Nhân viên chạy bàn: Đừng nghĩ chỉ là bưng bê

Nhân viên chạy bàn: Đừng nghĩ chỉ là bưng bê

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:00
0
Từ những quán cơm bình dân tới những khách sạn 5 sao, chúng ta dễ dàng bắt gặp đội ngũ nhân viên chạy bàn được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Nhiều người ví họ là “bộ mặt nhà hàng” bởi nhìn vào họ, người ta có thể hiểu được chất lượng của nhà hàng như thế nào. Vì thế, áp lực của những người chạy bàn là không hề nhỏ.

Để trở thành một nhân viên chạy bàn chuyên nghiệp, những người theo nghề phải trải qua một quá trình khổ luyện lâu dài. Ngay cả tại những quán bình dân, họ cũng phải mất 1-2 tuần học việc rồi mới trở thành nhân viên chính thức.

Trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, Quang Anh (20 tuổi, Thanh Hóa) chia sẻ: “Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi vừa học vừa tìm việc làm thêm. Được bạn bè giới thiệu, tôi xin làm chạy bàn cho một quán ăn Hàn Quốc. Nói chung, để được nhận chính thức vào đây, tôi phải trải qua một lớp đào tạo kỹ năng. Chi phí học hành ban đầu, đều do tôi chi trả. Vì thế, áp lực để theo đuổi được việc là rất lớn. Nếu mình trượt coi như chi phí học hành trở thành muối bỏ bể”.

Đời sống - Nhân viên chạy bàn: Đừng nghĩ chỉ là bưng bê

Dù đã quen việc nhưng Quang Anh vẫn cảm thấy áp lực của công việc là không hề nhỏ.

Cũng bởi sự nỗ lực, Quang Anh đã trở thành nhân viên chạy bàn chính thức với đồng lương 7 triệu đồng/tháng. Dù thế, áp lực công việc đôi khi khiến cậu sinh viên trẻ muốn bỏ cuộc: “Thời gian đầu, do chưa quen việc và phải đứng thường xuyên khiến tôi ê ẩm cả mình mẩy. Đôi khi, tôi chỉ muốn ngồi xuống nghỉ ngơi, nhưng vừa quay lưng đã bị quản lý gọi đưa đồ cho khách. Có hôm, đêm ngủ đau chân quá, tôi phải dậy lấy đá chườm để chân đỡ nhức mỏi”.

Dần dần, Quang Anh quen với công việc, tuy nhiên, để được tăng lương, chàng sinh viên phải nỗ lực gấp đôi. Thậm chí, nhiều hôm Quang Anh phải ở lại để học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước.

“Ở chỗ tôi làm, khách chủ yếu là người Hàn Quốc, do đó việc bất đồng về ngôn ngữ nhiều lúc khiến tôi bối rối vô cùng. Có lúc, khách gọi mỳ lạnh, tôi lại ghi là mỳ sốt,... bởi vậy, nhiều hôm tôi bị anh chị chủ cửa hàng phê bình nghiêm khắc. Dù thế, tôi không dám lơ là, bởi vì đây là chỗ làm trả lương cao nhất trong số những cửa hàng tôi từng tham khảo. Các anh chị tôi quen, có người làm tới 4-5 năm ở đây”, Quang Anh kể.

Trái ngược với hoàn cảnh Quang Anh, cô gái Thanh Thảo (Lạng Sơn) hiện đang học trường đại học Lao động- Xã hội là một sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng với tính cách độc lập, thích trải nghiệm, Thanh Thảo đã xin làm chạy bàn cho một nhà hàng hải sản. Mới đầu rất hào hứng, nhưng làm được 1 tháng cô mới vỡ lẽ, kiếm tiền thực không dễ dàng...

Thanh Thảo kể: “Thực ra, nói làm chạy bàn, nhưng tôi phải kiêm cả ship hàng, order, phụ bếp... Vì thế, công việc không hề đơn giản. Có những hôm khách đông làm tới hơn 11h đêm mới về. Nói chung, nếu đã đi làm thì xác định không có thời gian nghỉ ngơi nữa”.

Cũng theo Thanh Thảo, làm việc tại các nhà hàng thực khách đông con trai, với uống nhiều bia rượu, không tránh khỏi những tình huống nhạy cảm, nhiều khi còn bị khách trêu đùa, có thái độ khiếm nhã.

Đời sống - Nhân viên chạy bàn: Đừng nghĩ chỉ là bưng bê (Hình 2).

Không ít nữ sinh viên bị gạ gẫm trong giờ làm việc.

Thanh Thảo tâm sự: “Thực khách đến quán chủ yếu là nam giới, bị trêu đùa là chuyện bình thường. Bản thân tôi không ít lần bị khách chèo kéo bắt ngồi rót bia uống cùng. Có nhiều khách, khi say không kiểm soát được bản thân còn có hành động sàm sỡ. Tôi phản ứng lại thì họ chửi bới, nói năng tục tĩu, khi đó tôi chỉ biết cách tránh đi... Dù thế, có những vị khách “lầy” vẫn cố chạy theo bắt bẻ bằng được thì thôi”.

Cũng theo Thanh Thảo, vì có hình thức ưa nhìn nên cô lọt vào tầm ngắm của một gã đàn ông đã có vợ. Từ ngày biết Thảo, gần như hôm nào anh ta cũng ra nhà hàng uống bia, có hôm gọi cả bạn bè đi cùng, thi thoảng còn đùa: “Đây là người yêu tao đấy”. Chính vì trò đùa tai quái đó, mà Thảo bị vợ của anh ta tìm đến dọa dẫm. May cho Thảo, các đồng nghiệp của cô đã khéo léo giải thích giúp cô nên cô thoát khỏi trận đánh ghen nhớ đời.

Chưa dừng lại ở chuyện tai bay vạ gió, có lần Thảo còn bị vạ lây khi hai khách say xỉn lao vào đánh nhau ầm ĩ. “Hôm đó, hai vị khách bất đồng rồi dùng chai bia dọa đánh nhau. Tuy nhiên, không ai khuyên nhủ được họ, kể cả bạn bè đi cùng. Sau khi đập vỡ chai bia, một vị khách bỏ đi. Tôi đứng gần đó, chẳng may bị xô ngã, trượt chân giẫm vào mảnh chai đang nằm vương trên sàn nhà”, Thanh Thảo nhớ lại.

Sau hôm đó, Thanh Thảo phải nghỉ một tuần ở nhà. Cũng theo cô, việc đi làm thêm không phải vì áp lực kinh tế mà vì cô muốn trải nghiệm. Vì thế, cô vẫn luôn nỗ lực để làm tốt công việc của mình.

(Còn nữa)

Nguyễn Lâm- Vân Anh

Chuyện nghề 38: Nỗi niềm trăn trở của những người làm nghề gác chắn tàu

Thứ 3, 22/08/2017 | 06:30
Công việc gác chắn tàu tưởng chừng nhàn nhã, đơn giản, nhưng có theo nghề mới hiểu được rằng những người trong nghề đã phải đánh đổi rất nhiều thứ.

Chuyện nghề 3: Những hiểm nguy 'rình rập' đối với người bán trà đá

Thứ 7, 18/02/2017 | 15:18
Những tưởng cái nghề bán trà đá chỉ ngồi một chỗ rót nước mời khách và thu tiền, nhưng họ cũng phải tranh khách, “địa bàn” và “đóng thuế”....
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.

Tin tức Đời sống 25/4: Cắt môi hình trái tim, cô gái nhận cái "kết đắng"

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 25/4: Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ; Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng...