Trung Quốc phá cáp tàu thăm dò của Việt Nam

Trung Quốc phá cáp tàu thăm dò của Việt Nam

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
Sáng nay, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc, được sự yểm trợ của các tàu ngư chính, lao vào cắt cáp.

Theo VnExpress, sự việc xảy ra lúc 6h sáng nay tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết.

Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê, trong khi đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu.

Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê. Ảnh: PetroTime

Tàu cá Trung Quốc nói trên được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II.

Bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường.

Sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.

Sự việc xảy ra tại tọa độ 6 độ 47,5 phút bắc; 109 độ 17,5 phút kinh đông.

"Khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982", phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phương Nga khẳng định.

Không thể chấp nhận

Cũng theo VnExpress, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định, hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng". Hành động đó vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm tinh thần của Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS 1982, và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo hôm nay.

Vụ việc hôm nay xảy ra ngay sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam cũng trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam, đã "khiến tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng", bà Nga nói.

Bà Nga khẳng định khu vực xảy ra sự việc không phải là nơi có tranh chấp.

"Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực".

"Đây là điều Việt Nam không thể chấp nhận", bà Nga khẳng định.

Chiều nay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động cản phá nói trên của tàu Trung Quốc.

"Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm của phía Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế", bà Nga nói.

Việt Nam cũng đòi bồi thường thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Bà Nga cho biết thêm các cơ quan chức năng và các lực lượng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để bảo đảm các hoạt động kinh tế trong khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam diễn ra bình thường.

Tàu ngư chính 311 là một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily

Phép thử

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt

Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và thế giới. Tại hội nghị an ninh châu Á Thái bình dương diễn ra cuối tuần qua, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành một đề tài nóng. Các bên có tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông đều có các phát biểu đáng chú ý.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 ra trước diễn đàn an ninh, và yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã đưa ra vì hòa bình và ổn định trển Biển

Philippines tố cáo tàu của Trung Quốc liên tục quấy rối trên vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Trong khi đó đại diện Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng họ không đe dọa ai và ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Đại diện ngoại giao Việt Nam hôm nay, đồng quan điểm với lãnh đạo quốc phòng trong diễn đàn an ninh nói trên, nói Việt Nam mong muốn Trung Quốc sẽ thực hiện các cam kết mà Trung Quốc đã tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế.

Giới phân tích Việt Nam cũng như quốc tế nhận định rằng các hành động quấy rối liên tục này là phép thử của Trung Quốc nhằm đo đếm phản ứng của các bên tranh chấp, nhằm tiến tới hiện thực hóa yêu sách đường 9 khúc hay "đường lưỡi bò" vô lý của họ.

Báo chí nước ngoài bình luận vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam

Chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông Carl Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia bình luận trên tờ Finacial Times rằng việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam là sự thể hiện mức độ gây hấn ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với Việt Nam nói riêng và vùng Biển Đông nói chung.

"Trung Quốc ngang nhiên khẳng định chủ quyền bằng những hành động như vậy. Vụ chạm trán hôm 26/5 sẽ làm tăng sự bất an của những nước gần Trung Quốc tại Đông Nam Á, đối với các hành vi gây hấn ngày càng tăng trong vùng biển khu vực", chuyên giá Carl Thayer nói.

Các hãng tin lớn trên thế giới như Financial Times, AP, AFP, BBC, Bloomberg và báo chí trong khu vực đều đưa tin về sự kiện tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và thái độ phản đối kịch liệt của Hà Nội. Truyền thông quốc tế phân tích rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà có liên quan đến nhiều nước khác trong vùng Biển Đông.

Việc Trung Quốc đang ngày càng thể hiện sức mạnh trên Biển Đông đã gây căng thẳng với các nước láng giềng cũng như với Mỹ. AFP dẫn lời Tổng thống Aquino của Philippines nói về những vụ va chạm với Trung Quốc: "Khi những vụ việc như thế này xảy ra, chúng châm ngòi chạy đua vũ trang trong khu vực. Và khi chạy đua vũ trang tăng lên, liệu đó có phải là mối nguy cơ đưa đến xung đột tăng lên?".

Hôm 5/4 vừa qua, Philippines cũng gửi kháng thư ngoại giao lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đòi kiểm soát tới 80% Biển Đông và khẳng định rằng yêu cầu của Bắc Kinh "không có cơ sở trên phương diện luật pháp quốc tế".

Quan điểm về "đường lưỡi bò" của Philippines cũng giống Việt Nam. Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Việt Nam Nguyễn Duy Chiến hôm 29/5 nhấn mạnh: "Yêu sách đường lưỡi bò hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế nào cả. Nó trái với Công ước Luật Biển 1982 mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có VN và đã bị nhiều nước phản đối".

Báo chí khu vực Đông Nam Á cũng liên tục đưa ra các bài viết và bình luận sau khi Việt Nam bác bỏ quan điểm của Trung Quốc trong sự kiện ngày 26/5. Tờ The Nation của Thái Lan cho rằng các nước ASEAN và Trung Quốc "đã mệt mỏi vì không đạt được tiến triển cũng như một cơ chế phát triển chung, sau 15 năm ngoại giao lặng lẽ và kiên nhẫn trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông".

Tờ Daily Inquirer của Philippines thì cho biết giới chức quốc phòng nước này đang họp bàn cách tăng cường lực lượng quân sự trước những hành động mới đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói, ông muốn ASEAN có sự tham gia nhiều hơn nữa trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Một tờ báo khác của Philippines là Philstar hôm 30/5 còn dẫn tuyên bố của Thượng nghị sĩ nước này là Miriam Defensor-Santiago cho rằng Trung Quốc đang cố chèn ép Philippines và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên khổng lồ ở Biển Đông.

Bangkok Post của Thái Lan thì nhận định "những cơn gió mới lại đang quét qua chính trị Biển Đông sau một thời gian yên tĩnh. Theo đó cần có sự hợp tác xuyên biên giới, và cả may mắn nữa, để tránh xảy ra xung đột.

Theo Vnexpress.net

Cùng chuyên mục

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.