Nghi vấn hai vụ nổ nhà máy sản xuất đạn dược tại Sudan

Nghi vấn hai vụ nổ nhà máy sản xuất đạn dược tại Sudan

Thứ 3, 05/02/2013 | 15:30
0
Chỉ trong vòng một tuần, liên tiếp hai vụ nổ kỳ lạ xảy ra tại một nhà máy sản xuất đạn dược Al-Yarmouk tại thủ đô Kharttoum, Sudan khiến nhiều người đặt ra những câu hỏi nghi vấn về nguyên nhân thực sự của vụ nổ.

Sudan đổ lỗi cho Israel

Sau khi cả hai vụ nổ bất thường xảy ra trong đêm, người phát ngôn của quân đội Sudan Savarmi Khaled Saad đã giải thích: "Cả hai vụ nổ không có gì khả nghi. Thực ra, nguyên nhân của vụ cháy thứ hai là nhà máy sản xuất vũ khí thứ nhất vẫn cháy âm ỉ, lính cứu hỏa chưa dập tắt triệt để, đã bắt lửa sang nhà máy thứ hai tạo thành đám cháy lớn".

Tuy nhiên, trước đó, sau khi vụ nổ thứ nhất xảy ra, chính phủ Sudan đã lớn tiếng tố cáo 4 máy bay Israel tấn công nhà máy vũ khí Al Yarmouk trong đêm làm 4 người thiệt mạng. Còn theo những người sống gần khu vực nhà máy, trước khi lần nổ thứ nhất xảy ra, tiếng máy bay và tên lửa vang lên rất rõ. Còn đám cháy thứ hai không có tiếng động lạ, chỉ có khói tỏa mịt mù.

Điều đặc biệt là báo chí trong và ngoài nước không được phép tiếp cận cả hai nhà máy nên mọi chuyện diễn ra trong đó hoàn toàn là bí mật.

Vì vậy, báo chí liên tục tiếp cận chính quyền Khartoum để hỏi rõ nguyên nhân cả hai vụ nổ và đều chỉ nhận được lời giải thích ban đầu: đó là một tai nạn. Nhưng sau đó, nhật báo Sudan Tribune lại đưa tin, bộ trưởng thông tin Ahmad Bilal Osman tuyên bố rằng, chính phủ Sudan đang nắm trong tay bằng chứng tố cáo Israel gây ra vụ cháy nổ ở nhà máy Al - Yarmouk.

Tuy nhiên, tại sao máy bay Israel bay vào không phận Sudan, rada sân bay Khartoum lại không phát hiện ra? Chỉ duy nhất máy bay trang bị công nghệ tiên tiến mới có khả năng đánh lừa trạm rada. Mặc dù vậy, có người cho rằng, tình hình lục đục nội bộ trong nước Sudan là nguyên nhân chính dẫn đến vụ nổ.

Chính quân đội Nam Sudan ly khai và các nhóm vũ trang thuộc lực lượng chống đối chính phủ đã gây ra vụ việc này. Nhưng theo đánh giá của cơ quan điều tra, các nhóm người này không thể gây ra một vụ cháy nổ nghiêm trọng đến vậy. Họ cho rằng, lời đồn Sudan lục đục gây nên vụ nổ đều nhằm vào việc hạ uy tín của chính phủ.

Tiêu điểm - Nghi vấn hai vụ nổ nhà máy sản xuất đạn dược tại Sudan

Người dân Sudan xuống đường phản đối Israel trước khi vụ nổ diễn ra.

Cũng theo ông Osman, nhà máy Al - Yarmouk bị thiệt hại rất nặng. 60% nhà máy bị phá hủy toàn bộ, 40% còn lại bị hỏng một phần, Ông Osman còn tiết lộ bí mật chính quyền Khartoum thực ra đã lên kế hoạch di dời toàn bộ nhà máy ra khỏi thủ đô. Tình báo Israel vô tình biết được kế hoạch này nên đã quyết định bí mật đánh phủ đầu, coi như là một hình thức đe dọa, "dằn mặt" với Sudan.

Mối quan hệ khăng khít giữa Sudan và Iran

Sau vụ nổ, các chuyên gia điều tra bắt đầu tìm đến một loạt hình ảnh chụp từ vệ tinh SSP (dự án quan sát bằng vệ tinh do tài tử điện ảnh Mỹ Georges Clooney khởi xướng). Tham gia SSP còn có trường đại học Harvard chuyên phân tích hình ảnh, công ty Digital Globe - chủ một hệ thống vệ tinh và công ty Google đóng góp chương trình Mapmaker. Những hình ảnh thu được từ vệ tinh cho thấy, mục tiêu bị tấn công không phải là nhà máy Al - Yarmouk mà là bãi chứa 40 container bên cạnh. Bãi này có 6 hố bom rất lớn. Chính vụ tấn công vào bãi bom đã gây ra vụ nổ lớn phá hủy phần lớn nhà máy.

Tuy nhiên, 40 container xếp tại bãi bom chứa gì? Có rất nhiều giả thuyết đặt ra. Chuyên gia quân sự Israel công tác tại Viện Nghiên cứu An ninh quốc gia thuộc trường đại học Tel Aviv, tướng về hưu Shlomo Brom đoán rằng, có thể quân đội Israel đã phát hiện những container này chứa "một loại vũ khí mới" như tên lửa lớn hơn, mạnh hơn và có tầm bắn xa hơn mà Iran sắp tuồn vào Dải Gaza cho lực lượng Hamas và vào Lebanon cho lực lượng Hezbollah dùng để đe dọa Israel.

Còn theo phán đoán của tướng về hưu Ai Cập Sameh Seif Elyazai, 40 container là các bộ phận của tên lửa tầm ngắm lắp ráp tại nhà máy Al - Yarmouk có sự giám sát của Iran. Những chiếc container này đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đi thì bị oanh kích. Tướng Elyazai còn khẳng định, giả thuyết của ông hoàn toàn có căn cứ.

Ông dựa theo những cuộc trò chuyện riêng với các quan chức Israel mà đưa ra phán đoán này. Ông phân tích, Iran muốn dùng Hezbollah để gây áp lực với Israel từ mạn Bắc và Hamas từ mạn Đông. Trong khi đó, Iran có mối quan hệ khăng khít với Hamas và cung cấp khí tài từ khi tổ chức Palestine này kiểm soát Dải Gaza từ năm 2007.

Nhưng theo ông Michael Eisenstadt, giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh và quân sự ở Washington, từ khi Israel phong tỏa đường biển đến Dải Gaza mà Iran thường dùng để tiếp tế vũ khí cho Hamas thì Iran buộc phải tìm một con đường khác, đó chính là Sudan. Con đường này bỗng chốc trở thành một "cái gai trong mắt của Israel".

Tiêu điểm - Nghi vấn hai vụ nổ nhà máy sản xuất đạn dược tại Sudan (Hình 2).

Chính nhờ hai vụ nổ lớn tại nhà máy Al - Yarmouk ta mới thấy được mối quan hệ đặc biệt giữa Iran và Sudan. Ngay sau đó, hai tàu chiến Iran đã viếng thăm cảng Sudan để thể hiện tình bạn. Sudan trở thành đồng minh của Iran kể từ 1998, năm ông Omar al-Bashir thực hiện đảo chính với vũ khí của Iran và tự xưng là tổng thống nước Cộng hòa Sudan. Mặc dù chính quyền Khartoum khẳng định Al-Yarmouk, 1 trong 2 nhà máy sản xuất vũ khí quy ước nổi tiếng của Sudan, không liên quan gì đến vũ khí Iran nhưng ngay khi vụ việc xảy ra, các quan chức cao cấp quân đội Iran đã có mặt tại Khartoum.

Những vị tướng có mặt tại hiện trường khi đó bao gồm Chỉ huy trưởng Không quân Iran, tướng Hassan Shah-Safi, Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo; tướng Amir Ali Hajizadeh, Phó Tư lệnh Không quân Iran; tướng Aziz Nasirzadeh và Tư lệnh Căn cứ phòng không Khatam al-Anbiya, tướng Farzsad Esmali. Đây là những "chuyên gia quân sự" mà bộ trưởng thông tin Sudan từng đề cập trong cuộc họp báo tố cáo Israel đứng đằng sau vụ cháy nổ Al-Yarmouk.

Đoàn quân sự cao cấp Iran này đã bí mật đến Khartoum chỉ vài giờ sau vụ tấn công và đi thẳng đến khu Al - Yarmouk. Tại đây, họ chỉ tập trung vào việc đánh giá mức thiệt hại và phân tích khả năng đột nhập của máy bay Israel. Họ cũng xem xét hệ thống radar tương tự như các hệ thống radar Iran do Nga sản xuất và truy cứu nguyên nhân tại sao bị "liệt".

Nói chung, họ tìm hiểu Israel đã dùng phương pháp và thiết bị gì để vô hiệu hóa "mắt thần" của Sudan. Theo trang web tình báo quân đội Israel Debkafile, đây là lần thứ hai trong vòng 3 tuần các tướng không quân, phòng không và chiến tranh mạng Iran nghiên cứu khả năng của không quân và bộ máy chiến tranh mạng của Israel.

Trước đó, Iran đã cho một chiếc máy bay không người lái đột nhập không phận Israel từ Lebanon. Tại đây, các chuyên gia Iran đã có dịp đọ sức với các chuyên gia chiến tranh mạng Israel. Họ đã điều khiển chiếc máy bay không người lái chụp được ảnh các mục tiêu quân sự bí mật của Israel, trong đó có lò phản ứng hạt nhân Dimona trước khi bị bắn rơi. 

Thông điệp dành cho Sudan

Vụ nổ Al - Yarmouk là lời cảnh cáo dành cho Sudan trong thời điểm khá nhạy cảm khi mối quan hệ tay tư Iran - Sudan - Hamas - Israel đang nóng hơn bao giờ hết.

Sau vụ nhà máy sản xuất đạn dược Al - Yarmouk bị tấn công, không một nước láng giềng hay một nước Ả Rập anh em nào của Sudan lên án, ngoại trừ Syria. Rõ ràng đó là một lời cảnh tỉnh dành cho Sudan trong tình hình rối ren. Ở trong nước, người dân cũng không xuống đường rầm rộ phản đối kẻ gây ra vụ cháy nổ ở Al - Yarmouk (trong trường hợp này là Israel) như hồi chính quyền Bill Clinton tấn công Nhà máy Dược phẩm Shifa năm 1998, tình nghi liên quan đến mạng lưới Al-Qaeda của "trùm khủng bố" quốc tế Osama bin Laden và sản xuất vũ khí hóa học. Điều đó cũng cho thấy giữa người dân Sudan và chính quyền Khartoum có một khoảng cách khá lớn.

Theo nhà báo Semaan thuộc trang web tình báo quân đội Israel Debkafile, người dân Sudan không muốn chính phủ quan hệ quá gần gũi với Iran vì "lợi bất cập hại". Cũng vì mối quan hệ này mà Sudan bị Mỹ liệt vào danh sách các nước tài trợ khủng bố và bị cấm vận kinh tế khiến đời sống dân chúng cực khổ nhiều năm. Người dân Sudan chỉ muốn chính phủ quan hệ thật tốt với các nước Ả Rập anh em và các nước châu Phi láng giềng. Quan hệ với Iran, kinh tế Sudan gần như là con số không. Iran không đầu tư vào Sudan như Trung Quốc, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất hay Ả Rập Saudi. Họ chỉ quan tâm đến các vấn đề quân sự như tiếp tế vũ khí cho Hamas ở Dải Gaza, cho Hezbollah ở Lebanon, vây hãm Israel. Theo người dân Sudan, chính điều này đã gián tiếp dẫn đến vụ tấn công Al - Yarmouk.                     

H.N

Brazil: Cựu chủ tịch thượng viện tham nhũng tái đắc cử

Thứ 2, 04/02/2013 | 11:42
Chính trường Brazil đang nổ ra tranh cãi sau khi thượng viện bỏ phiếu bầu ông Renan Calheiros làm chủ tịch trong phiên họp kín ngày 1-2.

Tận mắt cuộc sống của gái mại dâm tại nhà thổ Mỹ

Thứ 7, 02/02/2013 | 10:50
Trong vòng 5 năm, nhiếp ảnh gia Marc McAndrews đã ghé thăm 33 nhà thổ ở Nevada, Mỹ để ghi lại những hình ảnh chân thực và độc đáo về những cô gái mại dâm.

Người Mỹ tiếp tục tranh cãi về mô hình Herbalife

Thứ 4, 30/01/2013 | 19:08
Nhóm phóng viên của hãng tin CNBC đã thực hiện một cuộc điều tra đặc biệt kéo dài 10 tháng nhằm vào hệ thống bán hàng đa cấp của công ty Herbalife. Họ đã gặp hàng loạt trường hợp người Mỹ bỗng chốc lâm vào cảnh nợ nần không thể kiểm soát nổi chỉ vì mơ làm giàu nhanh khi tham gia bán sản phẩm Herbalife.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.