Salmonella-vi khuẩn khiến hơn 600 học sinh nhập viện nguy hiểm ra sao?

Salmonella-vi khuẩn khiến hơn 600 học sinh nhập viện nguy hiểm ra sao?

Thứ 3, 22/11/2022 | 10:40
0
Khi ăn phải thực phẩm nhiễm Salmonella với số lượng nhiều, khuẩn này sẽ gây nhiễm trùng đường ruột (phổ biến và nguy hiểm nhất), từ đó xâm nhập vào trong cơ thể.

Ngày 21/11, Sở Y tế Khánh Hòa có thông báo kết luận công tác kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh công tác thu dung, chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang.

Theo đó, kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (cấy phân) của các bệnh viện cho thấy, tác nhân gây bệnh là Salmonella group, nhạy cảm với phần lớn kháng sinh, trong đó ghi nhận một trường hợp kháng với các kháng sinh là Gentamicin, Amikacin, Tobramicin.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Salmonella thường gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất, ngoài ra có các loại Salmonella khác – Salmonella Typhi và Salmonella Paratyphi – gây sốt thương hàn và phó thương hàn.

CDC ước tính vi khuẩn Salmonella gây ra khoảng 1,35 triệu ca nhiễm trùng, 26.500 ca nhập viện và 420 ca tử vong ở Hoa Kỳ mỗi năm và thực phẩm là nguồn gốc của hầu hết các bệnh này.

Theo Cục An toàn thực phẩm, vi khuẩn Salmonella có khắp mọi nơi và có thể nhiễm gần như bất cứ loại thức ăn nào. Sự lây truyền bệnh có thể xảy ra do phân người hay phân súc vật tiếp cận với thực phẩm trong quá trình chế biến hay thu hoạch.

Nó có thể dễ dàng lây nhiễm vào các loại thực phẩm như thịt, cá, sữa... Đặc biệt, trứng là một trong những thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm loại vi khuẩn này.

Khuẩn Salmonella có sức đề kháng rất cao, khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài tốt, trong môi trường nước hay phân từ 2 - 3 tuần; trong nước đá từ 2 - 3 tháng. Salmonella sống đư­ợc cả ở trong thực phẩm có nồng độ muối, đường cao.

Khuẩn này bị huỷ trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ 50 độ C hoặc trong vòng 5 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Chất sát khuẩn thông thường có thể tiêu diệt khuẩn Salmonella.

Khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella, các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy có thể ra máu, sốt và co thắt dạ dày.

Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị bằng kháng sinh. Nhưng một số người bị tiêu chảy nặng có thể phải nhập viện hoặc dùng thuốc kháng sinh.

Đối với nhiễm khuẩn Salmonella xâm lấn có thể nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng, những trường hợp này xảy ra ở khoảng 8% những người bị nhiễm khuẩn Salmonella được phòng thí nghiệm xác nhận.

Có thể xảy ra các tình trạng như:

-Nhiễm trùng máu

-Viêm màng não (nhiễm trùng màng lót não và tủy sống)

-Viêm tủy xương (nhiễm trùng xương)

-Viêm khớp nhiễm trùng (nhiễm trùng khớp).

-Hiếm khi gây tử vong, nhưng thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc cao tuổi hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Một số người có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella nghiêm trọng hơn. Những người này bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn từ 65 tuổi trở lên và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một số tình trạng bệnh lý (chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, bệnh gan hoặc thận và ung thư). 

Vi khuẩn Salmonella lây qua đường tiêu hóa kinh điển là phân - miệng. Đa số các trường hợp mắc bệnh là do tiêu thụ thực phẩm, nước uống bị nhiễm trùng lại không được nấu chín, hoặc do ăn phải thức ăn tươi được rửa sạch bằng nguồn nước đã bị nhiễm khuẩn như nước sông, nước ao hồ, cống rãnh.

Ở những người đang mang khuẩn Salmonella rất dễ lây nhiễm bệnh cho người khác trong quá trình chế biến thức ăn, hay có thể lại lây trực tiếp từ tay - miệng khi bón cơm cho con trẻ.

Vì thế, theo các chuyên gia, yếu tố vệ sinh là vô cùng quan trọng để phòng ngừa căn bệnh này. Mọi người cần nhớ rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến đồ ăn, trước khi ăn cơm. Với thực phẩm phải nấu chín.

Thực hiện vệ sinh, ăn chín - uống sôi thì sẽ không có nguy cơ nhiễm bệnh, vi khuẩn Salmonella cũng như nhiều vi khuẩn đường ruột khác hoàn toàn bị tiêu diệt khi nấu chín.

Trong trường hợp có biểu hiện nôn, sốt, tiêu chảy người bệnh nên tới bệnh viện để được điều trị. Căn bệnh này rất hiệu quả với một số kháng sinh đặc trị. Nhưng trên thực tế, nhiều người bệnh thường vào viện muộn, nên nguy cơ biến chứng rất cao, như các biến chứng đường tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột… và có thể có nhiều biến chứng toàn thân khác, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Minh Hoa (t/h theo Sức khỏe & Đời sống, Dân Trí)

Nhiều học sinh nhập viện nguyên nhân ban đầu là do vi khuẩn Salmonella

Thứ 2, 21/11/2022 | 22:15
Theo kết quả phân lập, nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (cấy phân) của các bệnh viện cho thấy tác nhân gây bệnh là Salmonella Group.

Nhà trường thông tin vụ học sinh ngộ độc ở Tp.Nha Trang

Thứ 6, 18/11/2022 | 19:31
Theo báo cáo của Trường Tiểu học, THCS & THPT iSchool Nha Trang, đến chiều 18/11 có 257 học sinh đang được theo dõi, điều trị tại các bệnh viện ở Tp.Nha Trang.

Vụ ngộ độc bánh mì 215 người nhập viện ở Đắk Lắk: Mẫu bệnh phẩm và thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella

Thứ 4, 05/12/2018 | 14:24
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm và mẫu thực phẩm mà hơn 200 bệnh nhân mua và ăn ở quán vỉa hè C.D. cho thấy, tất cả đều nhiễm vi khuẩn Salmonella.

225 người nhập viện sau bữa liên hoan mừng 20/11: Nguyên nhân do nhiễm khuẩn Salmonella

Thứ 2, 19/11/2018 | 15:08
Ngày 19/11, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội cho hay đã xác định được nguyên nhân khiến 225 người nhập viện trong vụ việc nhiễm độc thức ăn tại trường Mầm non Xuân Nộn (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh).
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.