Năm 2018 - chu kỳ dịch sởi: Kiến thức phòng tránh cho mọi gia đình

Năm 2018 - chu kỳ dịch sởi: Kiến thức phòng tránh cho mọi gia đình

Nguyễn Hữu Thắng
Thứ 4, 29/08/2018 | 07:00
0
Từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân mắc sởi trên cả nước tăng cao, riêng Hà Nội chiếm gần 40% số ca mắc sởi trên cả nước gây ra lo ngại cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ. Vậy cần làm gì để phòng và tránh dịch sởi cho trẻ?

Từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân mắc sởi trên cả nước tăng cao, riêng Hà Nội chiếm gần 40% số ca mắc sởi trên cả nước.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc trung tâm y tế dự phòng) cho biết: “Dịch sởi có tính chu kỳ, cứ 4 -5 năm lại đi vào mùa dịch. Đáng chú ý, Hà Nội đang bước vào chu kỳ dịch sởi sau 4 năm 2014 – 2018.

Bộ Y tế đang lo ngại dịch sởi sẽ bùng phát trong năm nay. Bởi vậy từ giờ đến cuối năm, nếu không triển khai quyết liệt, rất có thể xảy ra nguy cơ dịch sởi. Do đó, mong muốn chung của chúng tôi là yêu cầu các bậc phụ huynh tuân thủ nghiêm túc quy định về tiêm chủng theo phác đồ của bộ Y tế.”

Để giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức và phân biệt được sởi Rubella với sởi thông thường, chúng tôi cung cấp một số thông tin sau:

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola (phân biệt với bệnh sởi Đức rubella), là một loại bệnh do virus cấp tính gây ra, thường xảy ra dịch lây vào mùa xuân ở các thành phố lớn, khi mà số lượng một nhóm trẻ không có miễn dịch với sởi đủ lớn.

Sởi ít khi biểu hiện thầm lặng. Trước khi có vaccine sởi, lứa tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 5 đến 10 tuổi. 

Đến nay chưa ghi nhận dịch sởi trên động vật.

Đời sống - Năm 2018 - chu kỳ dịch sởi: Kiến thức phòng tránh cho mọi gia đình

Bệnh sởi đang có dấu hiệu bùng phát nhanh. Ảnh: VietQ.vn

Lần đầu tiên phát hiện sởi ở đâu?

Theo nhiều tài liệu, sởi hiện diện trong quần thể người từ cách đây 5.000 năm. Những mô tả đầu tiên về căn bệnh này thuộc về một thầy thuốc Ba Tư tên Muhammad ibn Zakariya al-Razi (còn gọi là Rhazes) (860-932). Tuy nhiên, khi đó Rhazes lại cho rằng, sởi chỉ là một biến thể của bệnh đậu mùa mà thôi.

Các nước từng trải qua dịch sởi.

+ Mỹ: Năm 1916, dịch sởi bùng phát mạnh và giết chết 12.000 người trong đó có tới 75% là trẻ em dưới 5 tuổi.

+ Châu Âu: 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 41.000 ca nhiễm bệnh sởi

+ Ucraina: Dịch sởi bùng phát với 1281 ca

+ Italy 4.885 trường hợp

+ Đức 919 trường hợp

+ Hy Lạp 968 trường hợp

+ Pháp 77 trường hợp

+ Thụy Điển 26 trường hợp

Chu kì dịch sởi : 4 năm

Nhóm nguy cơ nhiễm bệnh:

Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.

- Trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi, trẻ dưới 9 tháng tuổi không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc mẹ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi đầy đủ.

- Trẻ đã tiêm vắc-xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.

- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc-xin trước đây.

Biểu hiện của bệnh:

a. Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.

b. Thời kì khởi phát:

- Sốt 38,50C – 400C, nhức đầu, mệt mỏi …

- Hội chứng đi kèm:

    + Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

    + Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.

    + Tiêu hoá: Nôn, chớ, đi ngoài phân lỏng.

- Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.

c. Thời kì toàn phát:

- Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.

- Phát ban với đặc điểm:

+ Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.

+ Thứ tự mọc ban:

Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.

Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.

Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.

+ Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàn khác giảm dần.

Phân biệt:

Ban sởi cần được phân biệt với ban do một số bệnh khác:
- Rubella: Là bệnh do vi rút, triệu chứng viêm long nhẹ. Đặc điểm lâm sàng nổi bật là sưng hạch ở sau tai, sau cổ, quai hàm.
- Tinh hồng nhiệt: Là bệnh do độc tố của tụ cầu (streptococcus) gây nên. Khởi sốt cao, không có triệu chứng viêm long, cùng một lúc phát ban toàn thân.
- Nhiễm vi rút đường ruột Coxsackie: Sốt cao, nôn, không có triệu chứng viêm long trong thời kỳ trước phát ban.

Biến chứng:

 - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.

-  Nguy cơ gây nhiễm trùng huyết

 - Thần kinh: Viêm não sau sởi .

 - Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.

 - Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.

 - Chảy mủ mắt.

Điều trị:

Điều trị tại nhà nếu dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng:

- Cách ly với những trẻ khác

- Theo dõi nhiệt độ hàng ngày.

- Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn.

- Tắm rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét.

- Dinh dưỡng đầy đủ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A.

- Cho ăn nhẹ, đủ chất; cho uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy

- Nên nằm phòng riêng (thoáng, sáng, tránh gió lùa).

- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc.

Nhanh chóng đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu có những biển chuyển nặng:

-  Sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng…

- Ban sởi lặn hết mà vẫn còn sốt.

- Các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt……

Cảnh báo

Bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng và có khả năng bùng phát thành dịch lớn như năm 2013 – 2014

Khuyến cáo tiêm phòng vắc-xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.

Phát hiện sớm và cách ly người bị sởi.

Tránh nằm điều hoà, chỗ đông người.

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với đối tượng nghi bị sởi.

Những người đến vùng có lưu hành bệnh sởi cần phải được tiêm chủng.

Liên lạc

Trung tâm Y tế dự phòng

Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội

 

 

Phần lớn trẻ mắc sởi do chưa được tiêm phòng vắc-xin

Chủ nhật, 19/08/2018 | 11:15
80-90% số trẻ nhập viện vì mắc bệnh sởi đều chưa tiêm phòng vắc-xin, nguyên nhân có thể do đến tuổi tiêm thì trẻ ốm, thậm chí có trường hợp mẹ sợ nguy hiểm nên không cho con tiêm
Cùng tác giả

Dòng xe nối đuôi nhau trở lại Thủ đô

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:12
Dù chưa hết kỳ nghỉ lễ, nhưng chiều ngày 30/4 đã có nhiều người dân quay trở lại Thủ đô khiến cho nhiều tuyến đường hướng về Hà Nội rơi vào tình trạng ùn ứ kéo dài.

Phố phường Hà Nội yên bình trong ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 3, 30/04/2024 | 13:24
Không còn cảnh tắc đường, không còn không khí hối hả, phố phường Hà Nội trong ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 mang vẻ đẹp thật yên bình.

Người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ "giải nhiệt"

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Những ngày nay, thời tiết tại Thủ đô nắng nóng đỉnh điểm khiến nhiều người dân đổ về công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ) để "giải nhiệt” trong dịp lễ này.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Khoảng 70 người nôn ói, đau bụng sau khi ăn bánh mì

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:17
Tối 1/5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh đã tiếp nhận và đang điều trị cho khoảng 70 bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại cơ sở bánh mì Băng.

"Tóm gọn" camera ẩn trong nhà nghỉ, khách sạn chỉ với mẹo hay này

Thứ 4, 01/05/2024 | 19:30
Không gian riêng tư trong nhà nghỉ, khách sạn luôn là mối lo của rất nhiều người bởi tình trạng rò rỉ hình ảnh, nhưng chỉ cần chiếc điện thoại là bạn có thể an tâm.

Đặc sản có "1-0-2" nhìn thôi đã "đỏ mặt" ai ngờ 10 triệu/con

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:30
Mặc dù có bề ngoài "đỏ mặt" và giá vô cùng đắt đỏ nhưng loài hải sản quý hiếm này vẫn được săn lùng khắp nơi trên thế giới.

Con chim màu trắng nặng 1,4 kg được bán với giá 3,7 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 13:00
Con chim ưng màu trắng thuần chủng dài 42cm, nặng 1,4kg đã được bán với giá 3,7 tỷ đồng.

Nhúm muối "độc lạ" bán giá 10 triệu đồng, đại gia liền xuống tiền mua

Thứ 4, 01/05/2024 | 11:25
Muối là gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày với giá chỉ vài nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, có loại giá 10 triệu/kg gây sự tò mò đối với nhiều người.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân “đút túi” 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc cho quả “to bự”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:30
Một nông dân trồng cây theo kiểu chẳng giống ai, đến ngày thu hoạch "quả nào quả nấy" to bự, dự kiến bán cả vườn trái cây thu ngay tiền tỷ khiến ai cũng trầm trồ.

Người đàn ông đào được cục vàng khổng lồ trị giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:35
Hòn đá chứa 2,6kg vàng, trị giá hơn 160.000 USD được tìm thấy tại khu vực "tam giác vàng" của bang Victoria, Australia.

Loại đặc sản xưa ít người dám ăn, nay giá nửa triệu đồng/kg vẫn đắt như tôm tươi

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:30
Nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ e ngại khi thưởng thức món ăn được chế biến từ loài đặc sản này. Tuy nhiên, ai đã được một lần trải nghiệm chắc có lẽ khó mà quên được.

Nhúm muối "độc lạ" bán giá 10 triệu đồng, đại gia liền xuống tiền mua

Thứ 4, 01/05/2024 | 11:25
Muối là gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày với giá chỉ vài nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, có loại giá 10 triệu/kg gây sự tò mò đối với nhiều người.

Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ nuôi "thủy quái to bự" trong bể xi măng

Thứ 4, 01/05/2024 | 07:30
Nhờ có khối lượng lớn và giá bán cao nên khi nuôi thành công, loài đặc sản này có thể cho lợi nhuận cao, nhất là khi người nuôi tự sản xuất được con giống.