Trung Quốc 'bất ngờ' đề xuất đàm phán soạn thảo COC

Trung Quốc 'bất ngờ' đề xuất đàm phán soạn thảo COC

Thứ 3, 07/05/2013 | 15:08
0
Tại cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Vương Nghị đã chủ động đề xuất mở các cuộc đàm phán "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC cấp vụ trong tương lai gần" với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Cấm ngư dân đánh bắt cá

Mới đây, một số ngư dân Philippines ở Masinloc, Zambales đã tố cáo Trung Quốc vừa triển khai một loạt tàu hải giám để thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trong phạm vi 24km xung quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Từ trước đến nay, đây vẫn là khu vực đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Philippines nhưng gần đây, nó đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh chấp chủ quyền quyết liệt giữa Bắc Kinh và Manila.

Ngư dân tên Mike cho biết: "Như thường lệ, chúng tôi đến bãi cạn để đánh bắt cá nhưng chúng tôi lại nhận được cảnh báo là không được đi lại trong phạm vi cách bãi cạn Scarborough 15 hải lý". Tàu của ông Mike đã bị một tàu hải giám của Trung Quốc chặn lại và cấm không cho vào bãi cạn Scarborough. Jen - chị gái của Mike còn nói thêm, lệnh cấm đánh bắt cá ở cả trong và xung quanh khu vực bãi cạn đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ.

Bãi cạn Scarborough được Philippines gọi là bãi cạn Panatag hay đảo Hoàng Nham theo cách gọi của Trung Quốc, nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarbourough: "Trung Quốc đã cố tình chiếm đóng tại bãi cạn Scarbourough. Lần gần đây nhất chúng tôi kiểm tra khu vực, họ đã triển khai hai tàu hải giám ở đó cùng một tàu thực thi luật ngư nghiệp.

Như vậy họ đã triển khai tất cả ba con tàu trái phép ở đó". Cũng theo Ngoại trưởng, hành động "cố tình" này của Trung Quốc buộc Chính phủ Philippines phải đẩy nhanh việc đưa tranh chấp chủ quyền ra tòa án quốc tế để giải quyết theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Tiêu điểm - Trung Quốc 'bất ngờ' đề xuất đàm phán soạn thảo COC

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hội kiến với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa.

Không chỉ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Philippines, Trung Quốc còn "lớn tiếng" tuyên bố chủ quyền tại một loạt các khu vực khác. Để thực hiện việc này, Trung Quốc đã tung ra bản đồ "đường lưỡi bò chín đoạn". Nhiều nước đã lên tiếng phản đối việc "khẳng định chủ quyền" này của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các điều khoản trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC.

Trung Quốc "chủ động"đề xuất đàm phán COC?

Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thực hiện chuyến công du đến các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei. Đây là lần đầu tiên trong 15 năm qua, các nước châu Á trở thành lựa chọn ưu tiên của một ngoại trưởng Trung Quốc mới được bổ nhiệm.

Theo phân tích của báo giới, bốn nước mà ông Vương đến thăm không phải là đồng minh thân cận với Trung Quốc hay láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với nước này, tuy nhiên, trong tình hình "nóng" hiện nay, chuyến công du này của ngoại trưởng Trung Quốc nhằm đạt được sự ủng hộ từ các quốc gia này trong khi vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Các nước này được lựa chọn là điểm đến vì mang tính trung lập và có ảnh hưởng đến khối ASEAN, hiện do Brunei ngồi ghế chủ tịch.

Trong điểm dừng tại Indonesia, tại cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Vương Nghị đã chủ động đề xuất mở các cuộc đàm phán "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC cấp vụ trong tương lai gần" với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Đồng thời, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng đã đề xuất thành lập một nhóm chuyên gia bổ sung các cuộc đàm phán cấp chính phủ để hoàn thiện COC. Đây được xem là động thái quan trọng, vì từ trước đến nay Trung Quốc luôn tìm cách trì hoãn đàm phán COC, vốn mang tính ràng buộc pháp lý cao hơn Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC.

Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết Trung Quốc luôn sẵn sàng thảo luận COC: "Trên thực tế, chúng tôi đã nhất trí với ASEAN rằng hai bên sẽ xây dựng một COC trên cơ sở đồng thuận". Đề cập đến quan điểm của Bắc Kinh với Biển Đông, ông Vương Nghị cho hay, Trung Quốc mong muốn một hòa bình, ổn định, cam kết giải quyết các tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình thông qua sự đồng thuận với các bên liên quan.

Ông Vương Nghị nhấn mạnh: "COC cần phải được thống nhất giữa tất cả các bên". Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa cũng cho biết, trong hội đàm, hai bên đã đồng ý lập đường dây nóng về Biển Đông để bộ trưởng Ngoại giao hai bên liên lạc nhanh chóng khi có những diễn biến đáng chú ý ở Biển Đông.

Ngoài ra, ông Vương Nghị còn có buổi gặp gỡ với Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Tại đây, ông Lê Lương Minh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trước đó, tại Thái Lan, ông Vương Nghị đã có buổi làm việc cùng người đồng cấp Thái Lan Surapong Towichuckchaikul. Trong buổi làm việc, Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường muốn giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại song phương, tỏ ý không muốn đưa các tranh chấp ra cộng đồng quốc tế. Vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông cũng là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự giữa ông Vương và người đồng cấp Surapong Towichuckchaikul.

Ông Vương Nghị cũng khẳng định ASEAN là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của mình và bày tỏ hi vọng Thái Lan, với tư cách là nước điều phối viên, sẽ đóng một vai trò xây dựng trong việc hỗ trợ sự phát triển quan hệ Trung Quốc - ASEAN.

Theo đó, Ngoại trưởng Trung Quốc tái khẳng định lập trường "muốn giải quyết tranh chấp với một số nước ASEAN thông qua thương lượng và hợp tác cùng có lợi", đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, hi vọng ASEAN có thể tập trung thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược này lên một tầm cao mới.

Chuyến công du của tân Ngoại trưởng Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 sẽ khai mạc ngày 31/5 tới đây tại Singapore.     

An Mai (Theo Philstar/Antara News/The Nation)

Báo Trung Quốc dọa dẫm ASEAN, Việt Nam và Philippines

Chủ nhật, 05/05/2013 | 21:17
China Daily, nhật báo tiếng Anh có số lượng phát hành lớn nhất Trung Quốc, vừa có động thái dọa dẫm các quốc gia thành viên của khối ASEAN thông qua bài xã luận mang tựa đề Dẹp các rắc rối trên biển của Ruan Zongze, Viện phó Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, đăng hôm 4.5.

Việt Nam theo dõi sát vụ Philippines kiện Trung Quốc

Thứ 7, 27/04/2013 | 10:58
Là quốc gia ven biển có các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng ở biển Đông, Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này.

Philippines 'lôi' tàu cá Trung Quốc ra khỏi bãi cạn

Thứ 7, 20/04/2013 | 19:14
ực lượng tuần duyên Philippines ngày 20.4 cho biết một tàu cá Trung Quốc chở hàng ngàn kg thịt tê tê đã được đưa ra khỏi một khu bảo tồn biển nơi nó bị mắc cạn vào tuần qua, theo hãng tin AP.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.