Triều Tiên: Tên lửa bắn đi, viện trợ nhận lại?

Triều Tiên: Tên lửa bắn đi, viện trợ nhận lại?

Vũ Thu Hương
Thứ 4, 16/08/2017 | 10:02
0
Việc Triều Tiên rầm rộ phát triển chương trình vũ khí và liên tục gây hấn với hạt nhân lâu nay vẫn được thế giới xem là cách để nước này phô trương lực lượng. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng gọi đây là biện pháp “phòng thủ”. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, nó còn có mục đích khác…

Theo một con số thống kê, trong 25 năm qua, Triều Tiên đã nhận được khoảng 20 tỷ USD viện trợ tiền mặt, thực phẩm, xăng dầu và thuốc men từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo Giáo sư Sung Yoon Lee, đại học Tufts, người từng đóng vai trò chuyên gia trong các buổi điều trần của Chính phủ Mỹ về chính sách Triều Tiên, việc Bình Nhưỡng gây hấn là nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho nước Đông Bắc Á này.

Theo Giáo sư Lee, những quốc gia chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về hành vi gây hấn hạt nhân vẫn sẵn sàng chi những khoản viện trợ ngoại giao lớn, được xem là “ngoại giao kiểm soát thiệt hại” nhằm khiến Triều Tiên lùi bước trong chốc lát.

Quân sự - Triều Tiên: Tên lửa bắn đi, viện trợ nhận lại?

Theo chuyên gia, việc Triều Tiên phát triển tên lửa và hạt nhân có nhiều mục đích.

“Xuất khẩu sự bất an là một phương tiện để Bình Nhưỡng gặt hái được sự nhượng bộ”, ông Lee nhận định.

Bình Nhưỡng từng rất nhiều lần hứa hẹn sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hồi năm 2007, Triều Tiên nhất trí vô hiệu hóa tất cả các cơ sở hạt nhân của mình, để đổi lấy xăng dầu hoặc viện trợ kinh tế. Tuy nhiên, thực tế, lời hứa này đã không được thực thi.

Mới đây, nước này cũng tuyên bố sẵn sàng đóng băng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa, nếu Mỹ dừng các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc.

Ông Lee giải thích, Triều Tiên đi theo một chu kỳ mà trong đó nước này thường có những hành động gây hấn được tiếp nối bởi các cuộc đàm phán và sự nhượng bộ từ cộng đồng quốc tế. Giáo sư Lee dự báo: “Câu chuyện xưa cũ này sẽ còn tiếp tục trong tương lai gần”.

Thời gian tới, Triều Tiên rất có thể sẽ duy trì chiến thuật này dưới thời chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người ủng hộ xích lại gần Bình Nhưỡng và viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên.

“Triều Tiên muốn dùng vũ khí hạt nhân của họ để có một vị thế tốt hơn cho việc giành viện trợ và “dọa” Hàn Quốc. Bình Nhưỡng sẽ gây sức ép đối với Chính phủ của Tổng thống Moon. Chu kỳ gây hấn-đàm phán-nhượng bộ sẽ tiếp tục”, ông Lee dự báo.

Quân sự - Triều Tiên: Tên lửa bắn đi, viện trợ nhận lại? (Hình 2).

Vũ khí Triều Tiên thực sự phát triển đến mức nào vẫn là một ẩn số.

 

Dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy, từ năm 1995-2008, nước này đã gửi 1,3 tỷ USD viện trợ không điều kiện cho Triều Tiên. Khoảng 60% số viện trợ này là lương thực, thực phẩm, phần còn lại là viện trợ nhiên liệu.

Gần đây hơn, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã gửi cho Triều Tiên 1 triệu USD viện trợ lương thực thông qua Liên Hiệp Quốc. Đợt viện trợ này diễn ra hồi tháng Một năm nay, trước khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền. Đây là đợt viện trợ nhân đạo đầu tiên của Mỹ cho Triều Tiên kể từ năm 2011, khi Washington viện trợ cho Triều Tiên 900.000 USD thông qua các tổ chức nhân đạo độc lập.

Tương tự Mỹ, Hàn Quốc cũng thường xuyên viện trợ cho Triều Tiên. Trong thời gian từ 1998-2007, Hàn Quốc viện trợ 7 tỷ USD cho Triều Tiên dưới dạng tiền mặt, thực phẩm, phân bón, thuốc men.

“Giảm căng thẳng và khiến Bình Nhưỡng lui lại đã trở thành tiêu chuẩn mà Seoul coi là thành công trong quan hệ liên Triều”, ông Lee nhận định.

Vào năm 2013, Seoul thông qua khoản 6 triệu USD viện trợ cho trẻ em Triều Tiên. Tháng trước, chính quyền Tổng thống Moon tuyên bố sẵn sàng trả 6 triệu USD để giúp Triều Tiên thực hiện một cuộc điều tra dân số, theo báo chí Hàn Quốc.

Với Trung Quốc, từ năm 2003 đến nay, nước này đã cung cấp cho Triều Tiên số viện trợ trị giá từ 1-1,5 tỷ USD. Báo The Korea Times (Hàn Quốc) và cổng tin tức Aboluowang (Hồng Kông) hồi tháng Năm cho biết Trung Quốc và Triều Tiên bắt đầu hội đàm bí mật từ tháng Tám năm ngoái. Hai bên đã thảo luận về những điều khoản chi tiết, nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Theo đó, Triều Tiên được cho là đã ra điều kiện: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga phải viện trợ tài chính vô điều kiện cho nước này số tiền 600 tỷ USD/năm trong 10 năm tới. Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ tạm ngừng phát triển công nghệ tên lửa và hạt nhân trong vòng 3 năm kể từ ngày ký kết thỏa thuận.

Ngay cả khi quan hệ Trung-Triều tỏ ra căng thẳng, Bắc Kinh vẫn cung cấp viện trợ cho Triều Tiên, nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình trong khu vực. Hơn bất kỳ ai, Bắc Kinh hiểu rằng, một cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên sẽ chỉ mang đến những bất lợi cho Trung Quốc. Nếu chiến tranh nổ ra ở nước láng giềng Triều Tiên, sẽ khó mà tránh khỏi sự gia tăng của quân đội Mỹ trong khu vực. Chưa kể, hàng triệu người tị nạn từ Triều Tiên sẽ vượt biên giới sang lãnh thổ Trung Quốc và gây nên áp lực lớn cho Bắc Kinh.       

Xem thêm >> Quyết định dừng tấn công Guam: Đằng sau nước cờ cao tay của Bình Nhưỡng

V.T.H

TT Trump "tung đòn hiểm" ép Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên?

Thứ 3, 15/08/2017 | 13:00
Ngày 14/8, Nhà Trắng vừa đưa ra một quyết định mà Trung Quốc cho rằng, Washington lấy đó làm công cụ gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên.

Lý do Triều Tiên bất ngờ gọi các Đại sứ ở nước ngoài về nước

Thứ 2, 14/08/2017 | 19:15
Nhiều đồn đoán cho rằng, cuộc họp của các đại sứ Triều Tiên là nhằm bàn về tình hình hiện nay sau khi Mỹ và Triều Tiên liên tục đưa ra những lời cảnh báo lẫn nhau. Cuộc họp có thể bàn các kế hoạch như chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa tiếp theo.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.