Thảm hoạ sóng thần - những điều cần

Thảm hoạ sóng thần - những điều cần "nằm lòng" để thoát thân

Chủ nhật, 23/12/2018 | 20:34
0
Vì nhiều lý do mà người ta không thể dự đoán được sự xuất hiện của sóng thần sau những trận động đất ngoài đại dương.

Trận sóng thần tại Indonesia xảy ra vào tối ngày 22/12 vừa qua đã khiến người dân ở khu vực đảo Java và Sumatra rơi vào cảnh bế tắc.

Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn.

Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần.

Làm cách nào để nhận biết sóng thần?

Dù không thể dự đoán được sóng thần một cách chính xác, nhưng theo các nhà khoa học chúng ta vẫn có thể nhận biết một đợt sóng thần sắp xảy ra khi chúng ta ở gần biển.

Dân sinh - Thảm hoạ sóng thần - những điều cần 'nằm lòng' để thoát thân

Thứ nhất, với các khu vực nằm trong vành đai núi lửa hoặc nơi giãn cách lục địa, mọi người cần chú ý theo dõi tin tức về động đất, không chỉ ở khu vực mình đang ở mà cả những khu vực khác. Sóng thần có thể tạo nên bởi những trận động đất cách xa hàng ngàn dặm.

Thứ hai, nên chú ý âm thanh lạ, vì những người sống sót sau các trận động đất nói rằng họ nghe thấy âm thanh như tiếng tàu chở hàng.

Thứ ba, khi thấy nước rút nhanh và bất ngờ trong thời gian không phải thủy triều xuống, cần chạy nhanh lên bờ, tìm những nơi có địa hình cao để trú ẩn.

Thứ tư, đợt sóng đầu tiên của trận sóng thần không phải đợt sóng nguy hiểm nhất. Vì vậy, nên tránh xa biển cho đến khi chính quyền thông báo tình hình ổn định. 

Thứ năm, nếu linh cảm thấy sóng thần sắp xảy ra thì chúng ta nên tránh xa vùng biển, đừng đợi đến khi có thông báo chính thức của cơ quan chức năng, vì sóng thần thực sự xuất hiện chỉ khoảng 5 phút sau dấu hiệu đầu tiên.

Ứng phó với sóng thần - bài học cần nằm lòng

Dân sinh - Thảm hoạ sóng thần - những điều cần 'nằm lòng' để thoát thân (Hình 2).

Trước khi sóng thần xảy ra:

Các bạn cần phải biết những khu đất cao hoặc khu vực an toàn, các tuyến đường di tản gần nơi chúng ta đang sống để chạy đến những khu vực này trong trường hợp có sóng thần.

Bản thân mỗi người nên tự học bơi và vận động gia đình cùng học bơi. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn các dụng cụ cứu hộ như là phao cứu sinh, thuyền phao hoặc áo phao và cất giữ ở những nơi dễ dàng tiếp cận.

Cần nhanh chóng tắt gas, điện, nước một cách nhanh nhất khi có cảnh báo sóng thần. 

Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để biết cách chủ động chuẩn bị và ứng phó với thảm họa sóng thần. Sau đó, các địa phương hoặc cộng đồng dân cư cần tổ chức tập huấn trong cộng đồng các bài tập ứng phó khẩn cấp.

Nếu có thể nên bố trí giường ngủ của người già, người tàn tật ở một nơi gần lối thoát trong nhà để họ có thể được sơ tán nhanh chóng.

Các địa phương cần trồng thêm hoặc duy trì rừng ngập mặn, cây thích hợp dọc theo các khu vực ven biển, hoặc xây dựng các rào cản như đê chắn sóng.

Nếu ở khu vực gần biển cần xây dựng các tòa nhà dọc theo bờ biển chống sóng thần. Xây nhà với cạnh dài nằm dọc theo đường đi của sóng thần để có tác dụng chịu lực va chạm của sóng.

Khi sóng thần xảy ra:

Khi sóng thần ập đến, điều đầu tiên mọi người cần tỉnh táo, không hoảng loạn. Hãy chạy đến một khu vực cao và an toàn ngay lập tức (vùng đất cao trên 15m, cách bờ biển ít nhất 1 km ).

Nếu bạn không thể chạy trốn đến một nơi an toàn hãy leo lên một cây to khỏe gần đó hoặc chạy lên đỉnh của một tòa nhà.

Ở khu vực an toàn trong vài giờ bởi vì con sóng thần cao hơn có thể đến. Không ở trong xe vì nó có thể bị những con sóng cuốn đi.

Nếu bạn đang ở trên thuyền đi ra biển thì đừng trở vào bờ biển, hãy ở ngoài vùng biển cho đến khi những con sóng đã chấm dứt.

Nếu bạn đang trên một chiếc thuyền tại bến cảng và không có thời gian để chạy ra biển thì để lại thuyền và chạy đến một nơi an toàn.

Nếu bạn đang bị chặn bởi sóng thần, hãy bơi nhanh như bạn có thể. Tìm một cái gì đó nổi, leo lên nó và bạn có thể bám vào nó thật chắc.

Sau khi sóng thần xảy ra:

Sau khi cơn sóng thần trở về biển, chúng ta nhanh chóng trợ giúp người dân bị thương hoặc bị mắc kẹt trong tòa nhà.

Nếu bạn không bị thương, việc đầu tiên hãy đến trung tâm di tản gần nhất để giúp đỡ trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người tàn tật.

Một khi đã an toàn, hãy về nhà và kiểm tra tình trạng thiệt hại đã ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn.

Kiểm tra nguồn hàng thực phẩm và nước uống. Thực phẩm và nước bị ảnh hưởng bởi nước lũ không nên dùng nữa vì nó có thể bị ô nhiễm và sẽ là một nguy cơ cho sức khỏe của bạn.

Tham gia làm sạch môi trường và khôi phục lại cuộc sống của người dân nếu có thể. Hãy tham gia dọn dẹp các tuyến đường và các mảnh vỡ, xây dựng lại nhà ở và các công trình công cộng.

Minh Anh (tổng hợp)

Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia

Chủ nhật, 23/12/2018 | 16:25
Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cảnh báo công dân người Việt không được đến gần vùng xảy ra núi lửa, sóng thần đồng thời ra thông báo sẵn sàng hỗ trợ các nạn nhân trong thảm hoạ.

Lý do bất ngờ khiến núi lửa phun trào tạo sóng thần kinh hoàng ở Indonesia

Chủ nhật, 23/12/2018 | 15:46
Cơ quan địa chất Indonesia cho biết đảo núi lửa Anak Krakatoa đã phun trào khoảng 24 phút trước khi các đợt sóng thần cao từ 3-5m ập vào bờ biển hai đảo Java, Sumatra.
Cùng tác giả

Thương nhớ Cô My!

Thứ 6, 13/03/2020 | 13:00
Cô My “sập giường” đã tỉnh chưa, nổi tiếng kiểu này hình như không ổn lắm.

Đẹp-Độc-Lạ: Sợi dây chuyền nghìn tỷ "hồi sinh" từ trong đống rác

Thứ 7, 15/02/2020 | 13:00
Cho đến nay, câu chuyện tìm thấy viên kim cương nghìn tỷ trong sợ dây chuyền đắt nhất thế giới L'Incomparable vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.

Tết, khi chúng ta đi tìm căn cước của đời mình

Thứ 3, 21/01/2020 | 07:15
Dù 8km hay 8000km, dù gần hay xa, nhưng chỉ cần thấy hương vị Tết, những đứa con ở khắp mọi miền đều giũ bỏ bụi đường quay về với nơi được gọi là nhà.

Vòng chung kết U23: Đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan

Thứ 6, 10/01/2020 | 07:30
Hào quang không dễ đến, chiến thắng khó tìm, là người hâm mộ đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan mang tên áp lực làm chùn chân các cầu thủ trẻ.

Nghệ sĩ dùng chất gây nghiện: Xúc tác thăng hoa hay thiếu nền tảng giáo dục?

Thứ 5, 02/01/2020 | 09:17
Chất kích thích liệu có phải là đôi cánh để giúp nghệ sĩ thăng hoa hơn trong nghệ thuật?
Cùng chuyên mục

Cận cảnh rèm thạch nhũ khổng lồ đẹp "mê hồn" trong hang động mới phát hiện ở Quảng Bình

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:00
Qua quá trình tích tụ, bên trong hang động đã hình thành những lớp thạch nhũ như những tấm rèm khổng lồ nối nhau, có vẻ đẹp "mê hồn".

Hà Nội: Người dân đổ ra bến xe về quê khiến giao thông ùn ứ

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:08
Chiều ngày 26/4, lượng người đông đổ ra các bến xe để rời Thủ đô về quê nghỉ lễ khiến giao thông tại cửa ngõ ùn tắc hàng dài.

Đồng Nai: Ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai trực 100% quân số, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5 trên các tuyến đường trọng điểm.

Quảng Bình liệu có cán đích bàn giao mặt bằng cao tốc đúng hạn?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:19
Sau nhiều lần gia hạn, tỉnh Quảng Bình quyết tâm hoàn thành dứt điểm công tác bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc – Nam trước ngày 30/4.

Mở lại tuyến xe buýt Đà Nẵng – Quảng Nam sau nhiều năm dừng

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Ngày 26/4, Sở GTVT thành phố Đà Nẵng phối hợp Sở GTVT tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố 4 tuyến xe buýt liền kề không trợ giá trên 2 địa phương này.
     
Nổi bật trong ngày

Huế: Nam thanh niên nghi bị trượt chân xuống sông đuối nước thương tâm

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:15
Sau khi hoàn tất cả thủ tục pháp lý, thi thể của nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình đưa về tổ chức lo hậu sự.

Nghệ An: Công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE đã trở lại làm việc

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:25
Sau đối thoại, nhiều kiến nghị được giải quyết, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE đã đồng ý đi làm trở lại.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Đồng Nai: Ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai trực 100% quân số, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5 trên các tuyến đường trọng điểm.

Quảng Bình liệu có cán đích bàn giao mặt bằng cao tốc đúng hạn?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:19
Sau nhiều lần gia hạn, tỉnh Quảng Bình quyết tâm hoàn thành dứt điểm công tác bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc – Nam trước ngày 30/4.