'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam

'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam

Thứ 2, 26/08/2013 | 09:27
0
Pechora từng bắn rơi máy bay tàng hình F-117 và ở chiến trường Kosovo. Tại Việt Nam được gọi là SAM -3 “Pechora” và hiện vẫn nằm trong biên chế sẵn sàng chiến đấu.

Năm 1972, khi các trung đoàn tên lửa SAM -3 được thành lập và đang chuẩn bị bước vào chiến đấu, thì chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đã kết thúc mà không có sự đóng góp công sức của những 'mũi tên thần'.

Từ đó đến nay, 'nỏ thần liên châu' Pechora luôn có mặt trên tuyến biên giới hải đảo với khả năng chiến đấu cao nhất, sẵn sàng quật rơi bất cứ giặc trời nào dám liều lĩnh xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Một điều khá thú vị là Pechora hay được gặp trên các tuyến phòng ngự bờ biển. Sự bố trí này bắt nguồn từ tính năng kỹ chiến thuật có một không hai của nó.

Tên lửa S-125M được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự quan trọng trước những đòn tấn công của tất cả các loại phương tiện tấn công đường không, bay trên tầm bay thấp và trung bình. Có khả năng tiêu diệt máy bay ném bom, máy bay tiêm kích ném bom, máy bay đa nhiệm và các loại tên lửa hành trình có độ phản xạ hiệu dụng 0.2м2 và lớn hơn.

Tiêu điểm - 'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam

Sự phát triển của S-125 bắt đầu vào năm 1956 tại Trung tâm thiết kế КB-1 (NPO "Аlmaz") nhằm đáp trả sự xuất hiện của các máy bay phản lực bay phương Tây có khả năng bay và tác chiến hiệu quả ở độ cao thấp và rất thấp. Trong các yêu cầu kỹ chiến thuật có yêu cầu khi phát triển các tên lửa phòng không tầm thấp cần có khả năng tiêu diệt các mục tiêu – vật thể bay ở độ cao từ 200m đến 5km và tầm bắn hiệu quả từ 6 km đến 10 km với tốc độ bay đến 420 m/s (1500 km/h). sau quá trình thử nghiệm với tên lửa 5V24 đã tăng cường thêm nhiệm vụ cho tổ hợp tên lửa. Tổ hợp được trang bị tên lửa 5V27, hợp nhất với tổ hợp tên lửa phòng không trên chiến hạm Volna. Tên lửa mới đã tăng cường thêm tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống phòng không tầm thấp.

Năm 1961 tổ hợp tên lửa được biên chế vào lực lượng vũ trang Xô Viết và mang tên là S-125 "Neva".

Thời gian sau đó, tổ hợp liên tục được cải tiến và nâng cấp. Tổ hợp được lắp đặt thêm các khí tài quan sát bằng kênh TV camera quan sát mục tiêu, thiết bị TCĐT chống nhiễu chủ động, thiết bị indicator màn hình hiển thị từ xa, thiết bị đánh lạc hướng tên lửa chống radars “Dubler” thiết bị nhận biết địch ta, thiết bị kiểm soát âm thanh mục tiêu. Tổ hợp cũng có thể tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất với tầm xa đến 17 km.

Phiên bản nâng cấp của S-125M "Neva-M", được đưa vào biên chế lực lượng vũ trang năm 1964. Phiên bản xuất khẩu được đặt tên là S-125 "Pechora". Tên lửa S-125 được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ trang trong khối Hiệp ước Warsaw đã bắt đầu vào năm 1969, sau một năm được viện trợ cho các nước khác. Trong số đó có Afghanistan, Angola, Algeria, Bulgaria, Hungary, Việt Nam, Ai Cập, Yemen, Ấn Độ, Iraq, Triều Tiên, Cuba, Libya, Mali, Mozambique, Peru, Polshi, Syria, Tanzania, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Ethiopia, Nam Tư.

Lần nâng cấp cuối cùng tên lửa S-125 được thực hiện vào năm 1980, khi có đề xuất chuyển đài điều khiển tên lửa sang công nghệ số hóa, chia kênh tín hiệu điều khiển tên lửa và tín hiệu rãnh đạn ra thành hai đài điều khiển riêng biệt (cho phép thực hiện giải pháp “đánh chặn mục tiêu” hay còn gọi là phương pháp 3 điểm (TT). Tầm bắn tên lửa đạt đến 42 km, đồng thời lắp đặt kênh tự dẫn của đầu đạn. Nhưng đề xuất này không được thực hiện do có những lo lắng của nhà sản xuất về việc chậm ra đời hệ thống tên lửa S-300P. Trong giai đoạn hiện nay đang có chương trình nâng cấp tên lửa dành cho xuất khẩu có tên là S – 125 -2 "Pechora". Tổ hợp tên lửa S-125M được NATO đặt tên là SA-3b "GOA"

Biên chế của hệ thống tên lửa bao gồm có tổ hợp phóng tên lửa, các tên lửa có điều khiển 5V24 và 5V27, các trang thiết bị và khí tài đảm bảo

Tổ hợp tên lửa Pechora bao gồm các bộ khí tài:

Đài radar theo dõi và dẫn đường SNR125M, được bố trí trên hai thùng rơ-mooc (cabin điều khiển UNK và đài ăng-ten CNF ); SNR125М có kênh radar và kênh camera TV theo dõi, hoạt động ở chế độ theo dõi tự động và ở chế độ điều khiển bằng tay. Đài radar được lắp đặt thiết bị tự động phóng tên lửa АPP-125 thiết bị được sử dụng để xác định giới hạn phóng tên lửa, giải quyết các bài toán phóng đạn và tính toán tọa độ điểm chạm của đạn với mục tiêu.

Khẩu đội tên lửa, bao gồm 4 bệ phóng tên lửa, mỗi bệ phóng có thể lắp được 4 tên lửa 5P73;

Hệ thống trạm nguồn điện bao gồm cả cabin phân phối điện UNS và máy phát điện diesel, trạm nguồn có thể đấu nối điện với nguồn điện dân dụng.

Tổ hợp điều khiển 1 rãnh đạn và hai rãnh đạn, cùng một lúc có thể phóng 2 tên lửa vào một mục tiêu.

Hệ thống tên lửa cũng có thể được bổ sung thêm các đài radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu P-12 và P-15. Các trang thiết bị tên lửa được lắp đặt trên các rơ moóc và bán rơ moóc, liên kết bằng cáp điện.

Để giải quyết bài toán phức tạp cho tên lửa tầm thấp đòi hỏi phải có những giải pháp kỹ thuật đặc biệt. Điều đó giải thích cho hình dáng bên ngoài của tổ hợp anten UNV SNR – 125. Trên khoảng cách 10 km, tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao 200 m với tốc độ 420m/s, cần phải tiến hành phóng tên lửa khi mục tiêu đang ở khoảng cách 17 km, khóa mục tiêu ở chế độ tự động bám mục tiêu ở khoảng cách 24 km.

Từ đó có thể thấy tầm xa phát hiện mục tiêu bay ở độ cao thấp như vậy (với dự tính thời gian dành cho truy tìm mục tiêu) sẽ là khoảng 32 – 35 km. Trong trường hợp này độ cao góc mục tiêu với mặt phẳng ngang là khoảng 0,3°, khi khóa được mục tiêu trên chế độ bám tự động là - 0,5°. Với độ cao góc so với mặt phẳng trái đất thấp như vậy, tín hiệu phản xạ của sóng radio từ địa hình thường lớn hơn tín hiệu phản xạ từ mục tiêu. Để giảm thiểu các sai sót có thể ảnh hưởng đến radar điều khiển tên lửa S-125 sử dụng hai hệ thống radar. Một hệ thống – không có chức năng quét, chỉ thu tín hiệu và truyền tín hiệu. Hệ thống radar thứ 2 có chế độ quét và thu.

Khi tác chiến với các vật thể bay có độ cao thấp, an ten truyền tín hiệu được đặt ở độ cao góc là 1°. Khi đó đầu phát tín hiệu chủ động chỉ quét phần rìa bên ngoài của cánh sóng radar lên trên mặt đất theo hướng bước sóng radio, điều đó làm giảm hàng chục lần tín hiệu phản xạ từ địa hình. Để giảm lỗi bám mục tiêu, xuất hiện cùng với hiện tượng “gương phản xạ” đó là các tín hiệu giao thoa giữa tín hiệu truyền thẳng và tín hiệu đập xuống mặt đất và chiếu xạ vào mục tiêu, phản xạ lại đầu thu của radar, do đó các đầu thu an ten cả hai mặt phẳng đều quay nghiêng so với mặt phẳng ngang một góc 45°. Đây chính là đặc điểm đặc thù của anten đài radar "Pechora".

Tiêu điểm - 'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam (Hình 2).

Một bài toán rất phức tạp, gắn liền với các vật thể bay tầm thấp là thiết kế một bộ khí tài chỉ thị mục tiêu di động (MTI), có khả năng tách tín hiệu mục tiêu trên phông nền của tín hiệu phản xạ rất mạnh từ mặt đất và nhiễu thụ động. Lần đầu tiên đã phát triển thiết bị tính thông qua thời gian giữ chậm trên đường liên tục siêu âm giữ chậm UDL. Tính năng kỹ thuật của thiết bị đo đường liền siêu âm giữ chậm hơn hẳn tất cả các đài radar sử dụng xung phát xạ. radar có khả năng chế áp được nhiễu thụ động và phản xạ tín hiệu radio từ 33:36 dB.

Để ổn định chu kỳ lặp của các xung đã đồng bộ hóa SNP liên kết với đường liền giữ chậm UDI. Trong quá trình khai thác sử dụng đã xuất hiện một nhược điểm của đài radar, đó là không có khả năng điều chỉnh thay đổi được tần số lặp để hiệu chỉnh từ các tín hiệu gây nhiễu đồng bộ chủ động. Để chế áp được với nhiễu chủ động, trong đài sử dụng hệ thống nhảy tần số phát của đầu phát khi mật độ nhiễu cao hơn cấp độ dự kiến.

Tiêu điểm - 'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam (Hình 3).

Tên lửa phòng không 5V27 (V-601, 4К91) hai tầng phóng, được thiết kế theo sơ đồ khí động học “Vịt trời”. Tầng thứ nhất là động cơ đẩy tăng tốc nhiên liệu rắn được lắp 4 cánh ổn định bay, mở ra khi tên lửa rời bệ phóng và hai mặt phẳng khớp nối, đảm bảo tên lửa bay được một khoảng cách nhất định sau khi tầng tăng tốc rời khỏi tên lửa.

Sau khi động cơ tăng tốc rời khỏi tên lửa, khoang khớp nối tầng thứ 1 sẽ xoay khiến khoang này với động cơ tăng tốc sẽ quay theo, giật hết trục đỡ các các cánh ổn định tầng thứ hai hoặc một vài cái, giảm tốc độ rơi phi quỹ đạo của tầng thứ nhất. Tầng thứ 2 của tên lửa cũng được nạp động cơ nhiên liệu rắn. Các khoang trong tầng thứ 2 bao gồm các khoang thứ cấp chứa bộ phận kích nổ radio, các bộ phận điều khiển bay của tên lửa, đầu đạn nổ phá mảnh, các block thiết bị trên tên lửa, động cơ đẩy nhiên liệu rắn, các đầu thu tín hiệu điều khiển tên lửa.

Tiêu điểm - 'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam (Hình 4).

Điều khiển đường bay của tên lửa và dẫn tên lửa đến mục tiêu được thực hiện bởi các đài radar điều khiển, kích nổ đầu đạn – theo tín hiệu từ bộ phận kích nổ radio khi tên lửa bay đến gần mục tiêu hoặc trên một khoảng cách nhất định cách đài điều khiển ở chế độ tự hủy. Thời gian hoạt động của động cơ tăng tốc là 2 - 4s. Thời gian hoạt động của động cơ hành trình là 20s. Để tăng tầm bắn, tên lửa được đưa vào chế độ bay thụ động trên một khoảng cách của quỹ đạo (không sử dụng động cơ hành trình), thời gian tự hủy là 49s. Tên lửa có thể cơ động với tải trọng đến 6g. Nhiệt độ khai thác sử dụng từ - 40° đến +50°.

Kích thước chung của tên lửa 5V27: Chiều dài, mm 5948; Đường kính tầng thứ nhất, mm 552; Đường kính tầng thứ hai, mm 379; Khối lượng, kg 980; Tốc độ tên lửa, m/s đến 730; Tốc độ mục tiêu,m/s 70; Khối lượng đầu đạn, kg 72.

Đồng thời với tiếp nhận vào biên chế tên lửa V-601P, các nhà sản xuất tên lửa bắt đầu tăng cường khả năng của tên lửa, đạn tên lửa mới có thể tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ đến 2500 km/h, hệ thống có thể bắn hạ mục tiêu trên độ cao đến 18 km, tăng cường khả năng tiêu diệt mục tiêu và tăng cường khả năng chống nhiễu của tên lửa.

Đã thực hiện thành công các loại tên lửa như: 5V27G – tên lửa được cách ly môi trường; 5V27GP – cách ly môi trường, khả năng tiêu diệt mục tiêu gần đến 2,7km bán kích vùng tiêu diệt mục tiêu cận gần; 5V27GPS – cách ly môi trường, giảm bán kính vùng tiêu diệt mục tiêu cận gần, có block lọc tín hiệu di động, giảm thiểu khả năng tự kích nổ của đầu đạn do nhiễu phản xạ radar từ mặt đất và các công trình dân sự khi tấn công các mục tiêu tầm thấp; 5V27GPU – tên lửa được tăng cường khả năng hoạt động các thiết bị trên thân dựa vào khả năng tăng điện áp nguồn từ nguồn điện bệ phóng nhằm sấy nóng các trang thiết bị đầu đạn khi hoạt động ở vùng nhiệt độ thấp.

Tên lửa sử dụng hiệu quả ở tầm xa với độ cao mục tiêu:

- Độ cao mục tiêu dưới 0.5km tầm bắn hiệu quả là: 11km
- Độ cao mục tiêu bay dưới 6km, tầm bắn hiệu quả là: 17 km
- Độ cao từ 14-20km, tầm bắn hiệu quả là là 18 km

Tiêu điểm - 'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam (Hình 5).

Tiêu điểm - 'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam (Hình 6).

Tên lửa được phóng từ bệ phóng tên lửa 5P73), hướng phóng được xác định theo góc phóng trên địa hình và góc phương vị. Xe phóng tên lửa cơ động 4 cần 5P73 (SМ-106) được thiết kế lại bởi Trung tâm thiết kế tên lửa KBSM, chủ nhiệm thiết kế B.S. Korobov. Bệ phóng không có tấm chắn khí phản lực được đặt trên xe YAZ-214.

Tiêu điểm - 'Nỏ thần' Pechora canh trời, giữ biển Việt Nam (Hình 7).

Tên lửa phóng từ bệ phóng cố định khi bắn các mục tiêu bay thấp có góc phóng là 9°. Để chống hiện tượng lún và mất cân bằng bàn đế của bệ phóng cố định nhiều tấm thép và cao su lắp đặt theo hình tròn dàn đều lực nén. Nạp đạn tên lửa bằng xe nạp đạn ZIL-131 hoặc ZIL-157. 

Hệ thống tên lửa được lắp đặt bộ khí tài phát hiện “địch – ta” bằng đài radar thuộc tiểu đoàn loại (NR3) "Parol-3P" (75E6) hoặc "Parol-4P" (1L22).

Giai đoạn những năm 1970x đã tiến hành nâng cấp tổ hợp tên lửa S-125M, hiện đại hóa các trang thiết bị điện tử và lắp đặt thêm hệ thống quan sát và dẫn bắn tên lửa bằng quang điện tử trong trường hợp địch gây nhiễu nặng, bộ khí tài quang học – điện tử có tên là "Каrат-2" (9ShЗЗА) , cho phép phóng tên lửa không sử dụng radar theo dõi mục tiêu và dẫn bắn. Đầu thu tín hiệu quang học được lắp trên đài radar. Đây là cải tiến được rút ra từ kinh nghiệm tác chiến điện tử trong chiến tranh ở Việt Nam, nhưng bộ khí tài này có một điểm yếu là khó sử dụng trong điều kiện thời tiến xấu, dễ bị lóa sáng bởi ánh sáng mặt trời hoặc nguồn sáng xuất phát từ vật thể bay. Đồng thời bắn quang học điện tử thời điểm đó không xác định được tọa độ phóng tên lửa, giảm thiểu hiệu quả bắn.

Trong giai đoạn cuối những năm 1970x hệ thống tên lửa được bổ sung tên lửa nâng cấp để có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước, ngoài ra cũng tăng cường tốc độ cho tên lửa 5V27D, cho phép có thể bắn đuổi mục tiêu. Nhưng tên lửa nặng hơn: trọng lượng là 980kg với tầng tăng tốc nặng 407kg. Do đó tên lửa 5V27D chỉ được lắp 3 đạn trên bệ phóng. Tổ hợp S-125M1 được biên chế vào lực lượng vũ trang  ngày 3-05-1978.

Tên lửa sử dụng hiệu quả ở tầm xa với độ cao mục tiêu:

- Độ cao mục tiêu dưới 0.5km tầm bắn hiệu quả là: 11km
- Độ cao mục tiêu bay dưới 6km, tầm bắn hiệu quả là: 17 km
- Độ cao từ 14-20km, tầm bắn hiệu quả là là 18 km

Tên lửa đã được biên chế và sử dụng trong chiến trường Kosovo, bắn rơi một máy bay tàng hình F-117 và có thông tin không được công nhận là bắn rơi máy bay ném bom tàng hình B-2. Tên lửa ở Việt Nam được gọi là SAM -3 “Pechora” đã được nâng cấp với uy lực  mạnh hơn và hiện nằm trong biên chế sẵn sàng chiến đấu.

Theo Trịnh Thái Bắng (Tiền phong)

Chiến hạm Sigma 9814 Việt Nam chống được máy bay tàng hình?

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:10
Nếu được trang bị hệ thống radar Thales SMART-S MK2, tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 của Việt Nam khả năng phát hiện được máy bay tàng hình.

Việt Nam sẽ thay thế toàn bộ Mig-21 bằng JAS-39 Gripen

Chủ nhật, 25/08/2013 | 19:39
Cho đến nay, ngoài Thụy Điển, Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4 JAS-39 Gripen. Tuy nhiên, tình hình sẽ sớm thay đổi khi Việt Nam có thể sẽ mua số lượng lớn máy bay này để thay thế đội ngũ Mig-21 đã già cỗi.

Tương quan chiến hạm tàng hình ở Đông Nam Á

Chủ nhật, 25/08/2013 | 15:06
Trong tương lai, bên cạnh 4 chiến hạm tàng hình Gerpard 3.9, Việt Nam sẽ sở hữu thêm 4 chiến hạm tàng hình Sigma của Hà Lan. Như vậy, khu vực sẽ sở hữu số lượng các chiến hạm tàng hình tương tối đa dạng.rn

Nga sắp hạ thủy thêm 2 tàu ngầm sản xuất cho Việt Nam

Chủ nhật, 25/08/2013 | 14:43
Thông tin được đưa ra trong thời gian Mátxcơva gần đây đang nỗ lực thực hiện nhanh các hợp đồng cho Việt Nam.

Vì Biển Đông, quân đội Philippines chật vật hiện đại hóa

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:14
Vừa qua, Tổng thống Benigno Aquino tái khẳng định quyết tâm nâng cấp năng lực của Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, có lẽ đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Kim Jong Un đau đầu với nạn mại dâm, thuốc phiện

Thứ 7, 24/08/2013 | 19:10
Nền kinh tế yếu kém của Triều Tiên đã dẫn tới tình trạng gia tăng mại dâm, sử dụng thuốc phiện, buôn người tại đây.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.