Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch?

Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch?

Lê Mạnh Quốc
Thứ 3, 14/12/2021 | 14:33
0
Vietnam Airlines đang xây dựng phương án tái cơ cấu tổng thể trong giai đoạn 2021-2025 trên mọi lĩnh vực hoạt động để thoát khỏi "vũng lầy" do đại dịch gây ra.

Ngày 14/12, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2021 để xin ý kiến cổ đông về một số nội dung, nổi bật trong đó là phương án tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên mọi lĩnh vực hoạt động.

Tham dự Đại hội có dại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước và các đối tác, cổ đông hiện hữu của Vietnam Airlines.

7 nhóm giải pháp tái cơ cấu toàn diện 

Trong tờ trình gửi lên ĐHĐCĐ, Vietnam Airlines cho biết đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn bộ kế hoạch khai thác và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm cho tiềm lực tài chính Công ty mẹ bị suy giảm, các cân đối tài chính bị thay đổi đột ngột theo chiều hướng tiêu cực.

Những thiệt hại do đại dịch gây ra cùng với những biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh là yêu cầu cấp bách đòi hỏi Vietnam Airlines phải thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực và được thực hiện có lộ trình, triển khai trên toàn hệ thống từ Công ty mẹ đến các doanh nghiệp thành viên để vượt qua khó khăn, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 kéo dài. 

Năm 2020 Vietnam Airlines đã cắt giảm được 5.129 tỷ đồng, trong đó chi phí nhân công là 1.775 tỷ đồng, và dự kiến cắt giảm, tiết kiệm khoảng 6.000 tỷ đồng trong năm 2021. 

Vietnam Airlines cho biết trong thời gian qua công ty đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp tự thân, bao gồm tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo diễn biến thị trường và dịch bệnh, tận dụng mọi cơ hội để tăng nguồn thu và dòng tiền, cắt giảm chi phí… 

Phát biểu về định hướng tái cơ cấu tổng thể hãng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021 - 2025 tại Đại hội, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines nhấn mạnh phương án tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp là nội dung thu hút sự quan tâm lớn của các cổ đông, được kỳ vọng là giải pháp trọng tâm giúp Vietnam Airlines nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, dần phục hồi và sẵn sàng nguồn lực phát triển sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo đó, phương án tái cơ cấu trong giai đoạn 2021-2015, được Vietnam Airlines xây dựng tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm 7 nhóm giải pháp, cụ thể như sau: 

Thứ nhất, tái cơ cấu đội bay: Vietnam Airlines thực hiện đàm phán với các bên cho thuê tàu bay để giãn, hoãn tối đa thời hạn thanh toán tiền thuê, giảm tiền thuê gắn liền với gia hạn thời gian thuê, đàm phán đẩy lùi lịch nhận các tàu bay mới, huỷ một số hợp đồng các tàu bay chưa nhận.  

Thứ hai, tái cơ cấu tài sản thông qua thực hiện thanh lý các tàu bay cũ và thực hiện bán và thuê lại máy bay để đổi mới đội tàu bay thân hẹp.  

Thứ ba, tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo công ty có nguồn vốn hợp lý, phù hợp với quy mô kinh doanh, thích nghi với tình hình hình mới; đồng thời, Vietnam Airlines huy động nguồn vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý thông qua các kênh: phát hành trái phiếu, vay thương mại từ các tổ chức tín dụng trong nước. Công ty cũng sẽ thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ vay dài hạn hiện có, giãn hoãn trả nợ vay sang các năm sau để giảm áp lực trả nợ vay.

Kinh tế vĩ mô - Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch?

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines phát biểu tại Đại hội. 

Thứ tư, tái cơ cấu danh mục đầu tư và các doanh nghiệp thành viên (DNTV): công tác tái cơ cấu các DNTV bao gồm chuyển nhượng vốn, cổ phần hoá, bán một số danh mục đầu tư để Vietnam Airlines có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ cho ngành hàng không; đồng thời hãng cũng có thể bổ sung thu nhập, bù đắp lỗ luỹ kế và dòng tiền cho công ty mẹ, thu hút nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của các DNTV.  

Thứ năm, tái cơ cấu tổ chức: Vietnam Airlines sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn hơn, giảm các tầng trung gian, rà soát và sắp xếp lại lao động; điều chỉnh lại quy chế, quy trình thực hiện công việc, đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động; thực hiện loại bỏ, thu hẹp hoặc hợp nhất những bộ phận không hoặc chưa phù hợp trong tình hình mới. 

Thứ sáu, tái cơ cấu danh mục đất và tài sản trên đất: Vietnam Airlines rà soát xây dựng phương án sử dụng đất và tài sản trên đất để quản lý tập trung, thống nhất gắn với hoạt động kinh doanh của công ty; đảm bảo hiệu quả và tuân thủ quy định Nhà nước. 

Thứ bảy, tái cơ cấu đổi mới quản trị doanh nghiệp: Vietnam Airlines triển khai đổi mới năng lực quản trị điều hành trên mọi lĩnh vực trên toàn hệ thống, tập trung đẩy mạnh ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 

‘Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Tổng công ty sẽ triển khai tái cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian và tái cơ cấu đổi mới quản trị doanh nghiệp thông qua đổi mới năng lực quản trị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số”, ông Hòa nhấn mạnh.

Đặt mục tiêu duy trì vốn chủ sở hữu dương 

Trả lời các câu hỏi về tình hình kinh doanh của cổ đông tại Đại hội, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho biết ảnh hưởng của đại dịch với ngành hàng không năm 2021 là lớn hơn rất nhiều so với năm 2020. 

“Tính tới thời điểm này, khả năng phục hồi của thị trường chậm hơn rất nhiều so với dự báo, theo đó, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines nói riêng và ngành hàng không nói chung là rất xấu”, ông Hiền cho biết.

Tuy nhiên ông Hiền cũng cho nói rằng bằng những nỗ lực tự thân, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines năm 2021 tốt hơn nhiều so với kế hoạch lỗ 12.907 tỷ đồng đề ra trước đó.

"Hãng hàng không đang tích cực đạt các chỉ tiêu tốt nhất có thể và giảm tối đa lỗ. Ông Hiền cho biết dòng tiền chắc chắn rất khó khăn. Gói hỗ trợ 12.000 tỷ của Chính phủ đã giải ngân 60%, rất kịp thời, giúp Vietnam Airlines vượt qua trạng thái mất khả năng thanh toán".

Kinh tế vĩ mô - Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch? (Hình 2).

Sau khi tăng vốn gần 8.000 tỷ vào quý III, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đã chuyển từ âm sang dương. 

Về câu hỏi sự hiệu quả của gói hỗ trợ, ông Trần Thanh Hiền nhấn mạnh gói 12.000 tỷ chỉ giúp giải quyết những vấn đề của năm 2020, không giải quyết những khó khăn sau đó.

Riêng phương án phục hồi tài chính, ông Hiền chia sẻ Vietnam Airlines đang trong quá trình xây dựng, sẽ công bố trong thời gian thích hợp. Các phương án thanh lý tài sản, danh mục, huy động vốn sẽ được tính toán, triển khai đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau. Mục tiêu tái cơ cấu là đảm bảo thanh khoản vượt qua đại dịch, giảm tối đa lỗ luỹ kế và không âm vốn chủ.

Sau khi tăng vốn gần 8.000 tỷ vào quý 3, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đã chuyển từ âm sang dương. Ông Hiền cho biết, Vietnam Airlines đặt mục tiêu duy trì tình hình tài chính tốt nhất có thể và vốn chủ sở hữu dương khi kết thúc năm 2021.

Thị trường hàng không vẫn...khó

Tại Đại hội, trả lời câu hỏi về kế hoạch phục hồi thị trường hàng không, ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết nhu cầu thị trường hàng không nội địa vẫn ở mức yếu do ảnh hưởng của Covid-19.

"Những lần phục hồi trước kia, hệ số sử dụng ghế nhanh chóng đạt mức 95 – 96%; nhưng hiện nay hệ số sử dụng ghế tăng trưởng chậm hơn kể cả những đường bay lớn như Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạt mức 62 – 65%", ông Hà cho biết

Bên cạnh đó, theo Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, nhu cầu yếu của hàng không nội địa còn thể hiện ở mức giá vé trung bình giảm 15% so với năm 2020 và giảm 35% so với năm 2019.

Đối với vận tải hàng không quốc tế, ông Hà cho biết hiện nay Chính phủ đã đồng ý và đang xây dựng kế hoạch để mở đường bay từ 1/1/2022. Hiện nay, giá trị chỉ đạt chưa đầy 2% so với mức trước đại dịch.

Đối với vận tải hàng hoá, tổng sản lượng vẫn được giữ ổn định. Ông Hà cho biết năm 2021 Vietnam Airlines đạt doanh thu vận tải hàng hoá xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, thị phần khai thác hàng hoá đi và đến Việt Nam ở mức dẫn đầu so với các hãng hàng không khác.

Thời gian tới, Vietnam Airlines tập trung vào khai thác vận tải hàng hoá, xây dựng mảng vận tải hàng hoá thành bộ phận tự cân đối thu chi và tiến tới thành lập hãng hàng không riêng.

Cũng tại đại hội, Vietnam Airlines trình cổ đông phương án kiện toàn HĐQT và Ban Kiểm soát. Cụ thể, bầu lại thành viên HĐQT đối với ông Tạ Mạnh Hùng, người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty, nhiệm kỳ 5 năm. Đồng thời, Vietnam Airlines cũng bầu ông Đinh Việt Tùng, phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC, người đại diện phần vốn của SCIC tại Vietnam Airlines làm thành viên HĐQT HVN, bầu ông Trương Văn Phước làm thành viên độc lập HĐQT.

Với Ban Kiểm soát, đại hội đã miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát đối với ông Nguyễn Thanh Tùng do có đơn từ nhiệm, đồng thời, bầu bà Nguyễn Thị Hồng Loan, phó Trưởng Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC làm thành viên Ban Kiểm soát.
 

Cạn kiệt dòng tiền, DN hàng không muốn được vay vốn lãi suất 0%

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:41
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không vừa kiến nghị cho các hãng hàng không vay gói tái cấp vốn 4.000-6.000 tỷ đồng, lãi suất 0% như đã thực hiện với Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines vẫn có nguy cơ đối mặt với "án" huỷ niêm yết

Thứ 7, 27/11/2021 | 16:43
Vietnam Airlines tạm thoát cảnh lỗ âm vốn chủ sở hữu sau khi tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng lên 22.144 tỷ đồng và trông đợi vào kết quả kinh doanh năm 2022.

Vietnam Airlines lỗ âm vốn chủ, cổ phiếu vào diện kiểm soát

Thứ 5, 28/10/2021 | 06:45
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát, chỉ được giao dịch phiên chiều từ ngày 3/11 tới đây.
Cùng tác giả

Thông xe toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/6

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ GTVT đang đốc thúc Ban Quản lý dự án, các doanh nghiệp thi công cao tốc Diến Châu - Bãi Vọt hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án vào 30/6.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Cảng container Cái Mép được cho phép đón tàu hơn 214.000 DWT giảm tải

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:07
Sau 4 năm thử nghiệm, Bộ GTVT đã chính thức chấp thuận cho CMIT tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.

Bộ GTVT ủng hộ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư cao tốc Phủ Lý - Nam Định

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ GTVT cho rằng việc Thủ tướng giao UBND tỉnh Nam Định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định là có cơ sở.

Quảng Ninh dẫn đầu về Chỉ số Xanh cấp tỉnh, Hà Nội "đội sổ" top 30

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:52
Có 3 trong tổng số 5 thành phố trực thuộc Trung ương góp mặt trong top 10 địa phương xếp hạng Chỉ số Xanh cấp tỉnh cao nhất bao gồm: Đà Nẵng, Tp.HCM và Hải Phòng.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.