Thảm kịch di cư: Thuyền bị tách đôi ngoài khơi Italy

Thảm kịch di cư: Thuyền bị tách đôi ngoài khơi Italy

Chủ nhật, 26/02/2023 | 21:50
0
Trong năm qua, ít nhất 2.836 người đã thiệt mạng khi băng qua Trung Địa Trung Hải, một tuyến đường được coi là tuyến vượt biển nguy hiểm nhất trên thế giới.

Ít nhất 43 người đã thiệt mạng và 100 người đã được giải cứu sau khi một chiếc thuyền chở người di cư và người tị nạn bị chìm ngoài khơi thành phố ven biển Crotone thuộc vùng Calabria, miền Nam Italy. Khoảng 70 người trên tàu vẫn mất tích.

Vụ đắm tàu xảy ra sáng sớm hôm 26/2 gần Steccato di Cutro, một khu nghỉ mát ven biển Calabria, khu vực hình thành nên “mũi giày” của Italy.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy cho biết trong một tuyên bố trên Twitter rằng các hoạt động cứu hộ vẫn đang diễn ra. Hãng thông tấn ANSA của Italy cho biết thêm rằng việc tìm kiếm những người sống sót vẫn đang tiếp tục bất chấp biển động.

Hãng tin AGI dẫn lời một nhân viên cứu hộ cho biết con tàu bị nhồi nhét quá nhiều người đã bị tách đôi sau khi đâm vào đá ngầm. Một em bé vài tháng tuổi nằm trong số các nạn nhân, AGI cho biết thêm.

Bà Manuela Curra, một quan chức chính quyền tỉnh, cho biết chiếc thuyền đã rời Izmir ở miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ 3-4 ngày trước, chở người di cư đến từ Afghanistan, Pakistan và Somalia. “Theo những người sống sót, có khoảng 140-150 người đã ở trên tàu”, bà Curra cho biết.

Thế giới - Thảm kịch di cư: Thuyền bị tách đôi ngoài khơi Italy

Hơn 100 hành khách đã được cứu, nhưng ít nhất 70 người vẫn mất tích sau vụ đắm tàu sáng sớm ngày 26/2/2023 ngoài khơi bờ biển phía nam Italy. Ảnh: Getty Images

Ông Luca Cari, phát ngôn viên của lực lượng cứu hỏa tham gia nỗ lực cứu hộ, cho biết đến giữa buổi sáng, khoảng 40 người sống sót đã được tìm thấy. Một số người sống sót đã tự mình bơi vào bờ.

Rất nhiều trong số những chiếc thuyền như thế này đã đến những dải bờ biển dài ở miền Nam Italy mà không có sự trợ giúp của lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc các tàu cứu hộ nhân đạo.

Thảm kịch mới nhất xảy ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ cực hữu của Italy nhận được sự chấp thuận của quốc hội nước này về một luật mới gây tranh cãi đối với vấn đề giải cứu người tị nạn và người di cư.

Luật buộc các tàu cứu hộ chỉ được thực hiện mỗi lần một nỗ lực cứu hộ, điều mà các nhà phê bình cho rằng có nguy cơ làm tăng số vụ chết đuối thương tâm ở trung Địa Trung Hải.

Thủ tướng cực hữu Giorgia Meloni của Italy được bầu vào tháng 9 năm ngoái một phần nhờ lời hứa ngăn chặn dòng người tị nạn và người di cư đến bờ biển nước này.

Trong một tuyên bố hôm 26/2, bà bày tỏ “nỗi buồn sâu sắc” về vụ việc và “nhiều sinh mạng bị mất bởi những kẻ buôn người”.

Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Piantedosi cho biết trong một tuyên bố riêng rằng vụ việc là “một thảm kịch lớn cho thấy cần phải hành động kiên quyết chống lại các kênh di cư bất hợp pháp”.

Giáo hoàng Francis, một người lên tiếng ủng hộ quyền của người di cư, cho biết ông đang cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ đắm tàu trong bài phát biểu hôm 26/2 trước đám đông ở Quảng trường Thánh Peter.

Thống đốc vùng Calabria, Roberto Occhiuto, đã chỉ trích chính quyền EU vì họ không hành động trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng di cư và đặt câu hỏi “Liên minh châu Âu đã làm gì trong suốt những năm qua?”

“Châu Âu ở đâu khi nói đến việc đảm bảo an ninh và pháp lý?”, ông đặt câu hỏi, đồng thời nói thêm rằng những khu vực như vùng Calabria của ông đã bị bỏ rơi và phải tự mình “xử lý các trường hợp khẩn cấp và thương xót những người đã khuất”.

Thế giới - Thảm kịch di cư: Thuyền bị tách đôi ngoài khơi Italy (Hình 2).

Vụ đắm tàu hôm 26/2/2023 diễn ra gần Steccato di Cutro, một khu nghỉ mát ven biển vùng Calabria của Italy. Ảnh: Today Online

Italy là một trong những điểm đổ bộ chính của những người di cư cố gắng vào châu Âu bằng đường biển.

Trong năm qua, ít nhất 2.836 người đã thiệt mạng khi băng qua Trung Địa Trung Hải, một tuyến đường được coi là tuyến vượt biển nguy hiểm nhất trên thế giới.

Minh Đức (Theo Al Jazeera, Politico.eu)

Italy tiếp nhận hơn 500 người di cư trong một ngày

Thứ 7, 10/12/2022 | 17:38
Italy gần đây đã thực hiện chính sách “đóng cảng”, nhưng đã cho phép 542 người di cư trên 3 con tàu lên bờ tại các cảng của mình chỉ trong một ngày.

EU muốn hợp tác với các nước thứ 3 về vấn đề di cư

Thứ 3, 22/11/2022 | 09:54
Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng dòng người di cư cao bất thường qua tuyến Trung Địa Trung Hải - một trong những tuyến đường nguy hiểm nhất.

Khủng hoảng người di cư buộc EU hành động sớm

Thứ 6, 18/11/2022 | 14:13
Vấn đề người di cư đến các quốc gia châu Âu đã gây chia rẽ giữa các nước thành viên EU và bản thân người tị nạn cũng đối mặt với số phận bất định.

Quyết định “không thể hiểu nổi” của Pháp, Italy và điều châu Âu cần

Thứ 7, 12/11/2022 | 20:11
Người tị nạn đến châu Âu luôn là một vấn đề “đau đầu” đối với EU và căng thẳng cho các nước thành viên của khối này, mà mới đây nhất là Pháp và Italy.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.