Phút giao thừa trong đời sống người Việt

Phút giao thừa trong đời sống người Việt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.

Còn một số khác lại cho là: Giao là chuyển giao, thừa là nhận lãnh. Vậy, giao thừa là thời khắc chuyển giao - nhận lãnh, hay nói gọn hơn thì là thời khắc giao - nhận! Ai giao và ai nhận? Thì năm cũ giao, năm mới nhận; người cũ giao, người mới nhận. Nói ngay, xin chớ hiểu người là người trong thế giới trần tục; bởi cho dù là thời phong kiến thì cũng không ông vua nào rảnh rang mà… luân chuyển cán bộ trong dịp đầu năm! Người nói đây là người… cõi trên, tức các Đấng khuất mặt thay Trời mà coi sóc thế gian. Có hay không, xin miễn bàn lạm, nó thuộc cái phạm trù văn hóa tâm linh mà chúng ta “bất khả tư nghị”, nghĩa là tốt nhất cứ kính nhi viễn chi.

Sự kiện - Phút giao thừa trong đời sống người ViệtCùng Nguoiduatin.vn lắng nghe những ca khúc bất hủ về năm mới tại đây

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa năm cũ và năm mới. Đó là thời khắc quan trọng để ta nhìn lại mình khi kết thúc một quãng thời gian và bắt đầu một giai đoạn mới. "Tống cựu nghênh tân", tiễn cũ đón mới chúng ta trút bỏ những mệt mỏi, rủi ro lo phiền của năm cũ, bắt đầu một năm mới với sự hăng hái và tin tưởng. Ngay cả khi một năm cũ thắng lợi đã đến với ta, thì cũng cần phải gói nó lại, ai không biết làm như thế, cứ say sưa với thắng lợi sẽ ngủ quên trong ảo tưởng. Nếu không có thời khắc này chắc hẳn con người sẽ suy xụp dần bởi quá nặng lòng với quá khứ hoặc sẽ mơ màng đánh rơi mất mình.

Thật là ý nghĩa khi phút giao thừa bạn tự giành cho mình ít phút lắng đọng, tự nhìn mình. Hãy mở lòng đón nhận khí thiêng của đất trời trong phút giây giao hội giữa hai năm. Bạn sẽ cảm nhận được sức sống mãnh liệt nơi mình khi hòa nhập cái riêng với cái chung nhân loại, khi không còn phân riêng cái TA với THẾ GIỚI quanh ta. Xin đừng vọng động hay đánh mất mình vào giây phút giao thừa thiêng liêng. Những ước nguyện vị tha của bạn trong giờ phút này sẽ vun đắp thành một hiện thực tốt đẹp.

Lẽ trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.

Phong tục lễ cúng “giao thừa”

Cúng Giao thừa hay lễ Trừ Tịch: Theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.

Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Lẽ trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc.

Bắt đầu vào lúc giao thừa, và cũng kết thúc vào lúc giao thừa. Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy.

Cao đài Từ điển giải nghĩa trừ tịch thì trừ: bỏ đi, bớt ra, cuối năm; tịch: đêm và Giao thừa thì giao: giao tiếp và thừa: tiếp tục.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để ” khu trừ ma quỷ”.

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.

Vi Du (tổng hợp)