Ngày Tết hãy cẩn thận với nước uống có ga

Ngày Tết hãy cẩn thận với nước uống có ga

Hà Công Luân
Thứ 5, 15/02/2018 | 07:56
0
Uống nước có ga là thói quen ngày Tết của nhiều người tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Vì sao thế?

Để giúp độc giả hiểu được tác hại khôn lường của việc uống nước có ga quá nhiều, nhất là vào dịp Tết của trẻ em, PV đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Phạm Văn Thắng, giảng viên của trường cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm ra những căn bệnh bạn có thể mắc nếu uống nước có ga quá nhiều.

Hỏi: Thưa bác sĩ, em có thói quen uống nước có ga thay cho nước lọc mỗi khi khát. Vậy bác sĩ có thể cho biết nếu uống nước có ga nhiều có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Trả lời:

Uống nước có ga sẽ dẫn tới các nguy cơ sau cho sức khỏe:

• Gây bệnh ung thư: Do các loại nước uống có ga có chứa carbonat làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản, nước có ga thường làm căng dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược và trực tiếp dẫn đến ung thư thực quản. Ngoài ra, những người uống nhiều thức uống có cafein thì gan sẽ dễ bị tổn thương.

• Hỏng men răng: Đường và axit trong đồ uống có ga và soda sẽ làm hỏng men răng một cách từ từ và sau đó là răng sẽ bị sâu không thể cứu chữa được.

Tư vấn - Ngày Tết hãy cẩn thận với nước uống có ga

Nước uống có ga gây ảnh hưởng tới men răng.

• Gây loãng xương: Hiện nay, nhiều loại nước ngọt có ga chứa phosphoric, khi hấp thu nhiều vào cơ thể sẽ làm suy giảm chất vôi trong xương, lâu ngày sẽ gây loãng xương; xương sẽ xốp và dễ gãy...

• Tim mạch: Trong đồ uống có ga và soda có chứa rất nhiều đường Fructoza, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

• Gây lão hóa da nhanh: Những loại axit có trong nước ngọt gây hại cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn. Những loại axit này khiến làn da của chúng ta mất đi vẻ sáng mịn, ợ nóng và tăng nguy cơ đối mặt với bệnh loãng xương.

• Gây béo phì: Một trong những sự thật gây sốc của nước ngọt chính là gây nên tình trạng béo phì. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện ra, uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm gia tăng các loại chất béo khác nhau trong cơ thể. Thậm chí, nước ngọt còn làm tăng cholesterol. Chất tạo vị ngọt trong nước ngọt ăn kiêng làm tăng nồng độ đường trong máu, từ đó dẫn đến tăng cân.

• Tăng nguy cơ sỏi thận: Trong nước ngọt có chứa chất phốt phát, một loại chất đã được xác định là góp phần gây nên sỏi thận.

• Gây bệnh tiểu đường: Nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

• Làm hỏng hệ tiêu hóa: Uống nước ngọt mỗi ngày cũng sẽ làm hỏng hệ tiêu hóa của bạn. Trong nước ngọt có nhiều chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản làm tổn thương bề mặt của ruột và dạ dày. Tiêu thụ hàng ngày loại đồ uống có tính axit này cũng có thể tạo ra môi trường axit kéo dài và dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Hỏi: Thưa bác sĩ, con trai tôi lên 8 tuổi, bé rất thích uống nước ngọt có ga. Theo tôi biết thì tác hại của điều này là rất nhiều, vậy bác sĩ có thể cho tôi một số biện pháp để hạn chế việc uống nước có ga?

Trả lời: Để con không còn ham nước ngọt có ga bạn tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, đa dạng hương vị trong bữa ăn hàng ngày của con, sử dụng nước trái cây thơm ngon để tăng cường vị giác cho trẻ.

- Loại bỏ dần dần nước ngọt, nước có ga ra khỏi bữa ăn hàng ngày, lưu ý tránh việc cấm không cho trẻ uống, vì rất dễ dẫn đến việc trẻ chống đối, lén uống khi không có sự giám sát của gia đình.

- Tăng cường các hoạt động thể chất, ngoài giờ học trên trường lớp cần cho con tham gia thêm các hoạt động ngoại khoá, chịu khó giao tiếp cùng con cái, lắng nghe chia sẻ của con từ đó dễ dàng chỉ bảo cho trẻ.

- Thay đổi lối sinh hoạt tốt để con cái học tập theo, không tích trữ các loại đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có ga trong gia đình, giúp lời nói đến con trẻ được thuyết phục hơn.

Nếu con bạn đòi uống nước ngọt, đừng cấm tiệt vì làm thế chỉ càng khiến trẻ muốn uống hơn mà thôi. Thay vào đó, điều bạn cần làm là thiết lập những giới hạn rõ ràng và dứt khoát, ví dụ như con có thể uống nước ngọt khi đi dự sinh nhật. Bạn đừng nói “vào những dịp đặc biệt,” bởi vì với trẻ nhỏ, việc gì cũng có thể là đặc biệt cả.

Hỏi: Thưa bác sĩ tôi có thói quen uống nước có ga khi ăn vì cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên tôi có chút lo lắng khi ăn nhiều loại thực phẩm với đồ uống này vì có thể có tác hại xấu đến cơ thể. Vậy bác sĩ có thể biết những đồ ăn nên tránh uống với nước ngọt có ga không?

Trả lời:

• Đồ cay nóng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn không nên kết hợp đồ uống có ga với những đồ ăn nóng. Bởi sự biến đổi nóng lạnh đột ngột dễ làm cho răng lợi bị kích thích mạnh và sinh bệnh. Ngoài ra, điều này cũng bất lợi đối với dạ dày và ruột, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

• Uống với rượu, bia

Nhiều người thường “chống say” bằng cách pha loãng bia với các loại nước ngọt có ga sẽ làm giảm độ cồn của bia, khi uống vào sẽ lâu say hơn. Tuy nhiên, khi uống hỗn hợp "bia pha nước ngọt" sẽ khiến bạn chóng say và mệt mỏi hơn, đặc biệt khi đói bụng.

Ngoài ra, nước ngọt có ga còn làm tăng nhanh tác dụng hấp thu của cơ thể đối với chất rượu cồn, về lâu dài còn gây tổn hại đến gan.

• Sữa

Vừa uống sữa, vừa uống nước có ga sẽ sản sinh ra nhiều axit, dẫn đến co thắt dạ dày, trào ngược axit hay chứng khó tiêu. Do đó, bạn nên tránh kết hợp chúng với nhau để đảm bảo an toàn sức khỏe.

• Cà phê

Trong cà phê và nước có ga đều chứa hàm lượng cafein cao, do đó nước có ga cũng được cảnh báo rằng không nên uống trong bữa tối vì nó có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, các cơn ác mộng hoặc các vấn đề trong khi ngủ.

Hơn nữa, khi kết hợp hai loại nước uống này với nhau sẽ tạo ra một lớp bọt có tính axit cao, gây đau bụng, khó tiêu.

• Kẹo bạc hà

Bạn hãy lấy một viên kẹo bạc hà đặt vào một chiếc cốc rồi đổ nước có ga vào. Một lúc sau sẽ có hiện tượng nổ xảy ra. Điều này là do sự sủi bọt của bạc hà và bong bóng trong nước có ga. Do đó, việc uống nước có ga với kẹo bạc hà sẽ làm "sôi" dạ dày, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe.

 

 

 

 

 

Chuyên gia hướng dẫn chị em lên thực đơn giữ dáng ngày Tết

Thứ 3, 13/02/2018 | 19:00
Tăng cân vào những ngày dịp Tết là nỗi ám ảnh thường trực đối với mọi phụ nữ. Vậy chị em phải lên thực đơn ngày xuân ra sao để giữ được vóc dáng thon gọn?
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.