Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:37
0
Trưa hè nắng chói, nghĩa địa Bình Hưng Hòa lổn nhổn người nằm ngủ, kẻ ăn trưa, dày đặc người mua kẻ bán thịt, cá, gà vịt... giữa những mồ mả cũ kĩ.

Trước khi được di dời đến nơi khác, khung cảnh lạnh lùng của một nghĩa địa lớn nhất nhì TP.HCM đang oằn mình gánh chịu sức nóng chen chúc của người trần...

Ăn ngủ ở nghĩa địa

Trải dài trên hai trục đường lớn Tân Kỳ Tân Quý - Bình Long thuộc hai quận Tân Phú và Bình Tân (TP.HCM), nghĩa trang Bình Hưng Hòa có mặt tiền lớn, đắc địa. Vì thế, nó được vô số người dân tận dụng khi lỡ bước giữa đêm hay mưu sinh nơi đất khách. Vốn dĩ, nghĩa trang không có sự phân cách, rào chắn nên tạo điều kiện cho nhiều người, nhiều nghề chen chúc vào từng tấc đất trống, hoặc leo trèo lên mồ mả nghỉ ngơi. Sáng sớm, nghĩa địa lạnh lẽo, ẩm thấp bị đánh thức bởi tiếng nói cười của chủ nhân những gánh, sạp hàng rong. Người đàn ông cuộn mình trong chiếc võng đu đưa được mắc một bên gốc cây, một bên bia mộ, cựa quậy có vẻ bực bội. Bên cạnh chỗ ngủ của người đàn ông này, chiếc xe ba gác chở hàng đang được phủ bạt kín đáo.

Miền nam - Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Chị Nguyễn Ngọc Tình (32 tuổi, quê Thanh Hóa), bán nón bảo hiểm ở nghĩa trang trong suốt gần ba năm qua cho biết: "Sáng nào dọn hàng, tôi cũng thấy nhiều người chọn nghĩa trang làm nơi ngủ lại qua đêm. Tôi chỉ dám bán ở đây vào ban ngày, ngồi ở lề đường chưa từng dám bước chân lên bất cứ ngôi mộ nào. Cứ nghĩ đến cảnh nằm trên nấm mồ lạnh lẽo, không khí xung quanh âm u, ma quái, tôi lại thấy rợn người, chỉ những người lâm vào đường cùng, không nhà không cửa mới liều mạng ngủ ở nghĩa trang". Thực tế, không chỉ có người lâm vào cảnh khốn cùng chọn nghĩa trang Bình Hưng Hòa làm nơi trú ngụ tạm thời mà còn nhiều cảnh dở khóc dở cười của mấy đệ tử lưu linh.

Chị Tình lo lắng: "Vì mưu sinh, tôi mới cố nấn ná buôn bán ở đây, chứ thực tình cũng ngán ngẩm và lo sợ. Đối tượng nghiện sống ở nghĩa trang này rất nhiều nên mấy chị em rủ nhau đi bán rồi cùng nhau đi về. Nếu đi một mình, rất dễ bị mấy thằng nghiện cầm kim tiêm đe dọa, xin đểu". Nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chọn nghĩa trang Bình Hưng Hòa kiếm sống hay tìm một giấc ngủ trưa vội vã. Đi một vòng quanh nghĩa trang, võng dù được mắc vội không hề ít, những người bán hàng rong cũng chọn địa điểm này để nghỉ trưa ăn cơm. "Vào hàng quán nào cũng phải uống nước, ăn quà, tốn tiền mà lại không thoải mái. Mấy người như bọn tôi thường đem theo cơm trưa rồi vào nghĩa trang ăn uống, nghỉ ngơi. Quen rồi, giờ chẳng thấy sợ!", chị Nguyễn Thị Mến (35 tuổi, quê Quảng Ngãi), bán hàng rong dọc theo các con đường gần nghĩa trang chia sẻ.

Anh Trương Văn Hơn (40 tuổi, quê Kiên Giang) hài hước chia sẻ: "Những hôm chạy xe về khuya, tôi bắt gặp cảnh mấy tay say xỉn, chạy xe lạng qua lạng lại rồi lủi đại vào nghĩa trang tìm cái mồ nào bằng phẳng leo lên đánh một giấc. Nhiều ông sáng ra thấy nằm trên mồ hoảng hồn bỏ chạy như thấy ma". Và cũng ở nghĩa trang này, chuyện phát hiện kim tiêm còn dính máu của dân nghiện ma túy cũng trở nên quá bình thường. Những người đàn ông xăm trổ đầy mình, thản nhiên ngồi trên mấy nấm mồ, miệng hút thuốc phì phèo, mắt lim dim quan sát xung quanh. Ngoài những người tá túc vài lần, nghĩa trang cũng có nhiều cư dân xây dựng nhà cửa với mục đích gắn bó lâu dài. Đa phần những người này đều nghèo khó, ban đầu che liều ở tạm đất nghĩa trang, dần dà, họ xây nhà, đào giếng lấy nước uống, sinh hoạt bình thường như sống ở khu dân cư.

Miền nam - Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành (Hình 2).

Kinh doanh "ké" trên đất của người cõi âm

Bắt hàng chục con bạc giữa nghĩa trang

Những hộ gia đình sống gần khu nghĩa trang khẳng định, ngoài ma túy, mại dâm, nghĩa trang Bình Hưng Hòa trước đây còn được biết đến như một "thiên đường" cờ bạc với một loạt các trường gà dã chiến. Mới đây, lực lượng chức năng vừa vây ráp, đột nhập thành công vào nghĩa trang triệt phá ổ đỏ đen với hơn 400 con bạc, đá gà... Trong đợt truy quét trên, hơn 90 con bạc bị bắt giữ cùng nhiều tang vật. Được biết, cầm đầu đường dây hoạt động cờ bạc trong nghĩa trang là Chương Hoàng Chiến, thường gọi "Chiến lò thiêu".

Trên mảnh đất cõi âm này, nhiều loại hình dịch vụ, kinh doanh ra đời và thu hút đông đảo khách hàng mua sắm và giải trí. Không sầm uất như các khu thương mại, những phần đất trống của nghĩa trang được tận dụng tối đa vào việc kinh doanh. Đủ loại "làm ăn" của người trần, từ buôn bán dạo như nón bảo hiểm, trái cây, giày dép cho đến quán nước, quán ăn, câu cá giải trí, mại dâm... nhộn nhịp diễn ra khi trời chưa sáng cho đến đêm khuya.

Hàng rong chiếm phần nhiều và buôn bán đủ thứ: Giày dép, nón bảo hiểm dỏm, thịt cá, rau củ... mọi thứ được bày bán, treo lên xen kẽ trên dưới chân mộ. Chúng tôi thấy rùng mình trước cảnh người bán hàng lấy nước giếng trong khu nghĩa địa rửa ráy, làm thịt từng con thỏ rồi đem treo bán trên sợi dây mắc giữa hai nấm mồ.

Người bán liên tục gọi mời khách vào mua thịt, người mua thản nhiên xoay trở, lựa chọn con thỏ ngon nhất. Gà vịt chưa qua kiểm định cũng vô tư được bày bán, giết mổ trên nền đất ẩm thấp, lạnh lẽo của nghĩa trang. Ghi nhận từ nhiều khách hàng của những hàng quán xen giữa mồ mả người đã khuất cho thấy, việc hình thành, tồn tại khu kinh doanh trên đã trở nên quen thuộc trong mắt mọi người.

Miền nam - Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành (Hình 3).

Dịch vụ câu cá giải trí trong khuôn viên nghĩa trang ( Ảnh: Nguyễn Sơn)

Loại hình thu hút khách đứng thứ nhì phải kể đến câu cá giải trí ở nghĩa trang. Trước đây, nghĩa trang Bình Hưng Hòa có hai cái hồ lớn, đến nay, một cái đã bị lấp, còn một cái bị rút nước. Thế nhưng, mỗi khi vào mùa mưa, nước hồ lại dâng lên, những cái đầu kinh doanh chớp ngay thời cơ che dù, làm võng quanh hồ và để bảng câu cá giải trí. Hồ rộng nằm ngay chính giữa nghĩa trang, nước xanh biếc, người kinh doanh dịch vụ thả cá vào chờ khách đến mà hốt bạc.

Nếu không nhắc đến mại dâm "cõi âm", chúng ta sẽ khó hình dung sự bát nháo đang diễn ra mỗi ngày ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Anh Nguyễn Văn Dũng (37 tuổi, ngụ phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) cho biết: "Tôi chạy xe ôm ở đây nên riết rồi quen, bà nào làm gái tôi biết hết. Gái mại dâm về nghĩa trang Bình Hưng Hòa hành nghề đều thuộc vào hạng hết "đát", lỡ thời hoặc đã nhiễm bệnh. Họ manh động lắm, ngày đêm gì cũng đi khách hết, không khách thì mắc võng giữa mấy cái mả nằm ngủ, tụi này còn biết sợ gì đâu", anh Dũng nói.

Chúng tôi cẩn trọng che giấu ánh mắt tò mò hướng về phía người đàn bà gần 40 tuổi đang ngồi chồm hổm trên cái mả màu xanh đã rêu phong. Tay cô cầm một cái bọc nhựa và một cái nón bảo hiểm, ngó nghiêng qua lại như đang trông ngóng ai đó. Anh Dũng nói tiếp: "Bà đó đang đợi khách, bao nhiêu bả cũng đi hết, tuổi đó rồi chỉ có mấy cha xe ôm, thợ hồ kêu đi thôi". Mộ phần chen chúc, kín đáo, nghĩa trang cũng là địa điểm lý tưởng của những trò sát phạt đỏ đen của dân cờ bạc. Lợi dụng việc ít người lai vãng vào khu vực trung tâm nghĩa trang, tránh khỏi tai mắt cơ quan chức năng, các con bạc vẫn tìm những nhà mồ, mộ phần thoáng đãng nằm sâu trong lòng nghĩa trang đánh bạc.

NGUYỄN SƠN - NGỌC LÀI

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Những mảnh đời đun mồ hôi mưu sinh trong 'lò bát quái'

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:11
Trời nắng như đổ lửa, bà Bình vẫn cặm cụi trong "lò bát quái" (lò nướng cá-PV) để lật những vỉ cá nướng cho vàng đều, không bị cháy. Ngày nào cũng vậy, bà Bình làm quần quật từ tờ mờ sáng đến chiều muộn để nướng cá cung cấp cho các thương lái…

Phận đời những 'bóng hồng' mưu sinh nơi cảng cá Cửa Sót

Thứ 3, 25/06/2013 | 16:07
Nắng như đổ lửa kèm theo gió Lào, đi trên con đường đầy cát dẫn vào cảng Cửa Sót (thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), chân tôi như muốn phồng rộp lên. Cả không gian nhuốm vị mặn mòi, tanh nồng của biển. Người người hối hả bốc dỡ nốt những mẻ cá cuối cùng để trốn chạy khỏi "biển lửa" đang ngùn ngụt bốc lên...

Đại gia đình 50 năm mưu sinh ở... đáy sông

Thứ 3, 16/07/2013 | 13:34
Hơn 50 năm trong nghề, nếm đủ mọi nguy hiểm, bạc bẽo của đời thợ lặn, ông Nguyễn Văn Dung khi qua đời chỉ truyền lại cho đàn con những tuyệt kỹ của nghề lặn mò đáy sông với lời khuyên "hãy tìm cách lên bờ... nghề lặn bạc bẽo lắm".

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Về chợ Bà Rén xem chị em 'bồng heo' mưu sinh

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:31
Nằm giữa quốc lộ chằng chịt người xe qua lại, dưới cái nắng như thiêu như đốt của ngày hè, thế nhưng vẫn có không ít chị em phụ nữ không quản nắng mưa, mệt nhọc "chạy" theo cái nghề kỳ lạ có một không hai này.
Cùng chuyên mục

Kinh hoàng phát hiện người thân chết trong nhà vệ sinh

Thứ 2, 09/12/2013 | 10:44
Không thấy ông Cảnh nên người nhà đi tìm. Tại nhà vệ sinh, họ phát hiện ông Cảnh nằm sóng soài, trên cổ có nhiều vết cứa, chảy nhiều máu.

Ngạt khí trong bồn chứa dịch tôm, 2 cha con chết thảm

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:15
Vào bồn inox chứa dịch tôm để kiểm tra, nhưng do bồn kín, thiếu oxy và chứa nhiều khí độc các công nhân đã bị ngất xỉu. Hậu quả 3 công nhân tử vong, trong đó có hai cha con.

Long An: Gia đình ly tán vì tờ vé số 100 triệu đồng

Thứ 5, 05/12/2013 | 10:37
Từ ngày trúng số, cuộc sống gia đình bà Mai khá hơn, nhưng tình cảm lại tẻ nhạt hơn, bởi bao nhiêu đều tiếng.

Bà chủ quán cơm đốt 4 xe máy giữa phố

Thứ 3, 03/12/2013 | 15:30
4 chiếc xe máy dựng trước một mặt bằng đang sửa chữa chuẩn bị đưa vào kinh doanh đã bị bà chủ quán cơm đốt cháy vào sáng ngày 3/12.

Xe 60 tấn làm gãy đôi cầu, rơi xuống sông ở miền Tây

Thứ 3, 03/12/2013 | 14:35
Chiếc xe kéo theo rơmooc tải trọng đến 60 tấn cố tình chạy qua cây cầu tạm chỉ cho phép xe 30 tấn lưu thông nên cây cầu gãy đôi, chiếc xe "khổng lồ" rơi xuống sông.