Người 30 năm làm tang miễn phí cho người dưng

Người 30 năm làm tang miễn phí cho người dưng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
0
Vì "mắc nợ" những vong hồn mà ông gánh hết bao chuyện thị phi, nợ nần chồng chất và sự hao mòn sức lực.

Khi chuông điện thoại reo, ở mọi lúc, mọi nơi, bất kể thời khắc nào ông đều có mặt giang rộng vòng tay cứu rỗi để những phận người xấu số khốn cùng có một nơi để yên nghỉ. Ông trở thành người đưa đò ở bến biệt ly, nơi con người giã từ cõi sinh đi về cát bụi.

Ông Ba Oanh bên bức trướng từ thiện của đội tang lễ

30 năm và một công việc khác người

Người đàn ông ấy tên là Bùi Văn Oanh (64 tuổi), nhưng người ta thường gọi ông là Ba Oanh hay ông Ba Phước Thiện. Trong căn nhà nhỏ chưa đầy 20m2 nằm lọt thỏm trong một con hẻm sâu hun hút trên đường Đoàn Văn Bơ (Q4, TPHCM), ông kể:

"Năm 1979 ba ông lâm bệnh qua đời, lúc đó gia cảnh vô cùng khó khăn. Nhà ông là một túp lều "nắng chiếu đầu, mưa thấm áo". Đám tang cha, chi phí tất cả tốn 200 ngàn đồng. Ông phải chạy vạy khắp nơi cuối cùng chỉ gom được 150 ngàn đồng. May mà có người hảo tâm cho ông thiếu tiền hòm một tháng. Đến hẹn trả nợ, ông chưa có tiền, người ta báo chính quyền giải quyết. Một lần nữa, ông lại phải khất nợ. Vậy mà phải đến 3 năm sau ông mới trả xong".

Ông nhớ lại: "Lúc đó người ta đòi găng quá, tôi định bán mảnh đất đi trả nợ cho xong nhưng nhìn thấy vợ con nheo nhóc, bán đất đi rồi biết ở đâu. Tôi lao vào làm việc quần quật thâu đêm suốt sáng, chạy xe không biết mỏi chân để kiếm tiền. Nghĩ mình mà không trả được nợ thì sẽ mang tội với cha. Cha tôi nằm dưới ba tấc đất kia cũng không an lòng".

Từ những bất hạnh, khổ đau ở chính cuộc đời mình, hơn ai hết, ông Ba Oanh thấu hiểu được hoàn cảnh những phận người sống trong cảnh bần hàn, dưới tận cùng của xã hội. Ông tận mắt chứng kiến những thây người cô lẻ nằm quạnh quẽ đâu đó trên những con đường, góc phố ông đi qua. Ông tự thúc vào tim mình phải làm gì đó để giúp đỡ những vong hồn bất hạnh, khốn cùng kia và góp phần xoa dịu nỗi đau người còn sống.

Lúc đầu chỉ một vài người đồng cảm và giúp đỡ ông. Tiếng lành đồn xa, về sau ông tập hợp được một đội gồm 21 người. Họ là những anh phụ hồ, bác xe ôm... từ khắp mọi phương tìm về thành phố mưu sinh. Hàng ngày, ông Ba Oanh chạy xe ba gác chở hàng thuê, hốt xà bần trên khắp các nẻo đường. Từng đồng tiền nhỏ lẻ, ông chắt chiu mua cho mỗi anh em trong đội mai táng từ thiện một bộ đồng phục hành lễ. Ông tập luyện, thực hành cho anh em nghi thức trước khi đưa người về cõi vĩnh hằng.

Ông tâm sự: "Hằng ngày, tôi vừa chạy xe vừa tranh thủ những lúc vắng khách, tôi ghé qua nghĩa địa xem người ta chôn cất người chết ra làm sao, rồi tới những đám tang xem người ta nhang khói, thủ tục khấn vái như thế nào từ đó về dạy lại cho anh em".

Hễ ở nơi nào, vào thời khắc nào có người bần cùng, khốn khổ qua đời người ta tìm đến là ông tức tốc lên đường. Không có tiền ông đi xin hòm, xin áo quan, ông cùng anh em bỏ công sức ra lo ma chay cho họ. Suốt 30 năm qua ông Ba Oanh dành trọn cho công việc đặc biệt này. Công việc mà đáng lẽ ra chẳng liên quan gì đến ông trong khi đó hoàn cảnh gia đình ông nào có hơn ai. Một mình trụ cột trong nhà 6 miệng ăn.

Vợ ông bán nhang ở cổng chùa không thể lấy đó làm nguồn thu để nuôi 5 người con đang tuổi ăn tuổi lớn. Ông phải tự bươn mình ra, gò lưng trên chiếc xe ba gác vừa kiếm kế sinh nhai vừa lo chuyện bao đồng. "Nhiều khi trong túi không có một xu, nhưng người ta tìm tới nhờ tôi cũng phải nhận lời. Mình sống thì hôm nay không có ngày mai sẽ có, còn người chết nằm kia họ vĩnh viện không có ngày mai. Cái hạnh phúc ở người đang sống là vậy" - ông trút lòng.

Làm công việc không giống ai, vượt qua rào cản dư luận đã khó ông Ba Oanh còn phải đấu tranh quyết liệt với vợ mình. Vợ ông lúc đầu phải đối gay gắt cho ông là người của thế giới bên kia, vợ con đói khổ chưa lo nổi đi lo chuyện thiên hạ.

Ông kể: "Mười mấy năm tôi phải đấu tranh với bà xã. Tôi thuyết phục vợ ngày chưa đủ thì cả đêm. Đêm nằm ngủ tôi thủ thỉ với vợ chuyện đời, chuyện người, chuyện nhân quả. Riết mà vẫn không lay chuyển được suy nghĩ của bà ấy, tôi nghĩ ra cách hễ ở nơi nào có đám tang là tôi gọi bả đến để bả chứng kiến tận mắt việc làm của tôi, được nghe người xung quanh kể về tôi. Rồi tôi bỏ tiền túi ra mua trái cây, bánh mứt nhờ người ta tới nhà tôi biếu cho vợ nói là lòng cảm tạ của họ dành cho tôi. Cuối cùng bả đã hiểu và đồng ý cho tôi được thoải mái đi làm". Càng ngày ông càng được nhiều người biết đến, cùng với sự hậu thuẫn của vợ, con đường của ông bớt nhọc nhằn, gian khổ hơn.

Người đưa đò ở bến biệt ly

Cho đến hôm nay, ông Ba Oanh không thể nhớ hết có bao nhiêu vong hồn được ông đưa về với tổ tiên của họ. Mỗi năm vào ngày 25 Tết, ông lại mang xấp giấy tờ liên quan đến người quá cố thắp hương và đốt. Ông bảo: "Năm nào cũng thế, giữ lại không được nên tôi đem đi đốt. Tôi thắp hương cầu nguyện cho họ và mời họ cùng về ăn tất niên với gia đình".

Đội tang lễ do ông Ba Oanh thành lập

Không nhớ hết nhưng mỗi lần phải tiễn đưa linh hồn một người nào đó ra đi, lòng ông lại quặn thắt, tim ông nhói đau. Tiếng khóc người thân của họ như ai oán, như vết dao cứa vào tâm can ông. Ông còn nhớ như in câu chuyện bi thương của một gia đình quê miền Trung tha phương vào Nam mưu sinh. Chồng làm phụ hồ, vợ rửa chén thuê. Chẳng may anh chồng bị đau não qua đời, giữa lúc ấy bà chủ lại đuổi người vợ đi. Không nơi nương tựa, không người thân thích, cô vợ tìm đến ông cầu cứu.

Ông làm thủ tục cho người chồng xong theo cô vợ đưa thi thể ra tận Hà Tĩnh chôn cất. Một tháng sau người vợ trẻ bồng theo đứa con tới nhà ông, quỳ lạy sống ông miệng không ngớt nói bồ tát, ân nhân. Còn một lần khác, khi ông đang chạy xe ba gác trên đường thì bắt gặp một hài nhi nằm cô quạnh bên vệ đường. Ông bế xác bé lên, chạy thẳng tới trại hòm trình bày hoàn cành. Chủ hòm hảo tâm cho ông một chiếc hòm làm lễ mai táng cho bé. Ông khâm liệm rồi gửi bé vào chùa cầu cho vong hồn chóng siêu thoát.

Tính nhẩm đến nay có khoảng hơn 1.000 trường hợp người chết vô gia cư, cơ nhỡ được ông Ba Oanh ra tay hiệp nghĩa. Trong số đó, người một thời danh tiếng cũng có, vô danh bần hàn cũng có. Tất cả đều trở thành hư vô khi về với đất mẹ.

Đám tang ông giúp người ta cũng có hòm, có nhang, có nhà sư niệm kinh, có cờ bay trong gió lộng, có đội nhạc hòa tấu biệt khúc tiễn đưa. Những phận người khốn khổ bần cùng ấy đều được ông cho đi trái tim yêu thương bao la của người đang sống. Nghĩa tử là nghĩa tận, cái nghĩa ấy chỉ có người đời mới thấu hiểu được qua việc làm của ông.

Hoa Nguyên

Cùng chuyên mục

Một công chức địa chính xã ở Phú Quốc tự thú nhận hối lộ

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:32
Ngày 2/5, ông Đoàn Thanh Tuấn đã đến Công an Tp.Phú Quốc tự thú, khai nhận toàn bộ hành vi nhận hối lộ từ nhóm người của Công ty LHĐ.

Hà Tĩnh: Bắt nóng nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:10
Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Doãn Bảo - nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi.

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:24
Tại cơ quan công an, 10 đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả thương hiệu Thái Lan, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.

Tây Ninh: Bắt giữ đối tượng trộm cắp xe máy

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:51
Nhóm đối tượng trộm cắp manh động dùng bình xịt hơi cay chống trả quyết liệt để tẩu thoát. Tuy nhiên, công an đã khống chế, bắt giữ được kẻ cầm đầu.

Có được phép mua bán, chuyển nhượng "đất công cộng thành phố"?

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:16
Thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội lan truyền hình ảnh Giấy chứng nhận về “đất công cộng thành phố”. Vậy đất này có được cấp giấy, phân lô, chuyển nhượng không?
     
Nổi bật trong ngày

Điều tra đối tượng giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:04
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, đối tượng Thuý đã giả danh công an để lừa làm thủ tục đất đai, chiếm đoạt của người phụ nữ khoảng 100 triệu đồng.

Lào Cai: Triệt phá đường dây mua bán ma túy liên tỉnh

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:30
Theo cơ quan công an, vật chứng thu giữ tại hiện trường gồm: 4 bánh heroin, 1 xe máy, 3 điện thoại di động, 5,5 triệu đồng và một số đồ vật, tài liệu liên quan.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Minh An

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:20
Ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", liên quan vụ án vi phạm quy định về đấu thầu.

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:24
Tại cơ quan công an, 10 đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả thương hiệu Thái Lan, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.