Tam quốc diễn nghĩa: 10 tình tiết để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả (phần 1)

Tam quốc diễn nghĩa: 10 tình tiết để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả (phần 1)

Thứ 3, 12/03/2019 | 06:00
0
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là tác phẩm kinh điển để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả. Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 sự kiện lớn, mang lại nhiều dấu ấn trong tác phẩm.

1. Huyết chiến Uyển Thành

Sự kiện - Tam quốc diễn nghĩa: 10 tình tiết để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả (phần 1)

Trận chiến Uyển Thành để lại dấu ấn sâu sắc nhất của tướng quân Điển Vi một hình tượng tướng lĩnh trung thành tả xung hữu đột cố thủ nha môn cho đến chết. 

Năm 197, Tào Tháo mang quân đánh Trương Tú ở Uyển Thành (Nam Dương), thuộc Kinh Châu. Khi Trương Tú ra hàng, Tào Tháo không ngần ngại mở tiệc thết đãi.

Trong tiệc, Tào Tháo lần lượt đi mời rượu. Điển Vi tay cầm rìu lớn đi kèm, thường giơ rìu lên nhìn chằm chằm vào người mà Tào Tháo mời. Vì vậy trong suốt tiệc, Trương Tú và các tướng dưới quyền không dám ngẩng lên nhìn Tào Tháo.

Nhưng sau đó Trương Tú làm phản, nhân lúc đêm tối tập kích doanh trại Tào Tháo. Bởi Tào Tháo không có sự phòng bị, Trương Tú đã chiếm ưu thế.

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung phác họa Ðiển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa, tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài.

Các sử gia Trung Quốc sau này không ghi nhận chi tiết này. Đây có thể là tình tiết dược hư cấu để nâng cao tố chất của người anh hùng Điển Vi.

Nhưng các học giả sau này đều đồng ý rằng, Điển Vi nhận nhiệm vụ bảo vệ ngoài trướng Tào Tháo, và ông đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, khiến cho quân địch kinh hãi.

Trong bối cảnh hỗn chiến như vậy, Điển Vi cùng 10 thủ hạ lăn xả vào đám quân phản loạn, giết hàng chục người. Nhưng vì lực lượng ít ỏi, lại không có một mảnh giáp, hành động dũng mãnh của danh tướng trung thành với Tào Tháo không khác gì “lấy trứng chọi đá”.

Các thủ hạ lần lượt bị tiêu diệt cũng là lúc trên người Điển Vi có hơn 10 nhát đâm. Quân Trương Tú tiến lại gần định bắt, thì Điển Vi chồm tới tóm lấy hai tên địch, đập vào nhau khiến cả hai chết ngay tại chỗ.

Một mình ông quần thảo với kẻ địch giết thêm vài chục người. Cuối cùng, quân Trương Tú phải dùng đến cung tên và cuối cùng là mũi lao đâm trúng giữa lưng mới vô hiệu hóa được Điển Vi. Ông chết trong khi mắt vẫn mở to, khiến cho kẻ địch nửa ngày sau mới dám tiến lại gần.

Con trai của Tào Tháo là Tào Ngang nhường lại chiến mã cho cha, và dũng cảm ở đằng sau ngăn chặn quân của Trương Tú. Mặc dù ông đã tranh thủ được thời gian cho cha thoát nạn, nhưng bản thân lại bị bao vây giết chết. Cháu trai của Tào Tháo là Tào An Dân cũng chết trận. Lúc này, Tào Tháo đã lui về đóng ở Vũ Âm. Hay tin Điển Vi chết, Tào Tháo thương khóc, sai người đi lấy thi thể ông về, an táng tại Tương Ấp.

Tào Tháo vô cùng thương tiếc Điển Vi nên đã thốt lên: “Ta mất một con trưởng (Tào Ngang) và một cháu yêu (Tào An Dân), cũng không thương tiếc tới mức này, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi".

Các học giả Trung Quốc đánh giá, Điển Vi bảo vệ Tào Tháo đến hơi thở cuối cùng là một trong những cái chết đáng tiếc nhất thời Tam quốc.

2. Trận Hổ Lao Quan – Tam anh chiến Lã Bố

Sự kiện - Tam quốc diễn nghĩa: 10 tình tiết để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả (phần 1) (Hình 2).

Điển cố “Tam anh chiến Lã Bố” trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa được đánh giá là một trong những câu chuyện truyền kỳ, khiến cho “chiến thần” Lã Bố vang danh thiên hạ.

Trận Hổ Lao Quan là cuộc chiến giữa Đổng Trác – Lã Bố và liên minh 18 lộ chư hầu Quan Đông do Viên Thiệu làm minh chủ vào năm 190. Đó là trận chiến đã khắc họa hình ảnh hào hùng của các vị tướng. Đặc biệt là trận đọ sức trực tiếp nổi tiếng giữa Lã Bố chống lại ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, còn gọi là “Tam anh chiến Lã Bố”: đã đi vào lịch sử, văn hóa Trung Quốc.

Sau khi Quan Vũ chém Hoa Hùng, quân Đổng Trác thua chạy dài. Đổng Trác đích thân dẫn 15 vạn quân tiến ra giữ Hổ Lao quan. Riêng Lã Bố lĩnh 3 vạn quân ra trước quan ải, đóng một trại lớn làm tiền quân còn Đổng Trác thì đóng đồn trên cửa quan. Bên kia, Viên Thiệu họp các tướng lại bàn, cử binh tiến sát cửa Hổ Lao vây đánh. Tào Tháo cũng dẫn quân tiếp ứng. Các chư hầu đều có mặt.

Lã Bố đem 5000 quân thiết kỵ đánh tan quân tiền bộ của Vương Khuông, liên tiếp đánh bại các danh tướng của quân liên minh như Phương Duyệt, Mục Thuận, Vũ An Quốc… Sau đó, Lã Bố lại kéo quân đến thách đánh. Các tướng chư hầu ai nấy đều khiếp sợ trước sự kiêu dũng của Lã Bố.

Công Tôn Toản vác ngọn giáo nhảy ra đánh Lã Bố, mới được vài hiệp thì thua chạy. Lã Bố thúc ngựa xích thố chạy nhanh như bay, đuổi theo gần kịp thì nghe Trương Phi quát lớn: “Thằng đầy tớ ba họ kia đừng chạy nữa! Có Trương Phi người đất Yên đây!”. Lã Bố thấy thế bỏ Công Tôn Toản, đánh nhau với Trương Phi.

Trương Phi hăng hái cố đánh Lã Bố. Hai người đánh nhau được hơn năm mươi hiệp chưa rõ bên nào thua bên nào thắng. Quan Vũ đứng ngoài thấy thế cầm thanh long yển nguyệt đến cùng đánh. Ba con ngựa đứng dàn kiểu chữ đinh, đánh nhau được ba mươi hiệp nữa hai người cũng vẫn không hạ được Lã Bố. Lưu Bị bấy giờ cũng cầm đôi gươm thúc ngựa chạy vào đánh giúp. Ba người vây tròn lấy Lã Bố đánh chẳng khác gì quân đèn cù.

Lã Bố cố sức chống đỡ không nổi, bèn nhắm giữa mặt Lưu Bị phóng vờ một ngọn kích, Bị tránh được, Bố mở góc của trận, cắp đao ngược kích, phi ngựa chạy về. Ba người thúc ngựa sấn vào, quân mã 8 xứ đều reo ầm lên, xô cả ra đánh. Quân Lã Bố chạy về trên cửa Hổ Lao, ba người theo sau đuổi mãi.

Điển cố “Tam anh chiến Lã Bố” trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa được đánh giá là một trong những câu chuyện truyền kỳ, khiến cho “chiến thần” Lã Bố vang danh thiên hạ.

3. Trận Trường Bản: Triệu Vân giữa trùng vây của chục vạn đại quân

Trong trận chiến gò Trường Bản, Triệu Vân phụ trách bảo vệ hai vị Cam Mi phu nhân và A Đẩu, nhưng bởi chiến trận hỗn loạn mà hai bên đã thất lạc nhau. Triệu Vân dẫn theo ba bốn mươi tên tùy tùng quay trở lại tìm kiếm, tìm khắp một vòng mà không thấy, lại giết chết Thuần Vu Đạo cứu Mi Trúc và Cam phu nhân. Triệu Vân đưa hai người đến cầu Trường Bản, suýt chút nữa bị Trương Phi hiểu lầm chàng đã phản bội Lưu Bị, may được Giản Ung giải thích làm sáng tỏ sự thật.

Triệu Vân sau khi giao phó Cam phu nhân cho Trương Phi, lại quay trở lại tìm kiếm A Đẩu. Nhưng lúc này chỉ có chàng một thân một mình, không có một ai đi theo. Trong loạn quân, Triệu Vân lại đâm chết Hạ Hầu Ân và đoạt lấy thanh bảo kiếm “Thanh Công” mà y mang trên người. Về sau, bên cạnh một bức tường thấp đã tìm được Mi phu nhân và A Đẩu đang nằm trong lòng bà. Nhưng Mi phu nhân đã thân bị thương nặng đi đứng bất tiện, sau khi gửi gắm A Đẩu lại cho Triệu Vân, liền gieo mình xuống giếng khô tự vẫn.

Triệu Vân cõng A Đẩu trên người, may được Tào Tháo cảm mến tài năng, lệnh cho bộ hạ không được bắn tên, nhờ vậy Triệu Vân mới có thể an toàn cõng theo A Đẩu thoát khỏi trùng vây của mấy chục vạn đại quân.

4. Cuộc đối thoại ở Long Trung

Mùa đông năm 207 đến mùa xuân năm 208, khi đó Lưu Bị đóng quân ở Tân Dã dưới sự kiến nghị của Từ Thứ. Đã ba lần đến Long Trung thỉnh mời Gia Cát Lượng, nhưng mãi đến lần thứ ba mới gặp mặt. Gia Cát Lượng phân tích hình thế thiên hạ cho Lưu Bị, đề xuất trước tiên đoạt lấy Kinh Châu làm nhà, kế mới lấy Ích Châu tạo thế chân vạc, rồi mới toan tính ý tưởng chiến lược thu phục Trung Nguyên.

Gia Cát Lượng ngay lúc mới đầu bước lên vũ đài chính trị, liền lấy phương thức “Long Trung đối” vẽ ra viễn cảnh chiến lược cho Lưu Bị. Bài viết nổi tiếng nghìn thu này, rất nhiều người có thể thuộc lòng như cháo, và có một giá trị điển hình trong tư tưởng chiến lược Trung Quốc thời xưa.

5. Uy chấn bến Tiêu Diêu

Sự kiện - Tam quốc diễn nghĩa: 10 tình tiết để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả (phần 1) (Hình 3).

Tạo hình Trương Liêu trên phim.

Năm 208, sau khi đại bại ở Xích Bích, Tào Tháo phái Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến dẫn quân về đóng ở Hợp Phì.

Tháng 8/215, Tôn Quyền đích thân thống lĩnh 100.000 quân bao vây Hợp Phì, hòng tiêu diệt... 7000 quân Tào Ngụy.

Lúc này, Tào Tháo đang dẫn binh... chinh phạt miền Tây, không thể điều quân cứu Hợp Phì. Tình thế của Trương Liêu cùng ba quân có thể nói là "thập tử nhất sinh".

Trước quân số đông gấp 14 lần của địch, Nhạc Tiến, Lý Điển đã "bó tay", chỉ có Trương Liêu nói - "Nếu ngồi đợi viện binh của Tào công đến nơi, thì quân ta đã bị Đông Ngô tiêu diệt rồi.

Hiện tại, kế sách chỉ có một, đó là chủ động tấn công trong lúc quân Ngô chưa kịp ổn định.

Làm vậy có thể tiêu hao sĩ khí Đông Ngô, làm yên lòng quân, mới thủ được thành".

Ngay trong đêm, Trương Liêu dẫn 800 người đột kích doanh trại Đông Ngô.

"Liêu mặc giáp tiên phong, giết hơn 10 người, trảm 2 tướng".

Trận đánh khiến quân Ngô bị chấn động. Tôn Quyền không kịp trở tay, hơn 10 vạn quân bị dồn về cố thủ tại cao điểm. Sau Tôn Quyền thấy phe Tào Ngụy lực lượng mỏng manh, mới quay lại dồn vây Trương Liêu.

Trương Liêu tả xung hữu đột, phá được vòng vây. Thấy quân sĩ của Ngụy vẫn còn nguy khốn, Liêu quay trở lại tiền tuyến cứu bộ hạ của mình. Quân đội của Tôn Quyền "không ai dám cản đường".

Cuộc tấn công của Ngụy diễn ra từ đêm đến giữa trưa, quân Ngô nhụt chí. Về sau Tôn Quyền "vây Hợp Phì hơn 10 ngày, không thể công thành, đành phải lui binh".

Khi Tôn Quyền về đến Tiêu Diêu Tân Bắc, Trương Liêu sai người phá cầu Tiêu Diêu và dẫn kỵ binh tập kích từ hai hướng đánh kẹp. Quân Đông Ngô khốn đốn vì bị đánh bất ngờ, Tôn Quyền không thể chạy tiếp được, các tướng mách nước Tôn Quyền rằng hãy lui ngựa lại lấy đà phi nước đại thì có thể may mắn sang được sông. Quyền đành liều làm thử và thành công, may mắn thoát nạn.

Trận chiến này được lịch sử Trung Quốc đặt tên Trương Liêu uy chấn Tiêu Diêu Tân, là chiến dịch kinh điển mà phần thắng thuộc về phe thiểu số.

Sau chiến dịch Hợp Phì, đại công hiển hách của Liêu được Tào Tháo ca ngợi hết lời, phong ông làm Chinh Đông tướng quân.

Về sau, Tháo đi tuần đến chiến trường Hợp Phì cũ, vẫn cảm thán không thôi.

Tào Phi sau này kế vị Tào Tháo, đánh giá Trương Liêu rằng - "Trận Hợp Phì, Liêu - Điển lấy 800 bộ binh phá 10 vạn quân địch. Chuyện binh gia tự cổ, chưa từng nghe tới".

Tào Phi xưng đế, phong Trương Liêu làm Tấn Dương Hầu.

Trương Liêu bệnh, Tào Phi lập tức cho ngự y ngày đêm chữa trị, còn đích thân tới thăm và ban tặng áo gấm.

Năm Hoàng Sơ thứ ba (Ngụy Văn Đế Tào Phi), bệnh Liêu vừa đỡ, quân Đông Ngô đã trở lại. Tôn Quyền dặn dò bộ hạ - "Trương Liêu tuy bệnh nhưng vẫn phải cẩn thận, không thể xem thường".

Cùng năm, Trương Liêu ôm bệnh ra trận, cùng Tào Tu phạt Ngô, đánh bại tướng Ngô Lữ Phạm.

Không lâu sau, Trương Liêu bệnh nặng và qua đời tại Giang Đô. Tào Ngụy mất đi chiến tướng lẫy lừng nhất của mình.

Thành tựu cả cuộc đời Trương Liêu vượt qua mọi danh tướng nhà Thục Hán mà người hâm mộ Tam quốc diễn nghĩa biết tới.

Còn tiếp...

Video: Triệu Tử Long một ngựa cứu ấu chúa.

Triệu Tử Long một ngựa cứu chúa.

Quốc Tiệp

 

Tam quốc diễn nghĩa: Chỉ vì 2 sai lầm không đáng có, Tào Tháo cả đời không thể thống nhất thiên hạ

Thứ 2, 11/03/2019 | 06:00
Tào Ngụy là thế lực được đánh giá là mạnh nhất thời Tam quốc, nhưng Tào Tháo vẫn không thể hoàn thành giấc mộng thống nhất thiên hạ chỉ vì phạm phải 2 sai lầm này.

Tam quốc diễn nghĩa: Không phải "tam cố thảo lư", đây mới là nguyên nhân chính khiến Gia Cát Lượng theo Lưu Bị

Chủ nhật, 10/03/2019 | 06:00
Thực chất, việc Lưu Bị cất công ba lần đến mời không phải là nguyên nhân chính khiến Gia Cát Lượng chấp nhận phụng sự cho vị quân chủ này.

Tam quốc diễn nghĩa: Sự thật về nhan sắc vợ Gia Cát Lượng

Thứ 7, 09/03/2019 | 06:00
Cho tới ngày nay, giai thoại thú vị về Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh nhiều không kể xiết. Kể cả sự thực về nhan sắc của Gia Cát phu nhân vẫn còn khiến hậu thế phải tốn nhiều giấy mực tranh cãi.

Tam quốc diễn nghĩa: Bí ẩn về người cháu kỳ tài chẳng kém Khổng Minh

Thứ 6, 08/03/2019 | 06:00
Trong suốt thời đại Tam quốc, chiến tranh liên miên nhưng người tài lại xuất hiện nhiều không kể xiết. Tuy nhiên có lẽ hậu thế chỉ biết đến một Hán thừa tướng Gia Cát Lượng mà không mấy ai biết đến Đông Ngô vẫn còn một Gia Cát Khác.

Tam quốc diễn nghĩa: Những bài đồng dao tiên đoán đại sự chuẩn xác đến khó tin

Thứ 5, 07/03/2019 | 06:00
Trong lịch sử có rất nhiều bài đồng dao tiên đoán trước được sự hưng thịnh, diệt vong của một triều đại cũng như của các nhân vật lịch sử.
Cùng tác giả

Tin bão số 1 cập nhật mới nhất: Tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10

Thứ 7, 13/06/2020 | 09:34
Trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh thêm.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 2 dự án hàng không

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:02
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án sân bay phục vụ huấn luyện của e.KQ 920 tại Bình Thuận và hạ tầng, doanh trại tạm thời của e.KQ 920 tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa (Dự án e.920) và Dự án Cảng hàng không Phan Thiết.

Khóa chặt nguy cơ lây bệnh bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để trong nước

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 6/4/2020.

Quy định giá mua điện mặt trời

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, quy định giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống COVID-19

Thứ 2, 06/04/2020 | 21:33
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.