Nội vụ Hà Nội cho biết: “Thông qua Hội chữ thập đỏ huyện Quan Hóa, chúng tôi biết được bản Suối Tôn thuộc xã Phú Sơn, huyện Quan Hoá có điều kiện đặc biệt khó khăn. Nhu cầu của điểm trường Suối Tôn muốn có một bếp ăn của trường mầm non. Vì vậy, chúng tôi đã xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trường cho phép được tiến hành hoạt động thiện nguyện, kết hợp giữa nguồn lực của nhà trường và kêu gọi các tổ chức, cá nhân để cùng tham gia xây dựng công trình bếp ăn của trường mầm non. Sau hai tháng vận động, quyên góp, khởi công, bếp ăn đã được hoàn thành. chúng tôi hy vọng phần nào giúp các thầy cô và các em học sinh nơi đây có một năm học tốt”.

Chia sẻ cảm xúc của mình cũng như các sinh viên trong chuyến đi, thầy Trương Quốc Việt bày tỏ: “Mỗi một chuyến đi đều để lại những cảm xúc rất khác biệt. Lần này, đến với bản người Mông rất khó khăn, tôi nhận thấy các em sinh viên đã cảm nhận được thực tiễn vất vả của bà con nơi đây. Thông qua hoạt động này, tôi mong muốn các em sẽ tiếp tục chia sẻ và lan toả thông điệp yêu thương, hướng thiện đến mọi người, đặc biệt với những hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn hơn mình”.

Một số hình ảnh xúc động, ấn tượng xuyên suốt hành trình:

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 6).

Cầu treo Phú Sơn - con đường huyết mạch duy nhất để vào xã...

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 7).

Một năm trước, nước lũ dâng lên đã làm lật cả cây cầu này. 

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 8).

Điểm trường tiểu học Phú Sơn khu Suối Tôn.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 9).

Thiếu sân chơi cho trẻ nên các em bé ở đây, chủ yếu chơi đất cát.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 10).

Một em nhỏ đang nghịch đất.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 11).

Máy bay bằng giấy cũng là trò chơi mà các em ở đây thích chơi hàng ngày.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 12).
Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 13).

Bé Giàng Thị Xin năm nay lên lớp 3, bé bày tỏ mong muốn được tạo điều kiện tốt nhất để đến trường.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 14).
Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 15).

Các em chủ yếu là người dân tộc Mông.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 16).

"Đôi chân trần"...

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 17).

Đoàn di chuyển bằng nhiều phương tiện để đến được với điểm trường.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 18).

Mỗi ngày các em học sinh phải đi bộ 3-4 cây số để đến trường.

Giáo dục - [Ký sự] Những em bé chân trần địu em ôm giấc mơ tới trường (Hình 19).

Kết thúc hành trình, những hình ảnh này ám ảnh và đọng lại trong tâm trí những thành viên trong đoàn nhiều cảm xúc. "Đi để thấy xung quanh ta còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh và đi là để cảm thông, biết san sẻ yêu thương đến cộng đồng". 

Trăn trở vì những học sinh thân yêu

“Xã Phú Sơn thì có bản Suối Tôn là điểm khó khăn nhất, các em học sinh ở đấy chủ yếu là người Mông, 100% là hộ nghèo, mỗi gia đình đều có rất đông con nên con em đến trường rất vất vả. Công tác trong ngành giáo dục, chúng tôi chỉ mong sao các con có điều kiện tốt hơn. Về điểm trường Suối Tôn, năm 2017-2018 xã đã dành được nguồn kinh phí xây dựng 2 phòng học thay thế nhà tranh tre, nhưng còn sân chơi cho trẻ mầm non thì chưa có điều kiện, tôi rất trăn trở vì điều này”, bà Phạm Thị Dần, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá thông tin thêm.

“Rạng rỡ nụ cười Việt Nam” tiếp tục đem lại nụ cười tự tin cho trẻ em kém may mắn

Thứ 3, 06/08/2019 | 16:41
Chương trình Phẫu thuật tình thương “Rạng rỡ nụ cười Việt Nam” được phối hợp thực hiện bởi Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, Tổ chức dịch vụ Y tế Hàn Quốc và Saigon Co.op vừa chính thức được công bố.

Trẻ em vùng cao ở Quảng Bình rủ nhau vào rừng "săn lộc trời"

Chủ nhật, 04/03/2018 | 08:52
Những ngày cuối tháng Giêng, nhiều trẻ em vùng cao ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, rủ nhau vào rừng hái “lộc trời”, một món quà từ rừng già Trường Sơn.

Cho kẹo trẻ em vùng cao: Hành động nhỏ, gieo hậu quả lớn

Thứ 3, 22/11/2016 | 10:14
Nhiều ý kiến cho rằng, chính du lịch, chính những vị khách thiếu ý thức đã làm ảnh hướng đến sự phát triển văn hóa của người dân địa phương.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Lịch thi vào lớp 10 công lập của 63 tỉnh, thành

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:01
Đến thời điểm hiện tại có ít nhất 60 địa phương đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong ngành giáo dục

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:17
Ngoài những kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra, giám sát.

Kết quả bài thi đánh giá năng lực được sử dụng trong bao lâu?

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:49
Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay, đã có 90 trường đại học công bố sử dụng điểm thi HSA để xét tuyển đầu vào.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.