Đề nghị bổ sung “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn là đối tượng của bạo lực gia đình

Đề nghị bổ sung “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn là đối tượng của bạo lực gia đình

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 08/09/2022 | 10:22
0
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục...

Tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 8/9 các ĐBQH tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3. Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và nhất trí với nhiều nội dung chính của dự án Luật.

Tiêu điểm - Đề nghị bổ sung “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn là đối tượng của bạo lực gia đình

Toàn cảnh Hội nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.

Về đối tượng áp dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, việc không quy định đối tượng áp dụng trong dự thảo Luật không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định của Luật này đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định giao Chính phủ quy định về việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

Về hành vi bạo lực gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế.

Tuy nhiên, các hành vi bạo lực tác động đến người bị bạo lực gia đình đan xen nhiều hình thức khác nhau, do vậy, nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi bạo lực gia đình thì có thể trùng lắp, bỏ sót hoặc không bao quát hết các hành vi.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật. Do vậy, dự thảo Luật tiếp tục quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình.

Có ý kiến đề nghị bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng; có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng là “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn và con riêng của vợ, chồng hoặc của người đang chung sống với nhau như vợ chồng, con riêng của người đã ly hôn.

Giải trình nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình “lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm” thì mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình.

Mặt khác, mọi hành vi đều được xem xét trong những trường hợp cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể gắn với trách nhiệm của các đương sự trong mối quan hệ cụ thể. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, dự thảo Luật chỉnh lý có giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Tiêu điểm - Đề nghị bổ sung “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn là đối tượng của bạo lực gia đình (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Về biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Tòa án, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng bổ sung một khoản quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc khi có căn cứ hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình từ chối và quy định Tòa án tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc khi thấy cần thiết bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của người bị bạo lực gia đình để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định sửa đổi Điều 135 của Bộ luật Tố tụng dân sự như thể hiện tại khoản 1 Điều 55 của dự thảo Luật. Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng nhất trí với quy định này.

Về việc bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội làm rõ, với quan điểm cần phải có biện pháp phù hợp để xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có tính răn đe, giáo dục thì bổ sung một biện pháp mang tính xã hội phục vụ  lợi ích cộng đồng và theo nhu cầu của cộng đồng là cần thiết.

Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế và rà soát tính tương thích với các điều ước quốc tế, cho thấy, “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” có thể coi là biện pháp mạnh mẽ có tính răn đe và giáo dục cao, không trái với các công ước, điều ước quốc tế về lao động cưỡng bức. Do vậy, dự thảo Luật bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”.

Về cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội dự kiến chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định nguyên tắc về các dịch vụ, hoạt động, các điều kiện, cơ sở vật chất, nhân lực của cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình, bổ sung các quy định nhằm khuyến khích sự phát triển của các cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

Giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở; đồng thời, bổ sung quy định sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cũng cho biết thêm một số điểm mới của dự thảo Luật lần này so với dự thảo đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2022). Theo đó, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 56 điều, ít hơn 6 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, bỏ 3 điều, bổ sung 3 điều. Dự thảo Luật có 5 nhóm điểm mới.

ĐBQH: Cần thống nhất, đồng bộ trong thành lập thanh tra cấp sở

Thứ 4, 07/09/2022 | 15:02
Theo đại biểu Phạm Đình Thanh, việc thành lập thanh tra cấp sở cần có quy định rõ ràng, tránh tình trạng thực hiện không thống nhất.

ĐBQH đề nghị phân cấp nhiều hơn cho cơ quan thanh tra cấp huyện

Thứ 4, 07/09/2022 | 11:53
Các ĐBQH cho rằng việc giữ mô hình thanh tra cấp huyện trong hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra hành chính như hiện hành là cần thiết.

4 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến ĐBQH

Thứ 4, 07/09/2022 | 10:27
Thanh tra huyện; thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ… là hai trong số 4 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến ĐBQH chuyên trách.
Cùng tác giả

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.