Vượt khó, tận dụng lợi thế để đạt mục tiêu xuất khẩu tôm năm 2023

Vượt khó, tận dụng lợi thế để đạt mục tiêu xuất khẩu tôm năm 2023

Thứ 5, 09/03/2023 | 07:00
0
Mặc dù việc xuất khẩu tôm năm 2023 được dự báo gặp nhiều khó khăn nhưng ngành tôm vẫn phấn đấu đạt con số xuất khẩu là 4,3 tỷ USD như Bộ NN&PTNT đã đưa ra.

Xuất khẩu tôm năm 2023 đối mặt nhiều khó khăn

Ngày 3/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2023 để nhìn lại kết quả năm 2022 và thảo luận nhằm tìm giải pháp để phát triển ngành tôm nước lợ năm 2023.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2022, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam đạt 737.000 ha, cơ bản không tăng so với năm 2021. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú ước đạt 622.000 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ước đạt 115.000 ha. Sản lượng tôm nước lợ ước đạt 745.000 tấn, trong đó, sản lượng tôm sú đạt 271.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 474.000 tấn.

Năm 2022, ngành tôm có sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đáng kể. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,1 - 4,2 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2021 là một điểm sáng đáng chú ý.

Theo kế hoạch sản xuất tôm năm 2023, diện tích nuôi tôm cả nước đạt 750.000 ha, kim ngạch xuất khẩu tôm phấn đấu đạt trên 4,3 tỷ USD.

Nhận định về phát triển ngành tôm năm 2023, các cơ quan chuyên môn và địa phương dự báo năm 2023, ngành tôm Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm năm 2022 đạt mức kỷ lục là nhờ vào đơn hàng gối từ năm 2021 do Covid-19 bị đình lại, giá tôm tăng, nỗ lực lớn của các doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều khó khăn.

Xuất khẩu tôm năm 2022 sang 108 thị trường thay vì 103 như năm 2021, trong đó xuất khẩu sang 9 thị trường chính chiếm hơn 97% tổng giá trị.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin: Xuất khẩu tôm năm 2023 của nước ta sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn với Ecuador và Ấn Độ. Bên cạnh đó, giá tôm nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm dần từ nửa cuối năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi nguồn cung toàn cầu tăng lên khoảng 6 triệu tấn.

Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu trong nước lại có xu hướng tăng dẫn đến khả năng huy động nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu rất khó khăn.

Ngoài ra, với tồn kho còn lớn, nhập khẩu tôm của Mỹ chưa thể phục hồi trong nửa đầu năm 2023. Nhu cầu vẫn sẽ tập trung nhiều hơn vào tôm size nhỏ, lợi thế nghiêng vể Ecuador vì nguồn cung tôm dồi dào hơn và lợi thế về vị trí địa lý.

"Xuất khẩu tôm trong năm 2023 sẽ rất khó khăn bởi nguồn cung của thế giới đang tăng và có xu hướng giá giảm. Từ đó, dự báo nhu cầu thị trường sẽ hồi phục từ quý 2/2023 trong xu hướng giá thấp hơn năm 2022", ông Hòe nhận định.

Theo ông Hòe, vấn đề nguồn nguyên liệu là yếu tố sống còn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải xem lại xu hướng thị trường để thay đổi cơ cấu sản phẩm.

Bên cạnh đó, có thể thiết lập các vùng nuôi riêng để chủ động nguồn tôm và giá cả. Doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và xuất khẩu sản phẩm mang tính chất đặc thù của Việt Nam, như tôm rừng, tôm lúa, tôm quảng canh, sinh thái…

Đồng quan điểm, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cho rằng, chi phí vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thu ý và con giống cao trong khi giá sản phẩm giảm cũng khiến người nuôi e ngại thả nuôi. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc cung cấp nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

"Chắt chiu" từng lợi thế

Dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2023, các doanh nghiệp ngành tôm vẫn nỗ lực để phát triển hơn so với năm 2022.

Để làm được điều này, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Thủy sản 2017, đặc biệt là quan tâm triển khai đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cả tôm sinh thái.

Cùng với việc thực thi Luật Thủy sản trong nuôi tôm, Bộ NN&PTNT cũng triển khai nhiều đề án liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Kinh tế - Vượt khó, tận dụng lợi thế để đạt mục tiêu xuất khẩu tôm năm 2023

Ngành tôm phấn đấu đạt con số xuất khẩu là 4,3 tỷ USD như Bộ NN&PTNT đã đưa ra vào đầu năm 2023.

Cụ thể, các địa phương thực hiện tập trung ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng tôm, ưu tiên phát triển ngành tôm nước lợ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Các đơn vị, doanh nghiệp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp hiệu quả cho người nuôi tôm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, con tôm Việt Nam vốn được khách hàng thế giới ưa chuộng và lựa chọn. Do đó, con tôm Việt tăng ưu thế khi được cấp mã số vùng nuôi, các chứng chỉ chất lượng như VietGAP, GlobalGAP… cũng là một lợi thế trong cạnh tranh.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết Bộ NN&PTNT đã đề nghị các doanh nghiệp, người nuôi tôm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản, về an toàn thực phẩm, về thú y... Trước mắt, khẩn trương thực hiện đăng ký đối tượng nuôi chủ lực theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong điều kiện khó khăn như hạn hán, xâm nhập mặn, biến động môi trường dẫn đến dễ phát sinh dịch bệnh, giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường xúc tiến thương mại đối với tiêu thụ nội địa, nhân rộng các hình thức nuôi có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ASC... Tuân thủ các quy định về sử dụng chất cấm, thuốc, hóa chất trong nuôi tôm, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Ngành tôm xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong điều kiện khó khăn như hạn hán, xâm nhập mặn, biến động môi trường dẫn đến dễ phát sinh dịch bệnh, giá vật tư đầu vào tăng cao.

Cùng những lợi thế nhỏ từ vùng nguyên liệu, các chính sách khuyến khích người nuôi tôm và doanh nghiệp tạo sản phẩm tôm chất lượng, các hiệp định thương mại tự do vẫn luôn là một lợi thế cạnh tranh cho con tôm Việt, để có thể lưu thông hàng hóa trong điều kiện biến động giá liên tục hiện nay.

Các chuyên gia ngành thủy sản cho rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực đã dần loại bỏ thuế nhập khẩu cho phần lớn hàng hóa của Việt Nam; trong đó, có các sản phẩm tôm. Đây là cơ sở pháp lý, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư lành mạnh, công bằng tại các nước châu Âu.

Phát huy thế mạnh tôm sinh thái

Tôm Việt thành công tiến thẳng vào các thị trường khó tính một phần cũng nhờ vào các sản phẩm tôm lúa, tôm sinh thái, hữu cơ. Vì vậy, trong chiến lược phát triển ngành hàng tôm, con tôm sinh thái vẫn chiếm một vai trò quan trọng và chất lượng vượt trội.

Con tôm sinh thái phát triển chủ yếu ở những khu vực có rừng ngập mặn. Tại đây, người nuôi tôm chỉ thả giống, kiểm tra thời tiết, lấy nước tạo độ mặn thích hợp cho con tôm sinh trưởng.

Nói đến tôm sinh thái, không thể không nhắc đến Cà Mau. Đây là địa phương có diện tích tôm sinh thái rừng lớn nhất cả nước, mà đi đầu tại địa phương là Công ty cổ phần Minh Phú, tiếp đến là Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Camimex Cà Mau và Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Seaprimexco Năm Căn.

Theo ông Lâm Thái Xuyên, cán bộ kỹ thuật chăm sóc tôm rừng của Minh Phú, hiện Minh Phú đã xây dựng vùng nguyên liệu tôm sinh thái tại huyện Ngọc Hiển với diện tích hơn 10.000ha, chiếm tỉ lệ 50% diện tích tôm sinh thái của huyện Ngọc Hiển.

Qua thời gian hoàn tất thủ tục, hồ sơ pháp lý, đã có 9.300ha tôm sinh thái được cấp chứng nhận hữu cơ như EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, Mangroves Shrimp và Seafood Watch Green.

Với lợi thế về thủ tục pháp lý, cũng như các chứng nhận hữu cơ dành cho con tôm sinh thái Cà Mau, con tôm sinh thái đã được nhiều thị trường đón nhận và có dấu hiệu cạnh tranh tích cực.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, cho biết con tôm sinh thái Cà Mau đã thâm nhập thị trường châu Âu, Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường này tăng với con số 41% tại châu Âu, 85% tại Australia, 23% tại Canada, Hàn Quốc tăng 14% và Nhật Bản tăng 13%. Đây là dấu hiệu tích cực để con tôm sinh thái phát huy vai trò trong ngành tôm hiện nay.

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, Dân Việt, BĐT Chính phủ)

Nâng tầm con tôm Bạc Liêu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD

Thứ 3, 07/02/2023 | 07:00
Ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của Bạc Liêu đang hướng đến việc nâng cao giá trị cho con tôm và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm 2023.

Xuất khẩu tôm Việt tăng trưởng trong một năm đầy khó khăn, biến động

Thứ 3, 24/01/2023 | 07:00
Theo thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2022 ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.

Khánh Hòa: Kỳ vọng từ xuất khẩu tôm hùm và giải pháp phát triển bền vững

Thứ 2, 16/01/2023 | 07:00
Từ khi Trung Quốc mở cửa khẩu, hoạt động xuất khẩu tôm hùm của Khánh Hòa sang thị trường này diễn ra sôi động, mỗi ngày có cả trăm tấn được thu mua.

Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 4,2 tỷ USD trong năm 2022

Thứ 6, 22/07/2022 | 16:26
Mặc dù còn nhiều khó khăn đang phải đối mặt nhưng dự kiến cả năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn đạt khoảng 4,2 tỷ USD.
Cùng chuyên mục

UUV “Cá đuối” Manta Ray vượt qua thử thách cuối cùng, sẵn sàng thực chiến

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:15
Loại vũ khí mang tên Manta Ray (Cá đuối) dễ dàng được vận chuyển đi khắp thế giới và lắp ráp mà không choán không gian tại bến tàu hoặc các cơ sở hải quân.

BVBank báo lãi sau thuế quý I/2024 tăng 2,75 lần so với cùng kỳ

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:57
Theo giải trình từ BVBank, lãi sau thuế quý I/2024 tăng so với cùng kỳ chủ yếu do nguồn thu chính của ngân hàng là thu nhập lãi thuần tăng 65%.

Ông Phạm Hồng Hải làm Quyền Tổng Giám đốc OCB

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:57
Ông Phạm Hồng Hải từng người Việt đầu tiên giữ vị trí lãnh đạo cao nhất trong hệ thống ngân hàng HSBC Việt Nam và đảm nhiệm vị trí này trong gần 30 năm.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:28
4 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:28
4 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Ngộ độc do ăn bánh mì ở Đồng Nai: Mở thêm một đơn vị cấp cứu

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:14
Số ca nhập viện vì ngộ độc do ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh tăng lên gần 330 người. Cơ sở y tế vừa phải mở thêm một đơn vị cấp cứu.