Sài Gòn ngày ấy, bây giờ

Sài Gòn ngày ấy, bây giờ

Thứ 3, 30/04/2013 | 10:49
0
Ngay sau ngày 30/4/1975, toàn quân và dân TP HCM bắt tay vào công cuộc xây dựng, tái thiết. Sau 38 năm, thành phố vẫn luôn là đầu tàu kinh tế, khoa học, giáo dục của cả nước.

 

Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ
11h30 ngày 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 2).
Ngay sau ngày giải phóng, cảng Sài Gòn được khắc phục khó khăn để bốc xếp hàng hóa, bảo đảm hoạt động liên tục.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 3).
Một lớp học tại Trung tâm Thực nghiệm Thực hành, ngành giáo dục huyện Hóc Môn, tháng 4/1982.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 4).
Kéo lưới điện quốc gia về Cần Giờ năm 1990.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 5).
Một số mô hình tiêu biểu của thành phố đóng góp trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới đất nước. Công ty lương thực thành phố đứng vững trên thị trường với mô hình kinh doanh mới theo nguyên tắc "Bán theo giá, đảm bảo kinh doanh", là đơn vị được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 6).
Lễ khánh thành tuyến đường Nhà Bè - Duyên Hải trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/1985).
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 7).
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc bấy giờ là Bí thư Thành ủy TP HCM cùng thanh niên xung phong và lực lượng lao động tình nguyện ra quân khai hoang vùng ngoại thành Củ Chi, ngày 28/3/1976.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 8).
Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thăm nhà máy sửa Dielac TP HCM, ngày 2/11/1990.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 9).
Nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền thành phố, cuộc sống của người dân ngày càng ổn định và khởi sắc. Nhân dân TP HCM tham quan chợ hoa Nguyễn Huệ.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 10).
Và TP HCM ngày nay với những công trình góp phần phát triển thành phố toàn diện, bền vững. Đây là công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (giai đoạn 1) và xây dựng đường Hoàng Sa - Trường Sa.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 11).
Quang cảnh TP HCM nhìn từ trên cao ngày càng hiện đại, to đẹp hơn.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 12).
Cầu An Nghĩa, một trong những cây cầu được xây dựng đầu tiên trên tuyến đường Nhà Bè - Duyên Hải.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 13).
Nuôi tôm xuất khẩu tại Nông trường Thanh niên Duyên Hải, huyện Cần Giờ.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 14).
Lễ khánh thành cống dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng và kênh Đông huyện Củ Chi.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 15).
Sinh viên, học sinh Sài Gòn làm thủy lợi tại khu kinh tế Lê Minh Xuân tháng 12/1975.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 16).
Lực lượng TNXP TP HCM tham gia trồng dứa tại Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 17).
Công nhân xưởng dệt Vinatexco phục hồi sản xuất ngay từ tháng 10/1975.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 18).
Xí nghiệp điện cơ Lidico (Sở Công nghiệp TP HCM) sản xuất quạt B400, sản phẩm đầu tiên được Nhà nước cấp dấu chất lượng cấp 1, tháng 10/1982.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 19).
Sau ngày thống nhất đất nước, nhân dân ngoại thành đắp đê, ngăn mặn cải tạo đất canh tác.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 20).
Tập đoàn 3 xã Thới Tam Môn, huyện Hóc Môn thu hoạch lúa cao sản.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 21).
Nhân dân TP HCM vui mừng chào đón chuyến tàu Bắc - Nam đầu tiên đến ga Sài Gòn năm 1976.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 22).
Các tập đoàn công nghệ cao đầu tư và sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả tại TP HCM. Và sau 38 năm thành phố mang tên Bác vẫn luôn là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Xã hội - Sài Gòn ngày ấy, bây giờ (Hình 23).
TP HCM cũng luôn là địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra các sản phẩm giống cây trồng chất lượng cao. Ảnh: "Cấy mô - Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP HCM".

Theo VnExpress

Sông Sài Gòn - chứng nhân thao thức

Chủ nhật, 28/04/2013 | 14:42
Hầu như ai cũng có một dòng sông quê hương đầy ắp kỷ niệm. Mỗi dòng sông là một chứng nhân của lịch sử bể dâu. Sông Sài Gòn cũng vậy.

Hôm nay, kỷ niệm 38 năm giải phóng miền Nam

Thứ 3, 30/04/2013 | 08:15
Thành phố mang tên Bác tự hào đóng góp ngày càng lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, chiếm hơn 20% GDP và 1/3 ngân sách cả nước.

Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong ký ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.