Nỗi đau phía sau những bệnh án của người điên

Nỗi đau phía sau những bệnh án của người điên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
0
Lần đầu tiên đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, tôi không vượt qua được cái cảm giác rờn rợn người. Bởi những điều trông thấy phía sau bức tường là một thế giới hoàn toàn khác biệt với xã hội bên ngoài.

"Bố ơi, đừng đánh mẹ nữa"

Có nhìn mới thấy. Có nghe mới hiểu. Có cảm nhận mới thấu. Đó là những suy nghĩ và cảm nhận của tôi khi đối diện với những bệnh nhân tâm thần. Những thân hình không giống ai, tóc tai bù xù, những ánh mắt thẫn thờ, vô hồn. Kẻ cười, người khóc. Tôi cảm thấy chua xót khi nghe thấy chính những người nhà bệnh nhân gọi họ là "người điên".

Pháp luật - Nỗi đau phía sau những bệnh án của người điên

Người nhà vào thăm các bệnh nhân tâm thần

Linh (xin được đổi tên nhân vật như vậy) đang ngồi co ro trên ghế đá dưới mái hiên của sảnh bệnh viện. Đã chôn chân sau bức tường mà Linh không thoát khỏi ám ảnh về những trận đòn roi của bố đánh mẹ và Linh. Vừa thấy tôi Linh đã co rúm lại: "Bố ơi, con xin bố đừng đánh mẹ nữa". "Ôi, đau quá. Cứu con với bà ơi". Tiếng kêu của Linh như xé toang cả không gian yên tĩnh hiếm hoi ở sân bệnh viện. Người phụ nữ ngồi kế bên chỉ biết khóc ròng.

Sau một hồi lân la tôi mới biết người phụ nữ tội nghiệp đó chính là mẹ Linh, tên là Huyền. Gia đình chồng chị Huyền cũng thuộc đại gia cỡ bự của Hà Nội nên chồng không muốn chị đi làm gì cả, chỉ có nhiệm vụ ở nhà tiêu tiền, chăm sóc con cái. Bởi thế "thiếu gia" Linh được chị rất mực chiều chuộng và cưng nựng. Nhưng không phải vì thế mà Linh trở nên hư hỏng. Linh ngoan và học rất giỏi.

Theo lời kể của chị Huyền, Linh bị như ngày hôm nay cũng chính vì chứng kiến những trận đòn thập tử nhất sinh mà chồng chị đã "thưởng" cho chị chỉ vì những lý do đơn giản "không nấu cơm sớm, không quán xuyến gia đình, không biết dạy con...". Và đau đớn hơn nữa, chính Linh lại trở thành tội đồ khi mẹ cậu "không nghe lời" bố. Có những trận đòn, ông bố đã vác cả tuýp nước nện vào đầu Linh khiến người dân phải gọi công an phường trợ giúp.

Trong khi chị Huyền đang trò chuyện với tôi, bất chợt Linh sấn sát người tôi, mắt nhìn chằm chằm nói như van xin, chực khóc: "Không phải lỗi tại mẹ đâu, con xin bố đấy, đừng đánh mẹ nữa". Chị Huyền đang định kể tiếp thì cổ họng nghẹn lại: "Em thấy đấy. Vào tới đây rồi mà thằng bé vẫn bị ám ảnh vì người bố. Có lúc nó ú ớ nói ra mồm cạy cục, van xin vì trong đầu chỉ sợ bố đánh chết mẹ. Tội lắm!".

Nghe chuyện tôi gặng hỏi: "Chị đã ly hôn chưa?". Chị Huyền cúi đầu, im bặt. "Khổ thế đấy, vợ chồng không còn tình thì còn nghĩa. Tôi không muốn con không có cha. Đành nhủ lòng gặp cảnh nào chấp nhận cảnh đó. Từ ngày thằng bé vào đây, ông ý cũng bớt đòn roi, chửi bới nhiều rồi. Chắc là ông ấy hối hận lắm!?". Nói đến đây chị Huyền rầu rĩ: "Tôi chỉ biết chăm con, mong sao nó có thể thoát ra khỏi thế giới người điên". Nghe chị nói mà lòng tôi thắt lại, tôi tự hỏi: "Chị đang gắng gượng vì điều gì? Vì sao cứ phải "nuốt" đau thương vào lòng mà mở lòng với người chồng vũ phu kia?”.

"Em xin được việc làm rồi đấy"

Một ngày khác, tôi bước dò dẫm trong khuôn viên Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) thì bắt gặp một thanh niên nhỏ thó, mặt hiền khô. Cậu ta tên Đỉnh, quê Hòa Bình. Dù chưa đến 25 tuổi nhưng trông Đỉnh như ông cụ non nhưng đôi mắt lúc nào cũng như dò xét. Đỉnh bảo cậu đang chuẩn bị đi làm tại công ty liên doanh nước ngoài. Một người đàn ông ngồi cạnh bấm vào tay Đỉnh nói "khéo lộ bí mật có người lại chạy việc trước".

Theo lời kể của gia đình Đỉnh, có trong tay 2 bằng đại học (đại học Kinh tế, Đại học Luật) và hàng loạt những chứng chỉ cần thiết để có một công việc như mong muốn nhưng Đỉnh vẫn không thể xin việc làm ở Thủ đô. Và kết cục cậu phải ôm mộng vào viện tâm thần. Đỉnh tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành kế toán, trường đại học Kinh tế, Đỉnh ở lại Hà Nội với hy vọng sẽ kiếm được một công việc và có thể đỡ đần mẹ nuôi em học đại học. Đỉnh hăm hở nộp hồ sơ hết công ty này đến doanh nghiệp khác. Nhưng đi đến đâu Đỉnh cũng nhận được những cái lắc đầu vô cảm của nhà tuyển dụng với lý do: "ưu tiên người có kinh nghiệm".

Sau nửa năm "gõ cửa" các doanh nghiệp, Đỉnh vẫn nhận được những cái lắc đầu. Cậu đành làm thêm công việc nặng nhọc ở ngoài khi làm bảo vệ, lúc chạy bồi bàn... Cũng có lẽ bởi tham vọng của cậu được vào một môi trường làm việc tốt, lương cao mà Đỉnh dần rơi vào chán nản, mệt mỏi. Đỉnh từ một chàng trai tự tin, năng động bỗng thu mình trong 4 bức tường phòng trọ. Cậu từ chối mọi cuộc vui với bạn bè và không dám về quê vì sợ bố mẹ thất vọng.

Thế rồi, Đỉnh chìm sâu trong tình trạng mất ngủ, sợ hãi, tự ti về năng lực của mình. Sau gần một năm sống với tâm trạng khủng hoảng đó, Đỉnh trở về quê và được người thân đưa đi khám tư vấn ở Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Bố mẹ đỉnh ngã khụy khi nghe bác sĩ nói: "Đỉnh có những triệu chứng của rối loạn tâm thần do ức chế và lo âu". Đỉnh nhập viện trong tình trạng tinh thần khủng hoảng cực độ, trầm cảm, thể chất suy nhược, thần kinh rối loạn có những hành vi không kiểm soát được đặc biệt khi người khác hỏi han về công việc...

Theo lời kể của bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tâm thần phải nhập viện do áp lực công việc. Bác sĩ Dũng là người khám và điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Đỉnh. Bác sĩ Dũng phân trần: "Có đến 2 bằng đại học những không kiếm được việc làm khiến bệnh nhân tự ti. Các ức chế nảy sinh, ý nghĩ tiêu cực trong đầu dẫn đến bị tâm thần". Bác sĩ Dũng rầu rĩ: "Bây giờ hễ có ai hỏi đến công việc bệnh nhân lại cười, lẩm nhẩm "em xin được việc làm rồi đấy"

Y tá Khoa Cấp tính nữ (Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1) cho biết, bệnh nhân đến từ rất nhiều vùng miền khác nhau, đủ mọi lứa tuổi. Tận mắt chứng kiến y bác sĩ chăm sóc những bệnh nhân khiến tôi rất cảm kích. Bởi khi mới bước chân vào đây, tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt” và vẫn mang trong mình cảm giác ớn lạnh. Song những dáng người vật vờ, những nụ cười man dại, những việc làm quái gở không giống ai ở thế giới người điên ấy khiến tôi cảm nhận được sức sống mãnh liệt đang được các bác sĩ ươm mầm bằng tình người trỗi dậy.

Ngân Giang - Anh Đức


Cùng chuyên mục

Bắt đối tượng đánh người thương tích rồi trốn nã

Chủ nhật, 28/04/2024 | 19:55
Sau khi biết mình bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Cố ý gây thương tích, Nguyễn Dương Tùng đã bỏ trốn nhưng không thoát khỏi sự vây bắt của lực lượng công an.

Tiết lộ về kẻ cầm đầu trang web phát tán 19 triệu nội dung đồi trụy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:45
Nhóm đối tượng do Vinh cầm đầu trực tiếp điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.

Thông tin mới vụ cô gái chết khô trên sofa: Ô tô biến mất, sim bị tháo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:21
Liên quan tới vụ việc cô gái chết khô trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội, cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng.

Lâm Đồng: Bắt giám đốc trốn truy nã 22 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Sau 22 năm trốn lệnh truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Phạm Văn Bộ đã thay tên đổi họ, làm giám đốc 3 công ty trước khi bị công an bắt giữ.

Gia Lai: Cảnh báo “sập bẫy” lừa đảo núp bóng mại dâm online

Chủ nhật, 28/04/2024 | 12:37
Với hình ảnh các hotgirl xinh đẹp, nóng bỏng, kèm lời đường mật, nhiều người đàn ông ở tỉnh Gia Lai đã “sập bẫy” mại dâm online, núp bóng lừa đảo công nghệ cao.
     
Nổi bật trong ngày

Hành trình lật mặt kẻ thủ ác vụ án sát hại người tại Đồng Nai

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:08
Đối tượng ra tay giết người tình là bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.

Khởi tố trưởng phòng nhận hối lộ của học viên thi sát hạch lái xe

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Công an tỉnh Bắc Kạn đã khởi tố Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn về tội “Nhận hối lộ”.

Lâm Đồng: Bắt giám đốc trốn truy nã 22 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Sau 22 năm trốn lệnh truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Phạm Văn Bộ đã thay tên đổi họ, làm giám đốc 3 công ty trước khi bị công an bắt giữ.