Việt Nam nhập gần 30 tỷ USD hàng Trung Quốc trong năm 2013

Việt Nam nhập gần 30 tỷ USD hàng Trung Quốc trong năm 2013

Thứ 6, 20/12/2013 | 13:33
0
Chỉ trong vòng 10 năm, Việt Nam nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc tăng gần 100 lần. Theo dự báo của Bộ Công Thương, với kim ngạch nhập khẩu trên dưới 3 tỷ USD/tháng như hiện nay, chắc chắn, lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam đến cuối năm 2013 dự báo đạt khoảng 30 tỷ USD.

Vì sao "thượng vàng, hạ cám" đều là hàng Trung Quốc?!

Không chỉ nhập các linh kiện, thiết bị máy móc mà nước ta còn nhập cả những vật dụng đơn giản như bóng bay, kim chỉ, kẹp tóc, dây chun... rồi đến thực phẩm như hành tỏi, rau củ quả... từ Trung Quốc. Tại các chợ lẻ, chợ đêm, cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ, thậm chí đến siêu thị, khu du lịch, từ thành phố đến nông thôn, miền núi đến ven biển, gần như tất cả các loại hàng trong cuộc sống, dù ở đâu cũng có thể bắt gặp nhãn mác made in China với đủ kiểu dáng, mẫu mã.

Dạo quanh khu chợ sầm uất nhất Hà thành là Đồng Xuân, tất cả hàng hóa của các khu vực chuyên biệt từ quần áo, túi xách, giày dép, hàng khô đến nông sản... phần lớn đều được nhập từ Trung Quốc. Khảo sát tại nhiều cửa hàng kinh doanh các loại hàng khác nhau, phóng viên phải "đỏ mắt" để tìm một món đồ mang mác của Việt Nam, hàng Trung Quốc bán tại chợ Đồng Xuân chiếm đến gần 90%.

Một tiểu thương tên Linh, chuyên bán các loại đồ chơi trẻ em ở cho biết: "Hầu hết số hàng tôi nhập chủ yếu là Trung Quốc, từ túi, dây chun buộc tóc, thiệp chúc mừng, gôm tẩy, búp bê, kim chỉ, cúc áo quần...". Theo tiểu thương này, hàng Trung Quốc không chỉ giá rẻ, mẫu mã đẹp mà còn nhỏ gọn và rất dễ gọi hàng. Không chỉ riêng cửa hàng của tôi mà hầu hết các sạp tại chợ này đều ưu tiên nhập hàng Trung Quốc. Hàng Việt có rất ít, bởi giá cả và mẫu mã đều không bằng hàng Trung Quốc. Ví dụ như một con búp bê, nếu của Trung Quốc giá chỉ 50.000 ngàn đồng thì hàng trong nước phải 200.000 - 300.000 đồng. Đã vậy, kiểu dáng của hàng Việt Nam lại rất đơn điệu, không bắt mắt".

Tài chính - Ngân hàng - Việt Nam nhập gần 30 tỷ USD hàng Trung Quốc trong năm 2013

Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt.

Không chỉ ở những mặt hàng trên, mà ngay cả nông sản, thực phẩm tại khu chợ đầu mối tại Hà Nội, hàng Trung Quốc cũng tràn ngập. Theo số liệu từ các cơ quan chức năng, các loại rau củ quả như hành, tỏi, khoai tây, gừng, chanh, nho, táo, lê xuất xứ từ Trung Quốc tăng trên 25% so với cùng kỳ năm 2012. Tại khu vực hàng khô, hành tỏi, gừng Trung Quốc được người bán ở chợ Phùng Khoang (Từ Liêm, Hà Nội) bày bán la liệt. Không giấu giếm nguồn gốc xuất xứ về hàng mình bán, chủ sạp hàng tên Thanh Bình, cho biết: "Cửa hàng của tôi bán hành, tỏi, gừng chủ yếu của Trung Quốc.

Giá hàng Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với hàng trong nước. Ví dụ, tỏi khô của Trung Quốc to, tròn, bóng đẹp và có giá chỉ 25.000 đồng/kg, thì hàng Việt Nam có giá đắt gấp nhiều lần từ 50.000 - 100.000 đồng/kg". Ghé một cửa hàng tạp hóa lớn nằm trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), phóng viên lựa chọn 10 mặt hàng ngẫu nhiên bày bán tại đây, thì cả 10 hàng này đều có nhãn mác made in China. Khi hỏi mua một bình sữa của trẻ em, chủ cửa hàng đưa cho chúng tôi 3 mẫu bình nhưng tất cả đều của Trung Quốc.

Báo động hàng Trung Quốc đội lốt Made in Viet Nam

Một cán bộ quản lý thị trường (xin được ẩn tên) thừa nhận: Hiện nay, hàng nhập lậu Trung Quốc đội lốt Việt Nam đang tràn ngập khắp các chợ không những vùng biên mà ngay cả ở thành thị, các vùng nông thôn. Hàng hóa ruột Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam bây giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu. Điều này đã được cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) phát hiện, bắt giữ với những con số cụ thể như: Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM xử lý 3 vụ, trong đó 2 vụ dùng bột ngọt Trung Quốc đóng gói nhãn hiệu Ajinomoto, thu giữ 251kg bột ngọt, phạt vi phạm hành chính 38 triệu đồng; 1 vụ dây curoa sản xuất Trung Quốc ghi nhãn ADR (An Dong Rubber) của công ty cao su An Đông, thu giữ 678 sợi curoa, phạt vi phạm hành chính 45 triệu đồng. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh bắt giữ khoảng 1 tấn hàng gồm xúc xích, thịt bò xiên, bánh kẹo, đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc dán nhãn hàng Việt Nam.

Cuối tháng 11 vừa qua, các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vừa liên tiếp bắt giữ gần 700 lọ hóa mỹ phẩm cùng gần 200kg xúc xích, chả cá Trung Quốc nhập lậu vào thị trường nội địa. Các lực lượng chức năng của TP. Hà Nội cũng phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thực phẩm, nội tạng động vật đã bốc mùi hôi thối nghi là từ Trung Quốc đang được vận chuyển vào nội địa.

Cũng theo vị cán bộ quản lý thị trường này, việc hàng Trung Quốc đội lốt mác Việt Nam là lỗi của tư thương, người kinh doanh Việt. Tất nhiên, lỗi của các cơ quan chức năng cũng không hề nhỏ. Biết có sự việc đó xảy ra nhưng không ngăn chặn kịp thời, để cho tình trạng đó ngày càng phát triển và tinh vi hơn là điều nhức nhối. Ngoài ra, còn có một chuyện mà không thể chấp nhận được là, doanh nghiệp Việt Nam muốn lãi nhiều, đã sang một số địa phương ở Trung Quốc, đặt hàng, chất lượng kém, sau đó mang về Việt Nam, dán mác made in Việt Nam để lừa chính người tiêu dùng của mình, thu lợi nhuận lớn. Đây mới thực sự là điều khủng khiếp.

Sẽ tạo ra kênh thất thoát ngoại tệ cực lớn!

Trao đổi về con số nhập siêu hàng Trung Quốc tăng 100 lần trong vòng 10 năm qua, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bày tỏ nhiều lo ngại về những hệ quả xấu đối với nền kinh tế như: Sẽ bị phụ thuộc quá nhiều; hàng hóa thực phẩm tràn vào nhưng không được kiểm soát về chất lượng; làm ảnh hưởng tới nền sản xuất trong nước, dẫn tới nhiều hậu quả khó lường.

Theo chuyên gia kinh tế Minh Phong thì, mặc dù nhập khẩu lớn từ nước láng giềng, chủ yếu là hàng trung gian phục vụ sản xuất nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ tạo ra kênh thất thoát ngoại tệ cực lớn. "Hiện nước ta đang nỗ lực xuất siêu sang nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU... nhưng nếu thâm hụt lớn trong cán cân thương mại với Trung Quốc thì có thể phần nhập siêu đạt được này sẽ bị ăn hết", ông Phong nói.

Đề xuất giải pháp để cải thiện tình trạng này, ông Phong cho rằng, điều quan trọng nhất là chúng ta cần luật hóa hoạt động mua bán 2 bên để tăng cường yếu tố pháp lý, bảo vệ người dân, doanh nghiệp Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra. Cần phải thiết lập hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt và tuyên truyền, vận động người dân không vận chuyển hàng lậu. Các hiệp hội doanh nghiệp lưu ý không tiếp tay cho việc buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng độc hại.

"Hiện nay nhiều tiểu thương Việt Nam bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt là vi phạm đạo đức kinh doanh, ở đây có trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường. Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng cần có những chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích người dân, doanh nghiệp buôn bán chính thống để kiểm soát hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm... cũng là giải pháp cần quan tâm", ông Phong nói.   

Ong Lý - Quỳnh Chi

Lý giải nguyên nhân hàng Trung Quốc giá rẻ tại Việt Nam

Thứ 6, 27/09/2013 | 09:52
Tham gia những chuyến xe chở nông sản đi Trung Quốc rồi chở ngược hàng hóa từ bên kia biên giới về Việt Nam, chúng tôi hiểu vì sao hàng Trung Quốc lại có giá rẻ đến như vậy.rn

Hàng Trung Quốc chiếm hơn 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước

Thứ 7, 09/11/2013 | 08:26
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, hàng hóa Trung Quốc chiếm hơn 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Nhà hàng Trung Quốc gỡ tấm biển miệt thị người Việt

Thứ 6, 01/03/2013 | 08:12
Chủ cửa hàng Bắc Kinh đang gây làn sóng phẫn nộ quốc tế hôm nay đã quyết định tháo tấm biển sặc mùi kỳ thị, tuy nhiên vẫn khăng khăng không chịu mở lời xin lỗi.

Ngân hàng Trung Quốc phát hoảng với 'đại gia tiền lẻ'

Thứ 6, 18/01/2013 | 08:36
Ngân hàng thành phố Trịnh Châu sẽ phải dành đến hơn nửa tháng mới có thể đếm hết số tiền 16,2 vạn tệ (khoảng 540 triệu đồng) vì toàn là tiền lẻ.

Đại gia Trung Quốc 'mốt' thuê phụ nữ Mỹ đẻ con

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:27
Giới thượng lưu Trung Quốc thường thuê những người phụ nữ Mỹ đẻ thay mình với giá 120.000 USD cho mỗi đứa trẻ.

5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nên tránh

Thứ 5, 19/09/2013 | 12:25
Những vụ tai tiếng về thực phẩm Trung Quốc là đề tài nóng bỏng của giới truyền thông trong những năm qua. Từ hoá chất chết người melamine có trong sữa đến mật ong độc hại, Trung Quốc từ lâu đã cho phép thực phẩm chứa độc tố (và những sản phẩm xuất khẩu nguy hiểm khác) vượt quá giới hạn.

Lý giải nguyên nhân hàng Trung Quốc giá rẻ tại Việt Nam

Thứ 6, 27/09/2013 | 09:52
Tham gia những chuyến xe chở nông sản đi Trung Quốc rồi chở ngược hàng hóa từ bên kia biên giới về Việt Nam, chúng tôi hiểu vì sao hàng Trung Quốc lại có giá rẻ đến như vậy.rn

Hàng Trung Quốc chiếm hơn 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước

Thứ 7, 09/11/2013 | 08:26
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, hàng hóa Trung Quốc chiếm hơn 27,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Nhà hàng Trung Quốc gỡ tấm biển miệt thị người Việt

Thứ 6, 01/03/2013 | 08:12
Chủ cửa hàng Bắc Kinh đang gây làn sóng phẫn nộ quốc tế hôm nay đã quyết định tháo tấm biển sặc mùi kỳ thị, tuy nhiên vẫn khăng khăng không chịu mở lời xin lỗi.

Ngân hàng Trung Quốc phát hoảng với 'đại gia tiền lẻ'

Thứ 6, 18/01/2013 | 08:36
Ngân hàng thành phố Trịnh Châu sẽ phải dành đến hơn nửa tháng mới có thể đếm hết số tiền 16,2 vạn tệ (khoảng 540 triệu đồng) vì toàn là tiền lẻ.

Đại gia Trung Quốc 'mốt' thuê phụ nữ Mỹ đẻ con

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:27
Giới thượng lưu Trung Quốc thường thuê những người phụ nữ Mỹ đẻ thay mình với giá 120.000 USD cho mỗi đứa trẻ.

5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nên tránh

Thứ 5, 19/09/2013 | 12:25
Những vụ tai tiếng về thực phẩm Trung Quốc là đề tài nóng bỏng của giới truyền thông trong những năm qua. Từ hoá chất chết người melamine có trong sữa đến mật ong độc hại, Trung Quốc từ lâu đã cho phép thực phẩm chứa độc tố (và những sản phẩm xuất khẩu nguy hiểm khác) vượt quá giới hạn.
Cùng chuyên mục

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển: Quyết đưa nợ xấu về dưới 2%

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:19
Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết, đặt mục tiêu nợ xấu dưới 2,7% năm 2024 là khiêm tốn nhưng đảm bảo tính khả thi chứ không phải đánh bóng sự thật.

Giá trị thanh toán qua QR code tăng 12 lần trong 2 tháng đầu năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:26
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm 2024 thanh toán qua phương thức QR code tăng 846% về số lượng và 1.146% về giá trị.

Khối ngoại mạnh tay "xả hàng" hơn 400 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:53
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp với giá trị 466 tỷ đồng, những mã bị đẩy bán mạnh là quỹ FUEVFVND, DIG, quỹ FUESSVFL và mạnh tay mua ròng MWG.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Agribank Điện Biên: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giải bài toán vốn

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Agribank chi nhánh Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế dưới vai trò “bà đỡ” về tài chính trên mảnh đất anh hùng này.

Lăng kính chứng khoán 25/4: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường.

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.