Nữ sinh xinh xắn làm thêm nghề xe ôm

Nữ sinh xinh xắn làm thêm nghề xe ôm

Thứ 4, 06/11/2013 | 09:23
0
Họ đều là những nữ sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thủ đô. Mỗi bạn đến với nghề xe ôm với những lý do khác nhau, nhưng trên hết họ đều yêu thích công việc mà tưởng như chỉ dành cho nam giới.

Xe ôm tính cước tự động

Có lẽ từ lâu việc di chuyển, đi lại trên đường phố Hà Nội đã trở thành vấn đề nhức nhối đối với các bạn học sinh, sinh viên, cũng như mỗi người dân, bởi phải biết cách đi làm sao cho đúng, cho hợp lý. Thực tế hiện nay, dịch vụ xe ôm ở Hà Nội không được quản lý một cách quy củ, chặt chẽ, còn mang tính tự phát cao và giá cả thì muôn hình vạn trạng. Các tệ nạn xe ôm đáng nhức nhối và báo động như: Chặt chém, chèo kéo khách, đi lòng vòng khắp mọi con phố để "vòi" thêm tiền của khách, thậm chí là trấn lột đồ của khách.

Trước tình trạng diễn ra thường xuyên ấy, trước mong muốn giúp cho người dân đi lại được thoải mái, yên tâm hơn, đồng thời chỉnh đốn lại giá cả cũng như phong cách tiếp xúc, giao tiếp với người đi xe, hình thức xe ôm thân thiện - xe ôm tính cước tự động đã ra đời.

Xã hội - Nữ sinh xinh xắn làm thêm nghề xe ôm

Các bạn được công ty trang bị đầy đủ mọi dụng cụ để làm việc.

Tài xế xe ôm Đỗ Thị Yến (SN 1993) cho biết: "Sau khi dịch vụ taxi - xe ôm đi vào hoạt động, có rất nhiều bậc phụ huynh có nhu cầu thuê xe ôm trở con mình đi học. Tuy nhiên, có rất nhiều các cháu học sinh nữ đang ở độ tuổi trưởng thành nên họ không an tâm giao phó con mình cho lái xe nam. Bởi vậy, các nữ tài xế được tuyển dụng. Hầu hết các bạn đều là sinh viên và muốn kiếm thêm thu nhập. Với những chiếc xe máy được gắn đồng hồ tính cước tự động, hệ thống định vị GPS, số điện thoại, bảng giá niêm yết cụ thể giúp cho khách hàng hoàn toàn yên tâm và tin tưởng".

Đối với các nữ lái xe, khi được nhận vào công ty, họ cũng được đào tạo các kiến thức cơ bản về luật giao thông, được trang bị đầy đủ phương tiện đi lại, đồng phục, cũng như mũ bảo hiểm. Các bạn nữ xe ôm chủ yếu làm nhiệm vụ đưa đón học sinh đến trường với bán kính dưới 10km. Bởi chỉ phải chạy trên một tuyến đường cố định nên việc lúng túng phố này, ngõ nọ với các nữ xe ôm rất ít khi xảy ra.

Hình ảnh những cô nữ sinh xinh xắn làm xe ôm trên đường phố Hà Nội đã đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, tạo được dấu ấn chuyên nghiệp bởi những cô nàng lái xe ôm này luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo không làm trễ giờ học của "khách hàng nhí". Bên cạnh đó, họ cũng tạo được mối quan hệ thân thiết, gần gũi với các em - như một người chị trong gia đình để các em trò chuyện, tâm sự - những vấn đề mà nhiều khi các em không dám nói với bố mẹ.

Khác với những suy nghĩ thiếu tích cực của không ít người, các bạn nữ trân trọng nghề xe ôm và coi nó như một công việc có ích cho xã hội. Trong mỗi chuyến đi các bạn đều tuân thủ nghiêm ngặt luật an toàn giao thông đường bộ, dặn dò ân cần khách hàng của mình trước khi lên xe để đảm bảo có một lộ trình an toàn nhất.

Dịch vụ nữ xe ôm không chỉ giúp cho khách hàng yên tâm về giá cả, thái độ phục vụ cũng như chất lượng mà bên cạnh đó họ còn mang lại cho Thủ đô một bộ mặt mới - thân thiện và năng động hơn. Anh Bình, ở huyện Từ Liêm chia sẻ: "Tôi thấy dịch vụ xe ôm nữ khá mới mẻ, ấn tượng, cũng thu hút rất nhiều khách hàng. Lái xe nữ cũng giúp cho các bậc phụ huynh yên tâm hơn. Hy vọng trong tương lai dịch vụ sẽ phát triển hơn nữa".

Xã hội - Nữ sinh xinh xắn làm thêm nghề xe ôm (Hình 2).

"Nhanh nhưng không vội" là phương châm hoạt động của xe ôm thân thiện.

Muôn nẻo khó khăn...

Mỗi bạn sinh viên, khi đến với nghề làm xe ôm cũng đều gặp những trở ngại không nhỏ: Bị gia đình, bố mẹ phản đối, cấm đoán, những ánh mắt dị nghị, trêu cười của mọi người, những lời nói không hay,… Nhưng vượt qua tất cả những mặc cảm ấy, họ vẫn gắn bó với nghề, đồng hành cùng các bạn học sinh trên con đường tới trường.

Bạn Đinh Thị Hương - sinh viên năm thứ hai trường cao đẳng Công Nghệ Hà Nội tâm sự: "Ban đầu em cũng gặp một số trở ngại về tâm lý nhưng dần rồi cũng quen và vượt qua được. Càng ngày em càng cảm thấy yêu thích và gắn bó với nghề này hơn".

Những tưởng nghề xe ôm sẽ có mức thu nhập tương đối "khủng" thì phận gái liễu yếu đào tơ mới hào hứng đến vậy. Nhưng thực tế, theo chia sẻ của Đỗ Thị Lê Hoa (sinh năm 1994): "Nhân viên nữ làm việc nhiều nhất cũng chỉ được hơn 2 triệu đồng/tháng. Tuy mức lương không cao nhưng cũng đủ để hỗ trợ cho các bạn sinh hoạt, trang trải cuộc sống hàng ngày".

Nữ tài xế Bùi Thu Nhàn cho biết: "Mặc dù lương không  cao nhưng cũng giúp em trang trải rất nhiều các khoản chi phí trong cuộc sống. Hàng tháng em chỉ xin bố mẹ tiền nhà, giúp bố mẹ đỡ vất vả hơn".

Đối với nữ xe ôm, đi lại đúng giờ là quy tắc quan trọng nhất phải tuân thủ, bởi không thể để cho các em học sinh muộn giờ học hay trễ giờ về nhà. Vì thế, các bạn nữ xe ôm luôn phải đi sớm, về muộn, dù mưa phùn hay gió rét cũng đều phải đi ra đường. Là con gái, ai cũng nâng niu, gìn giữ vẻ bề ngoài nhưng công việc này quanh năm suốt tháng phải chịu bụi. Bởi vậy, khi đã chọn nghề các bạn nữ phải suy nghĩ, đắn đo và quyết tâm rất lớn. Không ngại khó, ngại khổ, hàng ngày, trên khắp các tuyến phố của Thủ đô vẫn nhìn thấy hình ảnh của các nữ xe ôm duyên dáng ấy.

Làm một công việc mới lạ với tinh thần hào hứng, nhiệt huyết, những nữ xe ôm thân thiện đang dần thay đổi suy nghĩ của mọi người về nghề xe ôm. Dẫu rằng họ làm công việc này cũng vì bài toán cơm - áo - gạo - tiền nhưng ẩn sâu trong đó là sự nỗ lực, cố gắng kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Hình ảnh Thủ đô vốn ồn ào, náo nhiệt cũng trở nên mới mẻ, sâu lắng và thân thiện hơn.

Minh Hồng

Nghề mưu sinh khó tin của sao trước khi thành danh

Thứ 2, 04/11/2013 | 08:35
Tự Long đã phải làm lơ xe, Đặng Thu Thảo đi bán hàng thuê hay Chí Trung ép săm lốp giao cho từng đại lý... để kiếm sống.

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Kiếp mưu sinh trên bãi rác Đồng Ngo

Thứ 7, 26/10/2013 | 11:08
Bất kể ngày đêm, không ngại mùi hôi thối, hàng trăm người vẫn lầm lũi, cặm cụi mưu sinh trên bãi rác Đồng Ngo. Những thứ kiếm được nơi đây dù chỉ là một vỏ lon sữa, mấy tấm bìa carton, vài ba mẩu sắt vụn, một hai chai nhựa đã cũ… cũng đủ để họ trang trải cuộc sống.

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Đại gia đình 50 năm mưu sinh ở... đáy sông

Thứ 3, 16/07/2013 | 13:34
Hơn 50 năm trong nghề, nếm đủ mọi nguy hiểm, bạc bẽo của đời thợ lặn, ông Nguyễn Văn Dung khi qua đời chỉ truyền lại cho đàn con những tuyệt kỹ của nghề lặn mò đáy sông với lời khuyên "hãy tìm cách lên bờ... nghề lặn bạc bẽo lắm".

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Nghề mưu sinh khó tin của sao trước khi thành danh

Thứ 2, 04/11/2013 | 08:35
Tự Long đã phải làm lơ xe, Đặng Thu Thảo đi bán hàng thuê hay Chí Trung ép săm lốp giao cho từng đại lý... để kiếm sống.

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Kiếp mưu sinh trên bãi rác Đồng Ngo

Thứ 7, 26/10/2013 | 11:08
Bất kể ngày đêm, không ngại mùi hôi thối, hàng trăm người vẫn lầm lũi, cặm cụi mưu sinh trên bãi rác Đồng Ngo. Những thứ kiếm được nơi đây dù chỉ là một vỏ lon sữa, mấy tấm bìa carton, vài ba mẩu sắt vụn, một hai chai nhựa đã cũ… cũng đủ để họ trang trải cuộc sống.

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Đại gia đình 50 năm mưu sinh ở... đáy sông

Thứ 3, 16/07/2013 | 13:34
Hơn 50 năm trong nghề, nếm đủ mọi nguy hiểm, bạc bẽo của đời thợ lặn, ông Nguyễn Văn Dung khi qua đời chỉ truyền lại cho đàn con những tuyệt kỹ của nghề lặn mò đáy sông với lời khuyên "hãy tìm cách lên bờ... nghề lặn bạc bẽo lắm".

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.