Truyền thuyết linh thiêng về di tích Hổ Quyền, điện Voi Ré ở Huế

Truyền thuyết linh thiêng về di tích Hổ Quyền, điện Voi Ré ở Huế

Thứ 4, 20/05/2015 | 15:13
0
Xưa kia, Hổ Quyền là đấu trường giữa voi và hổ, còn điện Voi Ré là nơi thờ những chú voi chiến đã xông pha trận mạc. Ngày nay, đây là nơi du khách tới tham quan, tìm hiểu về những nét bí ẩn, độc đáo.

Nằm cách trung tâm TP Huế (Thừa Thiên - Huế) chừng 5km, hai chứng tích Hổ Quyền và Voi Ré (còn gọi là Long Châu Miếu - PV) nằm lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ thuộc khu vực Long Thọ, phường Thủy Biều, TP Huế. Đây là hai địa danh độc đáo thuộc quần thể di tích Cố đô Huế , hàng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến du ngoạn, tìm hiểu.

Truyền thuyết kể lại rằng, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, trong một trận giao tranh với quân đội Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong đã hy sinh giữa trận. Đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng này đã tháo chạy một quãng đường dài hàng trăm dặm từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân. Khi đến địa điểm phía Đông của đồi Long Thọ, nó đã rống lên một tiếng dữ dội vang trời như một sự phẫn uất, đau thương cùng cực rồi ngã quỵ xuống đất và chết.

Cảm động trước sự trung thành của một con vật có nghĩa linh thiêng, người dân địa phương đã làm lễ an táng và xây mộ để thờ phụng rất trang nghiêm. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn.

Xã hội - Truyền thuyết linh thiêng về di tích Hổ Quyền, điện Voi Ré ở Huế

Cổng Tam quan điện Voi Ré

Cụ Nguyễn Hữu Vinh (75 tuổi), trú tại khu vực Long Thọ, phường Thủy Biều (TP Huế) cho biết: “Thực chất, di tích điện Voi Ré không có chứng tích rõ ràng mà chỉ nghe kể lại từ truyền thuyết . Theo đó, có người cho rằng, điện Voi Ré được xây dựng từ thời vua Quang Trung và vua Gia Long, nhưng thực chất hai vị vua này đánh giặc không đánh bằng voi. Người khác lại cho rằng, điện được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Hoàng, nhưng khi chúa Nguyễn vào miền Trung thì đóng đô tại Quảng Trị và sau khi dời đô vào Huế thì đóng tại Phước Yên, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế)".

Cùng chuyên mục

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ GTVT không đồng ý đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng của Bamboo Airways

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:24
Bộ GTVT cho rằng đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất của Bamboo Airways là chưa phù hợp với quy hoạch.

Các phương tiện đi qua cầu vượt nút giao Mai Dịch từ 6/5 cần lưu ý gì?

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:22
Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo phương án tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lưu thông qua nút giao Mai Dịch, từ ngày 6/5.

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.